Mới đây Hải Như viết bài thơ" Khúc hát Thành Đông", nói về cảnh vật, con người Hải Dương. Nhạc sỹ Mai Đoan Hội văn nghệ tỉnh Hải Dương phổ nhạc thành công. Ông được UB nhân dân tỉnh đặc cách mời về thăm. Sau đấy ông sang giao lưu với Hội văn học nghệ thuật Hải Dương.
Hầu hết hội viên các ban văn xuôi, thơ, âm nhạc đều tới dự buổi giao lưu với nhà thơ Hải Như. Mở đầu nhạc sỹ Mai Đoan trình làng bài hát" Khúc hát Thành Đông", thơ Hải Như, nhạc Mai Đoan mà chị vừa phổ nhạc thành công, bài" Thành phố hoa phượng đỏ", thơ Hải như, nhạc Lương Vĩnh…Sau đấy nhà thơ Hải Như có lời chào thân mật, chúc súc khỏe lãnh đạo cùng toàn thể anh chị em văn nghệ sỹ Hải Dương. Được biết tên tuổi ông gắn liền nhiều tác phẩm viết về đề tài Bác Hồ từ những năm 1969, 1970 thế kỷ trước." Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi","Một người chủ nghĩa Mác sinh ra", với những câu thơ rất đặc sắc về Bác Hồ "Đừng dệt nhé chuyện thần kỳ về Bác, chữ thần kỳ Bác riêng tặng nhân dân, Đảng ta lập ra gian khổ muôn phần, lập ra Đảng là một người giản dị, Người nguyện sống trọn cuộc đời chiến sỹ, thăm vườn Người, ta cứ nghĩ vườn ta, một Người chủ nghĩa Mác sinh ra, đẹp thế đó, giữa nếp nhà thanh bạch"… Ông cho biết sở dĩ ông viết vài thơ này là để trả lời nhà báo Lý Chánh Trung ở Sài Gòn. Trong bài tùy bút chính luận" Nói chuyện với người đã khuất". Ông ca ngợi chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó ông Trung nhắc lại câu nói của một vị linh mục ở miền Nam " Giá như chủ tịch Hồ Chí Minh không phải là cộng sản thì dân tộc này vui biết bao nhiêu". Vì thế mà tôi viết bài thơ " Một người chủ nghĩa Mác sinh ra"để trả lời vị linh mục kia. Ý tôi nói Bác Hồ là người cộng sản không phải theo chủ nghĩa phương Tây, mà người Việt Nam hiểu Bác Hồ là người cộng sản mang đầy bản sắc dân tộc, thể hiện trong phẩm chất của người… Có rất nhiều loại hình nghệ thuật viết về đề tài Bác Hồ như Âm nhạc, múa, tượng đài, điêu khắc, hội họa, văn, thơ… thế nhưng số lượng những bài báo, bài văn, thơ Hải Như viết vẫn vượt trội hơn cả. Ông có đến hàng trăm bài thơ được các nhạc sỹ phổ nhạc, trên 100 ca khúc đã phát sóng trên đài phát thanh, truyền hình Việt Nam, có nhiều ca khúc đi cùng năm tháng như: Hoa hướng dương thơ Hải Như, nhạc Tô Vũ, ngoài ra ông còn viết nhạc hiệu cho nhiều đài phát thành, truyền hình Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định…
Buổi giao lưu trao đổi giữa nhà thơ, nhà báo Hải Như với anh chị em văn nghệ sỹ Hải Dương trong không khí thân mật, cởi mở, dân chủ, bình đẳng vượt ra khỏi nghi thức xã giao gò bó, cứng nhắc, tẻ nhạt ông đã nói đôi nét riêng tư, quá trình học tập, công việc sáng tác của mình như sau: Tên khai sinh: Vũ Như Hải. But danh Hải Như. Sinh ngày 28/11/1923, tại Bái Dương, Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ông cùng tuổi và bạn công tác với nhạc sỹ Văn Cao. Hiện thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh. Hội viên hội nhà văn Việt Nam năm 1970. Trước cách mạng tháng tám năm 1945 hoạt động truyền bá quốc ngữ Hà Nội,. Năm 1946 tham gia quân đội nhân dân Việt Nam, năm 1948 học lớp báo chí Huỳnh Thúc Kháng rồi trở thành biên tập các báo: văn nghệ báo vệ quốc quân, văn nghệ báo cứu quốc, báo đại đoàn kết. phó tổng biên tập báo Giác ngộ thành phố Hồ chí Minh. Suy nghĩ về văn nghệ ông nói:"Làm văn nghệ với tôi là một lựa chọn dấn thân. Quan niệm của tôi: Nhà thơ không chỉ là pháp sư ngôn ngữ mà phải là nhà tư tưởng. người làm thơ phải ý thức được quyền lực thơ ca và quyền uy thi sỹ…Trước trang giấy nhà thơ không được quên đối tượng cần được thức tỉnh bao gồm cả nhà cầm quyền". ông đề nghị mọi người cứ tự do nêu ý kiến để cùng trao đổi, có những câu hỏi đăt ra khá lý thú: Người xưa nói văn chương có nhiều loại nhưng tựu chung lại hai thứ: Đáng thờ, không đáng thờ. Ông quan niệm như thế nào về vấn đề này, sau phát biểu của Hải Như, nhiều ý kiến qua lại khá sôi nổi, cuối cùng mọi người tạm bằng lòng, đồng tình văn chương loại đáng thờ là văn chương viết về con người, phục vụ cho con người, mang hơi thở cuộc sống hiện thực trong mọi lĩnh vực. Văn chương không đáng thờ là thứ văn chương xu thời, mẫn thế tôn thờ cái gì đó quá mức, dẫn đến mù quáng, hoặc than mây khóc gió, vờ vĩnh yêu đương, giả tạo dối lòng, một thứ văn chương, thơ phú mùa vụ như người nông dân gieo trồng hàng năm, hết mùa ngô, khoai đến mùa dưa lê, dưa chuột. Hay như cố nhà văn Nguyễn Minh Châu nói trong bài" Lời ai điếu cho một thời văn nghệ phải đạo".
Cuộc giao lưu đang hào hứng, nhiều người còn muốn nói nhưng thời gian đã hết. Trước khi kết thúc tôi tranh thủ đọc mời bác Hải Như cùng mọi người nghe bài thơ "Thăm bạn thơ"viết cách đây khá lâu:
THĂM BẠN THƠ
Tôi đến Bình Minh thăm bạn thơ
Nhuận Đông chiều lạnh lối xa mờ
Ba mươi cây số đường hăm hở
Một cuốc xe bon dạ mở cờ.
Tới xóm mưa tuôn ngừng trước hỏi
Gần nhà chó sủa quẩn sau ngờ.
Quýt vườn xanh lá hoài hoa rụng
Cổng đóng người đâu khách thững thờ.
Hải Dương ngày 22/10/2011
Nguyễn Đào Trường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét