Bài đăng phổ biến

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

Xin đừng thí điểm mạng người dân

Trần Tấn Bản
Hôm kia thấy trên VNexpress Công an Hà nội sắp thí điểm câu lạc bộ săn bắt cướp tại một số quận. Mô hình này được công an Hà nội học tập từ Tp HCM và Bình dương, nơi có các câu lạc bộ săn bắt cướp được cho là “thành công”. Ý tưởng này có vẽ như hợp lý khi huy động toàn dân vào việc chống tội phạm. Tuy nhiên xét về mặt mục đích, nó đi ngược lại tôn chỉ của ngành cảnh sát. Nhiệm vụ chính của công an (cũng như cảnh sát ở các nước khác) là bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân, trong đó, mạng người là cái quan trọng nhất cần phải bảo vệ. Ở Mỹ chẳng hạn, cảnh sát thường khuyến cáo người dân khi gặp tội phạm có vũ trang phải làm theo yêu cầu của chúng, chỉ cần nhớ mặt, giọng nói, số xe… để gúp cảnh sát điều tra. Đặc biệt là tuyệt đối không nên chống đối vì có thể xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
"hiệp sỹ" bắt cướp Nguyên Tăng Tiên, Bình Dương, bị trả thù
Tổ chức hay khuyến khích các câu lặc bộ săn bắt cướp nghĩa là ngành công an đã đẩy người dân vào nguy hiểm, làm thay phần việc nguy hiểm của cảnh sát mà lẽ ra họ (người dân) phải là đối tượng được bảo vệ. Người dân không được huấn luyện bài bản để chống tội phạm, không được trang bị các phương tiện trấn áp tội phạm, không có các quyền hành đặc thù như khám xét, bắt gữ và đặc biệt là rất dễ bị tội phạm trả thù. Thực tế đã có rất nhiều người mất mạng khi truy đuổi tội phạm và cả những trường hợp “hiệp sỹ săn bắt cướp” bị tội phạm trả thù dã man. Theo quan điểm người viết bài này, dù bắt được hàng chục vụ cướp nhưng để mất một mạng người không cần thiết nên xem như là thất bại hơn là thành công. Những tấm huy chương, những giấy khen hay vài dòng tuyên dương trên báo chí chẳng là gì so với mạng một con người.
 Công an nên khuyến khích người dân tố giác tội phạm, hợp tác với công an trong quá trình điều tra và khuyến cáo người dân nên làm gì khi gặp tội phạm có vũ trang để tránh những hậu quả không cần thiết. Nên dẹp ngay các câu lạc bộ săn bắt cướp tự phát. Báo chí không nên biến những “ hiệp sỹ săn bắt cướp” thành người hùng, ngược lại cho đó là “hành động thiếu khôn ngoan” hay ít ra là im lặng. Tất cả những việc này là nhằm để tránh mất những mạng người một cách không cần thiết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét