NHÀ GIÁO PHẠM TOÀN VÀ NHÓM CÁNH BUỒM VỚI "TỰ HỌC-TỰ GIÁO DỤC" | ||||||||||||||||||||
Nhã Uyên | ||||||||||||||||||||
- Buổi hội thảo “Tự học – Tự giáo dục” ra mắt bộ sách tham khảo từ lớp 1 đến lớp 4 của nhóm biên soạn sách Cánh Buồm vừa diễn ra chiều 3/10 tại Hà Nội kéo dài tới hơn 5 tiếng đồng hồ.
Khán giả bị thu hút bởi những ý tưởng mới mẻ do các tác giả sách trình bày. Nhiều câu hỏi chưa thể trả lời hết nên nhóm Cánh buồm hứa sẽ đăng tải từng nội dung lên website Giáo dục hiện đại.Nhà giáo Phạm Toàn – người đứng đầu nhóm Cánh buồm – hi vọng được nghe nhiều ý kiến phản biện của chuyên gia và phụ huynh vì theo ông, dù được đón nhận hay không cũng đều tốt. Nhóm lên không khí sôi nổi của hội thảo, GS Vũ Thế Khôi đã dự báo: “Tôi tin sẽ còn nhiều bộ SGK khác nữa cạnh tranh với sách của Cánh Buồm”. GS Khôi lưu ý, dù thế nào, Cánh Buồm hay các nhóm khác cũng không cản trở bộ SGK hiện hành và nên tham khảo hệ thống đang được sử dụng, chứ không phải đối đầu. Ông mạnh mẽ khẳng định quan điểm “một nền giáo dục nhưng có nhiều quy trình.” Những nhà giáo, nhà nghiên cứu lão thành như GS Đặng Anh Đào, GS Đặng Thị Hạnh, dù tuổi cao nhưng vẫn đến, chăm chú lắng nghe và cũng nhắn nhủ đến nhóm Cánh Buồm: “Cần tham khảo ý kiến của nhóm làm sách SGK của Bộ GD-ĐT, bởi họ là những người có kinh nghiệm.” Tuy nhiên, GS Phạm Toàn đượm buồn nói: “Buổi hội thảo hôm nay không được đón một cán bộ hay chuyên gia nào từ Bộ GD-ĐT, mặc dù nhóm đã có lời mời.” Lần này, ưu tiên đặc biệt nhất ở hội thảo của nhóm Cánh Buồm chính là phần dành để giới thiệu về 4 môn học và phương pháp giảng dạy mà nhóm đã biên soạn trong suốt 3 năm qua. Nhóm biên soạn dành thời lượng dài nhất cho phần thông tin về cái mới từ các lĩnh vực khác như xây dựng, công nghệ thông tin. Thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Hải, chủ biên sách Văn (Giáo dục nghệ thuật): Với quan điểm, nên bắt đầu dạy nghệ thuật từ lớp 1, môn văn được chọn để làm “mẫu”. Qua môn Văn, nhóm Cánh buồm biên soạn sách theo cách học “ Đi lại chính con đường mà tác giả đã đi để sáng tạo ra tác phẩm.” Con đường này được lý giải là đường chung chiếm lĩnh các môn nghệ thuật khác, bắt đầu bằng tạo ra “nhân lõi” là đồng cảm để học các ngữ pháp nghệ thuật là thao tác tưởng tượng, liên tưởng, bố cục. Trò chơi đóng vai là một phương pháp dạy học được nhóm đặc biệt sử dụng trong sách Văn lớp 1. Môn Tiếng Việt (Ngôn ngữ học) đặt mục tiêu sẽ dạy ứng xử với ngôn ngữ một cách khoa học để giữ được vẻ đẹp của tiếng Việt. Vì vậy, môn này được dạy theo hướng cung cấp và xây dựng dần dần cho các em những hiểu biết cơ bản nhất về khoa học ngôn ngữ: lớp 1 học ngữ âm, lớp hai học từ tiếng Việt, lớp 3 học câu và lớp 4 học về văn bản. Lớp 5, các em sẽ ứng dụng tri thức này để sử dụng vào các hoạt động ngôn ngữ. Môn học lối sống: qua từng lớp, học sinh sẽ được học cách tự phục vụ bản thân đến sống với cộng đồng biết sẻ chia, đồng cảm từ các cộng đồng từ lớn đến nhỏ: cộng đồng nhân loại, xã hội và gia đình. Quan điểm giảng dạy lối sống của nhóm hướng tới sự đồng thuận, có sống hài hòa mới hạnh phúc. Môn học Khoa học- Công nghệ mang lại nhiều hứng thú cho các khán giả của buổi hội thảo. Với các kiến thức khoa học tưởng rất phức tạp như vòng đời, sự bay hơi của nước, hòa tan… nhóm Cánh buồm đã biến chúng trở thành dễ hiểu bằng những hoạt động thực nghiệm của học sinh. Thông qua hoạt động, học sinh có thể tự lý giải các hiện tượng xung quanh mình, tạo tư duy thực chứng, chỉ tin vào khoa học. Vì thế, phương pháp thực nghiệm ở lớp 1 để làm nền tảng đi khám phá các nội dung cụ thể về thế giới thực vật, động vật, con người. Tất cả các tiết học đều hết sức kiệm lời giảng giải của giáo viên mà chủ yếu để các em tự khám phá qua thực nghiệm và đóng vai. Nhiều khán giả cảm thấy rất dễ hiểu với những ví dụ minh họa về hoạt động dạy học. Môn Văn nhận được nhiều sự quan tâm của độc giả nhất khi có lời phản biện rất chân thành và thẳng thắn của GS Đặng Anh Đào về phương pháp đóng vai. Bà không ủng hộ các cô giáo không có chuyên môn dạy học sinh đóng kịch. Bên cạnh đó, nhắc nhở các tác giả về những chi tiết sai sót và lựa chọn chưa chuẩn xác của sách Văn, bà nhấn mạnh, SGK không được phép sai sót. Không dừng lại ở đó, dù nhóm rất quan tâm đến việc xóa bỏ sự áp đặt trong nội dung và phương pháp giảng dạy nhưng GS Đặng Thị Hạnh nói, Cánh Buồm còn đang vướng vào một áp đặt khác: đó là “quy định” muốn hiểu nghệ thuật thì phải “đồng cảm”, điều này đúng nhưng không có đồng cảm cũng không hẳn không học được. Bên cạnh đó, nhóm chưa bao quát hết các đối tượng học sinh. Theo GS Hạnh, sách phù hợp với học sinh thành phố và gia đình có điều kiện.
Không khí khán phòng trở nên nóng và chờ đợi giải đáp từ Cánh buồm. Được nghe ý kiến của những nhà chuyên môn, nhà giáo Phạm Toàn tỏ rõ sự vui mừng và cũng đầy ưu tư khi chia sẻ về công việc của nhóm. Phương pháp táo bạo, mới mẻ nhưng ba yếu tố là người làm sách, sư phạm hóa chương trình và trường để thực nghiệm của nhóm đều rất ít. Nhà giáo Phạm Toàn thừa nhận trước khán phòng: Sách chỉ đạt 30% trong thang điểm của ông và nhóm sẵn sàng nghe mọi ý kiến chê và sẵn sàng để viết lại.Còn nhiều cánh tay giơ lên để phát biểu ý kiến. Nhưng tiếng nói dứt khoát của ông Trần Việt Chung, một giáo viên nghỉ hưu làm nhóm Cánh buồm chú ý: “Tại sao sách của Cánh Buồm lại có nhiều đau thương như thế? Trẻ lớp 1 còn nhỏ và sức khỏe tinh thần còn non nớt.” Theo ý kiến của ông Chung, nên tránh những điều về chiến tranh, về đau thương mất mát. Cần đồng cảm ở những niềm vui, cảm xúc hạnh phúc khi đọc bài thơ hay, ngắm bức tranh đẹp. Đây là ý kiến được nhà giáo Phạm Toàn và các tác giả rất tâm đắc. Buổi hội thảo có sự hiện diện của PGS. TS Trần Diên Hiển, Chủ nhiệm khoa giáo dục tiểu học- ĐHSP Hà Nội. Ông lặng lẽ ngồi lắng nghe giới thiệu của các tác giả rất chăm chú. Chia sẻ ngoài phòng hội thảo, người đứng đầu khoa Tiểu học nói: “Tôi đến nghe và hiểu để biết thêm một cách tiếp cận trong giáo dục, biết thêm các anh chị làm những gì, ý kiến của xã hội ra sao?” Đáp lại lời đề nghị nhận xét về bộ SGK của Cánh Buồm, PGS thận trọng đáp: “Đánh giá chất lượng là vấn đề lớn, tôi chưa thể có ý kiến gì. Tôi thấy rằng họ rất mạnh dạn, tâm huyết dù mới chỉ là một nhóm người rất ít.” Trong khán phòng có cả những người làm nghề nghiệp khác như công nghệ thông tin, xây dựng. Nhiều người cho biết, họ đến vì muốn tìm kiếm một cách để nâng cao khả năng tương tác, truyền đạt ý tưởng từ người này đến người khác mà họ nghĩ rằng có thể tìm thấy ở các phương pháp sư phạm.
Một số hình ảnh của buổi hội thảo
Nguồn VNN.VN | ||||||||||||||||||||
Thứ 4 ngày 5/10/2011 |
Bài đăng phổ biến
-
Đại tá Quách Hải Lượng: Trong lòng tôi vẫn còn những thắc mắc cho đến tận bây giờ, không giải thích nổi: tại sao trước 17/2/1979 mấy ...
-
1. Bổ sung, hồi 8h20′, độc giả Nguyễn Việt Thắng phản hồi: “Sáng nay, đi tập thể dục về, vừa bước vào nhà tắm đi tolet thì nghe VTV...
-
Trangha's Blog Đàn bà đích thực Trang chủ About Ảnh cá nhân Nước hoa Wallpaper photos Tin tức báo chí Trang Hạ c...
-
Nhóm Mở Miệng có nhà xuất bản Giấy Vụn. Họ đã XB được khá nhiều đầu sách…Một trong 3 người chủ trương sáng lập là Bùi Chát đã được Tổ chứ...
-
Dưới đây là toàn văn bài diễn văn được Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trước cử tọa dự APEC CEO Summit tại Đà Nẵng, ngày 10/11/2017. ...
-
Lời dẫn: Có một số bạn đọc nhắn tin, cho rằng Google.tienlang không công bằng khi chỉ đăng các bài phê phán "Bên Thắng cuộc". V...
-
NỖI LO KHÔNG CỦA RIÊNG AI ! Vũ Công Minh Suy nghĩ mãi, nhưng rồi tôi vẫn quyết định viết mấy điều tâm sự này. Phần vì n...
-
Biến cố Đồng Tâm và quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Nguyễn Đăng Quang. Sự kiện Đồng Tâm ở Mỹ Đức, thành phố Hà Nội (14-22/4/2017) phải đ...
-
BÀI THƠ: BỐN CHỮ NHẤT, MẠC ĐĨNH CHI 青天一 朵 雲 烘爐一點雪 上苑一枝花 瑤池一片月 噫雲散雪消花殘月缺 Phiên âm: Thanh thiên nhất đóa vân, Hồng lô ...
-
Phạm Trần & Phạm Viết Đào. Văn bản Hiến pháp năm 1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi soạn ít nhiều theo khuôn mẫu của văn bản Hiến...
Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011
NHÀ GIÁO PHẠM TOÀN VÀ NHÓM CÁNH BUỒM VỚI "TỰ HỌC-TỰ GIÁO DỤC" Nhã Uyên
Bầu bạn góp cổ phần
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét