Bài đăng phổ biến

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2011

TÀI SẢN CỦA GIA ĐÌNH HỌ NGÔ VÀ THUỘC HẠ.

TÀI SẢN CỦA GIA ĐÌNH HỌ NGÔ VÀ THUỘC HẠ...


Cuộc truy tầm nhắm vào tất cả tài sản của gia đình họ Ngô và thuộc hạ, những kẻ đã phản bội quyền lợi thiêng liêng của toàn dân, đã lợi dụng tình thế để xây dựng sự nghiệp riêng.
Việc truy tầm tài sản này đã đòi hỏi nhiều công phu và một thời gian khá lâu. Có lẽ đã đoán được trước rằng không chóng thì chầy, thế nào nhân dân cũng sẽ nổi lên lật đổ họ. Nên đề phòng xa, họ đã lợi dụng quyền thế mà chuyển lần lần dưới hình thức công khai hay lén lút một phần lớn tài sản của họ ra ngoại quốc. Hiện nay, chưa có thể kiểm tra và ước lượng được số tài sản đã di chuyển lén lút là bao nhiêu; việc truy tầm còn đang tiến hành.

Trước kia, gia đình họ Ngô có những gì?

Ai cũng biết rằng Ngô đình Diệm là một kẻ lưu vong sống nhờ vào lòng tốt của những người đã thương hại y. Ngô Đình Thục chỉ biết việc tu hành, vợ chồng Ngô Đình Nhu thì không có gì đáng kể, Ngô Đình Cẩn thường được coi như một kẻ suy nhược.
Thế mà sau 9 năm vơ vét, chỉ có một phần nhỏ tài sản của gia đình này (mà cuộc điều tra sơ khởi cấp tốc đã cho biết), cũng đã lên tới trên 1 tỷ rưỡi bạc.

1. TÀI SẢN CỦA ANH EM HỌ NGÔ

A.- Ngô Đình Diệm

Theo cuộc điều tra sơ khởi, tài sản thủ đắc phi pháp của Ngô đình Diệm được kê như sau:
Bất động sản gồm có: 58 mẫu đất trồng cây ăn trái, cơ sở chăn nuôi v.v...tọa lạc tại Gia Định, Phước Long, trị giá chung là 33,4 triệu.
Động sản gồm có: 1 số bạc, vàng trị giá 42 triệu 600 ngàn đồng và một số đồ quí giá.
Cộng chung: trên 76 triệu. 
Từ ngày chấp chánh (với quyền uy rộng lớn của một vị Tổng Thống được qui định trong Hiến Pháp 26.10.1956), Diệm đã lợi dụng quyền hành này để cho gia đình mình làm giàu phi pháp.
Hoạt động kinh tài của các cá nhân hoặc của đoàn thể (do chánh quyền lúc bấy giờ thành lập và trợ cấp), đều nhắm vào sự gia tăng tài sản riêng của họ Ngô. Cho nên, ngoài số tài sản do Diệm đứng tên, Diệm có thể có tài sản khác trong những sở hữu của Thục, Cẩn hay Nhu và Lệ Xuân.

TỪ 1950 TỚI 1954 LIÊN XÔ ĐÃ VIỆN TRỢ CHO VIỆT NAM NHỮNG GÌ ?

Những chi tiết đáng chú ý trong chuyến đi của ông Hồ Chí Minh đến Matxcơva năm 1950:





Tổng  cộng cho đến tháng Năm 1954 Việt Nam DCCH đã nhận được từ Liên Xô 76 pháo phòng không, lượng lớn súng trường Kalashnikov và gần 700 chiếc xe tải.Matxcơva đã gửi đến Việt Nam 12 dàn đại pháo nhiều nòng "Katiusha" nổi tiếng – thứ vũ khí đã đóng góp phần quan trọng trong thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử...


Hôm nay chúng tôi sẽ kết thúc câu chuyện về những tư liệu mới chỉ được rõ trong thời gian gần đây, liên quan đến việc thiết lập quan hệ ngoại giao Xô-Việt. Để đàm phán về khoản viện trợ của Liên Xô vốn rất cần cho nước Việt Nam DCCH thời kỳ khó khăn 49-50, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sang Liên Xô gặp ban lãnh đạo xô-viết.  Có hai giả thiết về thời điểm  Chủ tịch Hồ Chí Minh tới Matxcơva – trung tuần tháng Chạp 1949 và đầu tháng Hai 1950. Tức là trước hoặc sau khi Liên Xô chính thức công nhận nước Việt Nam DCCH.
Chuyên viên Evgeni Kobelev đứng đầu Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm khoa học Nga) nêu ý kiến: “Tuy nhiên, lập trường nguyên tắc về vấn đề này đã được ban lãnh đạo xô-viết xác định từ trước chuyến đi của  Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Matxcơva, thậm chí  cả trong trường hợp chúng ta xét mốc đến sớm nhất trong hai phương án kể trên. Ngay từ ngày 10 tháng Chạp,  cuộc họp của Bộ Chính trị BCH Trung ương đảng Cộng sản Liên Xô đã thông qua quyết định "chấp  thuận đề nghị của Bộ Ngoại giao Liên Xô về việc thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam DCCH”, động thái được thực hiện sau đó vào ngày 30 tháng Giêng 1950”.

NXB THẾ GIỚI IN HÀNG VẠN BẢN SÁCH PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT BẰNG TIẾNG TRUNG QUỐC

ĐỂ DỌN ĐƯỜNG CHO VIỆC SÁT NHẬP VIỆT NAM VÀO TRUNG QUỐC CHĂNG ?


-Các loại Luật này của Quốc hội Việt Nam làm ra nhưng đều được in bằng chữ Tàu trước, sau là chữ Việt Nam. Ai chỉ đạo việc in ấn này?
-Tại sao 8 chữ CHXHCNVN = 9 chữ Tàu? 
-Trong Luật kinh doanh bất động sản (và các luật nêu trên), “Quốc hiệu” tên nước của ta được Nhà xuất bản Thế Giới dịch thành 9 chữ Tàu, trong đó chữ thứ 9 được chuyển ngữ sang tiếng Việt là chữ: “Quốc”.

– Các dự án luật khi Quốc hội Việt Nam kỳ này thông qua xong rồi chẳng hiểu vì lý do gì mà Nhà xuất bản Thế giới lại sốt sắng cho in hàng vạn bản bằng song ngữ: Tiếng Việt và tiếng Trun Quốc;
Điều không bình thường đó là: Theo quy định của Điều 8 Pháp lệnh quảng cáo: một biển hiệu quảng cáo trưng bày trên lãnh thổ Việt Nam đều phải viết bằng tiếng Việt; "Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì viết tiếng Việt trước, tiếp đến tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài và khổ chữ tiếng dân tộc thiểu số, khổ chữ tiếng nước ngoài không được lớn hơn khổ chữ tiếng Việt."
Còn sau đây là hàng loạt cuốn sách phố biến pháp luật, in ra hàng vạn bản do Nhà xuất bản Thế giới-Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa in xong; Nxb cho in tiếng Trung Quốc trước, dịch ra tiếng Việt sau? Với cách trình bày như thế này đã biến Khách ( tiếng Trung Quốc ) thành Chủ; còn tiếng Việt ( Chủ ) thành Khách ???
Phải chăng Nhà xuất bản Thế giới in sách phố biến pháp luật này để dọn đường cho việc sát nhập Việt Nam vào Trung Quốc ?
Loại sách phổ biến pháp luật này thường được xuất bản bằng tiền tài trợ lấy từ nguồn ngân sách Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch ? Hay số sách này do Trung Quốc đặt hàng ???


  

Hôm nay (20/10), Kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khóa XIII chính thức khai mạc tại Thủ đô Hà Nội và sẽ bế mạc vào ngày 26/11/2011. Trước đó (19/10), tại buổi họp báo, ông Nguyễn Hạnh Phúc (Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) cho biết, Kỳ họp này sẽ có một số nét đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động của Quốc hội.
Về công tác xây dựng pháp luật, Quốc hội kỳ này sẽ thông qua 5 dự án luật và 1 nghị quyết, cho ý kiến 12 dự án Luật, trong đó có Luật biển Việt Nam. Ngoài ra, Quốc hội còn xem xét các báo cáo việc thực hiện giám sát tối cao và ra 9 nghị quyết về các vấn đề KT-XH quan trọng.
Các dự án luật nói trên khi Quốc hội Việt Nam kỳ này thông qua xong rồi chẳng hiểu sẽ được cơ quan, tổ chức nào lại “chịu trách nhiệm xuất bản” bằng chữ Tàu để phục vụ cho “bọn Tư bản Đỏ – nước Lạ” đọc và áp dụng trên Tổ quốc hình chữ S này (?!)
Thấy không bình thường ở một số hiệu sách tại Hà Nội đang bày bán một số văn bản luật hiện hành điều chỉnh một số nhóm “quan hệ pháp luật nhạy cảm” như: Luật Đấu thầu; Luật đầu tư; Luật xây dựng; Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật khoáng sản; Luật chứng khoán; Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật chuyển giao công nghệ…; và cả Quy định mới về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, đều được Nhà xuất bản Thế Giới có địa chỉ tại 46 Trần Hưng Đạo (Hà Nội), do ông Trần Đoàn Lâm chịu trách nhiệm xuất bản hàng loạt bằng chữ Trung Quốc (trước), rồi dịch ra chữ Việt Nam (sau) !!!
Thật lạ, “Luật ta” nhưng tại sao Nhà xuất bản Thế Giới lại phải in bằng chữ Trung Quốc trước nhằm “biến chủ thành khách” và liệu rằng có ai đó hoặc tổ chức nào chỉ đạo việc in ấn “chữ lạ” này chăng?
Trước sự kiện pháp lý “tày đình” này, tôi (360luatphap) với tư cách là cử tri kiến nghị với “500 ông Nghị” đại diện cho “đỉnh cao trí tuệ” do Đảng CSVN cử – dân bầu, thử đọc (các văn bản pháp luật – xem ảnh) và dịch “thương hiệu” của Đảng ta đặt 8 chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” sang chữ Trung Quốc xem là mấy chữ (?!).
Nếu “500 ông Nghị” khả kính của Đảng ta mà botay.com, thì đành thỉnh nghị ông Tiến sỹ (Hán nôm) Nguyễn Xuân Diện đọc các luật trên dịch “chữ lạ” và loan tin cho toàn thiên hạ cùng… rõ!


“500 ông nghị VN” nghĩ gì khi một số Luật làm ra và in bằng chữ Tàu để phục lợi ích của “Bọn Tư bản đỏ – nước Lạ” và đang được bày bán ở rất nhiều hiệu sách tại Hà Nội?


( Nguồn: 360luatphap )

VIỆT NAM LÊN TIẾNG ỦNG HỘ CHÍNH QUYỀN MỚI TẠI LIBYA



Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị. (Nguồn: internet)

Ngày 21/10/2011, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị đã trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước tình hình Libya hiện nay, nội dung như sau:
“Việt Nam mong muốn tình hình Libya sớm ổn định, nhân dân Libya được sống trong hòa bình để có điều kiện tái thiết và phát triển đất nước.
Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với Chính quyền mới nhằm thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước và tham gia vào quá trình tái thiết lại Libya trong khả năng của mình"./.

(Theo Vietnamplus)

LƯƠNG TÂM VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI VIỆT HÔM NAY

 Trần Chân Nhân.

Khi các cuộc  biểu tình lên án hành động xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc đối với VN ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Trí thức, Văn nghệ sĩ và Nhân dân cả nước quan tâm theo rõi, hưởng ứng và tham gia…   

Cuộc biểu tình đầu tiên tương đối suôn sẻ, sau đó gần chục cuộc khác (chỉ còn ở Hà Nội) bị ’’ngăn chặn’’ . Cực điểm việc ngăn cản là ’’Cú đạp lịch sử’’(vào mặt Nguyễn Chí Đức), rồi đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội phát thanh, phát hình phê phán (thậm chí vu cáo, thoá mạ) các trí thức và nhân dân yêu nước tham gia biểu tình. Đáng chú ý có nhà thơ viết bài đăng báo, dùng hệ thống truyền thông trong tay phụ hoạ.…Sự kiện dứới (rất đông) - ’’bảo’’ … trên (có ít) -’’không nghe’’ làm nhiều người suy nghĩ , kích thích việc đi tìm nguyên nhân.  

Vào Google, đánh dòng chữ Trận hải chiến Trường Sa 1988 - lập tức có ngay lời giải đáp: Bộ phim phóng sự  nghệ thuật về cuộc Hải chiến Trường sa tháng 3 năm 1988 (do truyền hình thành phố HCM thực thực hiện, Youtube phát lại). Đoạn gây ’’sốc’’ cho những người ngồi trước màn ảnh nhỏ chứng kiến hình ảnh (rút từ một bộ phim của TQ) : Mặt Biển bao la cùng lời thuyết minh đang nói về đảo Gạc Ma…

Đảo Gạc Ma đâu ?

Không nhìn thấy, chỉ có mặt biển với những hình thù nhìn từ xa – như những khối trụ - mầu đen, đứng giăng hàng, gián cách từng đoạn ngắn…

Bỗng, vang lên 3 tiếng Hán, nhanh, rõ, to: Tả.Tả.Tả (bắn, bắn, bắn).

Tiếp theo là tiếng đạn nổ, biển tung nước… các ’’Trụ mầu đen’’ từ từ sụm xuống, mất hút, chỉ còn lại mặt biển sóng dồi.

Tôi chưa kịp nêu thắc mắc, ông bạn ngồi bên - vốn là cựu sĩ quan Hải quân – quay sang hỏi: Ông có biết cái khối trụ mầu đen đen là gì không?

- Chắc… chắc - Phao bằng  gỗ hay thép – tôi đáp theo phản xạ mơ hồ…

- Đó là ’’trụ Người’’ - Các chiến sĩ Hải quân của ta đó - bạn gằn giọng .

Tôi thấy lòng đột ngột xao động, rồi lặng đi . Giây lát sau chợt bừng tỉnh, hỏi: Ông nói gì? Sao lại có người đứng trên mặt biển?

Bạn lấy khăn giấy lau mắt, lau kính, thở dài: Phải nói kĩ một chút : Nhóm đảo này là Gạc Ma, Cô li, Lan dao nằm gần đảo Sinh Tồn. Khi nước thủy triều lên, đảo bị ngập chìm. Để đảm bảo chủ quyền của mình, bộ tư lệnh Hải quân VN cho chiến sĩ công binh mang vật liệu (cọc bê tông, cát đá dăm, xi măng) ra xây dựng trạm gác để chiến sĩ có thể đặt chân đứng trên cạn , canh giữ biển đảo .

Trước các động thái bất thường của TQ đang diễn ra từng giờ, để khẳng định chủ quyền của VN, ngày 14 tháng 3 năm 1988, BTLHQ cho 2 tầu vận tải đổ bộ chiến sĩ công binh xuống Gạc Ma. Nhưng lúc này đảo đã chìm dưới nước. Chiến sĩ ta phải từng nhóm đứng ngâm mình trên nền đảo, đầu đội, vai vác những bao đá dăm, cát, xi măng… chờ nước rút sẽ tiến hành công việc xây dựng. (Vì vậy chúng ta mới nhìn thấy các’’khối trụ’’ mầu đen kia).

Giữa lúc đó, tầu của TQ đến, gọi loa, bắt bộ đội ta phải rời đảo . 50 chiến sĩ cùng 3 lá cờ tổ quốc vẫn đứng hiên nguang trên biển, người chỉ huy vững vàng hô to:’’Dù hi sinh cũng quyết bảo vệ Đảo’’ (1).

Bọn xâm lược nổ súng

50 chiến sĩ đứng trên nền đảo cùng 14 chiến sĩ trên 2 tầu vận tải đã anh dũng hi sinh. 64 chiến sĩ cùng 2 tầu HQ 604, 605 đã chìm dưới làn nước biển rực đỏ mắu người. Khi thủy triều xuống, xác họ ngổn ngang trên bãi đá nền đảo... chỉ còn sống sót 8 người phải gỉa vờ chết, ngụp lặn xuống nước mới thoát được các họng súng của bọn ác qủy..,

Mắt tôi cay sè…

LƯƠNG CỦA MỘT SỐ NGUYÊN THỦ QUỐC GIA

Mặc dù Mỹ là quốc gia có nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới nhưng lương của Tổng thống Nỹ lại không phải là cao nhất thế giới…
Theo Yahoo! Finance, tốp những nguyên thủ có mức lương cao, số tiền lương này tính cả năm, được xếp thứ tự như sau:
1.Lý Hiển Long ( Thủ tướng Singapore): 2.183.516 USD
2. Donald Tsang ( Đứng đầu chính quyền Hong Kong): 513.245 USD
3. Raila Odinga ( Thủ tướng Kenya): 427.886 USD
4. Barack Obama ( Tổng thống SUA): 400.000 USD
5. Nicolas Sarkozy (Tổng thống Pháp): 302.435 USD

6. Stephen Harper ( Thủ tướng Canada): 296.400 USD
7. Mary McAleese ( Tổng thống Irlanda): 287.900 USD
8. Julia Gillard ( Thủ tướng Australia): 286.752 USD
9. Angela Merkel ( Thủ tướng Đức): 283.608 USD
10. Yoshihiko Noda ( Thủ tướng Nhật bản): 273.676

Đối với Singapo Thủ tướng có mức lương cap gấp 38 lần đối với người thu nhập bình thường; Đối với Thủ tướng Kenia thì lương cao hơn người bình thường 255 lần; Tổng thống Romania Traian Basescu có mức lương 22.000 USD/năm; trong đó mức lương trung bình của người Romania là 5500 USD/năm…
P.V.

CỐT CÁCH NGƯỜI MIỀN TRUNG QUA THƠ THẠCH QUỲ

                                                                         Mai Văn Hoan. 

(Tham luận đọc tại Hội thảo Thơ hiện đại Việt Nam - nhìn từ miền Trung ... )


Miền Trung là vùng đất “gió Lào cát trắng”, bão lụt triền miên; là nơi phải chịu đựng bao cuộc chiến tranh vô cùng tàn khốc; cũng là vùng đất có nhiều phong cảnh kỳ thú… Tất cả đó đã góp phần tạo cho con người miền Trung những đặc điểm riêng, những cốt cách riêng. Nếu như người miền Bắc lịch lãm, mềm mỏng, tao nhã; người miền Nam phóng khoáng, hào hiệp, cởi mở thì người miền Trung cứng rắn, khẳng khái, thật thà. Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai từng khái quát: “Người Nghệ - Tĩnh can đảm đến sơ suất, cần cù đến liều lĩnh, kiên quyết đến khô khan, tằn tiện đến cá gỗ”. Điều đó không chỉ đúng với người dân Nghệ - Tĩnh mà rất đúng với người dân miền Trung nói chung. Nét riêng này đã ảnh hưởng ít nhiều đến sáng tác của các tác giả gắn bó khăng khít với mảnh đất miền Trung, trong đó có Thạch Quỳ.   
Nhà thơ Thạch Quỳ tên thật là Vương Đình Huấn, sinh năm 1941, tại làng  Đông Bích, dưới chân núi Quỳ Sơn (dân địa phương gọi là rú Cuồi) thuộc xã Trung Sơn, Đô Lương, Nghệ An, trong một gia đình trí thức Nho học. Ông nội nhà thơ  thuộc dòng dõi khoa bảng, ông ngoại  từng thi đỗ ba khoá tú tài,  bà ngoại và mẹ là cả một kho tàng văn học dân gian. Cho đến nay, Thạch Quỳ đã cho ra mắt 8 tập thơ: Sao và đất (in chung, 1967); Tảng đá nhành cây (1973); Nguồn gốc cơn mưa (thơ thiếu nhi 1978); Con chim Tà Vặt  (1985)); Cuối cùng vẫn một mình em (1996); Đêm giáng sinh ((2004). Tuyển thơ Thạch Quỳ (2009); Bức tượng (2010).  Anh là một trong những tên tuổi sáng giá của thế hệ những cây bút trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và vững bước trên con đường thi ca đầy chông gai cho đến bây giờ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét