Bài đăng phổ biến

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

PHIẾN QUÂN MAOIST: MẦM PHẢN LOẠN TẠI ẤN ĐỘ…

Một cuộc chiến tàn khốc tranh giành những vùng đất có nguồn nước có khả năng canh tác, những vùng đất lắm khoáng sản giữa những các tập đoàn tư bản với các phiến quân maoist ở Ấn Độ ngày càng trở nên khốc liệt; cuộc chiến tranh này khiến cho hàng ngàn dân quê bị giết hoặc phải dời đi lánh nạn…
Vào một buổi sáng sớm tháng 10 năm ngoái, lực lượng cảnh sát đã được lệnh bao vây một ngôi làng ở Gompad, một ngôi làng rất xa thủ phủ của bang Chhattisgarh nằm ở phía đông Ấn Độ, cuộc bao vây này đã dẫn đến những xung đột... Sáu chục người đã bị giết chết, hai cô gái người dân địa phương 25 tuổi bị bắt trói và bị xẻo vú và bị chặt đầu…Còn đứa con mới 2 tuổi tuy được tha chết nhưng bị chặt 3 ngón tay…Một người láng giếng của gia đình bị thảm sát kể: ông ta bị bắn vào chân khi đang bỏ chạy…Cảnh sát này cho rằng, những người dân làng này đều là những phần tử ủng hộ những phần tử ly khai maoist nên đã bị tàn sát một cách điên khùng…Những người sống sót tại cái làng này sau đó bị đẩy ra tòa và bị phạt tù…
Tại vùng đất này, chính phủ Ấn Độ đã phân loại ra những ai thuộc phần tử Maoist sẽ bị trừng trị; từ 2004 đến nay 1300 người bị giết vì bị nghi là chân tay maoist, 2900 người vô tội bị bắt…
Tại đây lực lượng phiến quân Maoist cũng hoạt động ráo riết; sở dĩ có cuộc tấn công vào làng là do trước đó không lâu, tại làng Gompad, ông Vimal Meshram, một người có ảnh hưởng tại làng đã bị phiến quân Maoist giết hại tại một phiên chợ bới lý do: Vimal Meshram là người đang vận động cho việc xây dựng một nhà máy tại của Tập đoàn Ông Bố Steel tại vùng này; đây là một trong những công ty mới nổi lên tại Ấn Độ…Cùng với ông này, phiến quân Maoist cùng đã giết 1650 người là dân làng, cảnh sát và lực lượng dân quân…
Cuộc chiến tranh giành nguồn nước và các vùng đất giàu khoáng sản
Đây là một cuộc chiến tranh bẩn thỉu ở Ấn Độ, cuộc chiến tranh giữa một số chủ đất có sự hậu thuẫn của phiến quân Maoist chống lại các nhà doanh nghiệp Ấn Độ đến từ vùng khác muốn đầu tư vào đây để làm ăn…
Sau 43 năm, sự phức tạp tại vùng đất này đã giảm bớt, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Ấn Độ ( Maoist ), một đảng bị cấm hoạt động ở Ấn Độ, vẫn là thủ phạm gây ra những cuộc chiến trong lòng đất nước Ấn Độ; cuộc chiến nổ ra rải rác tại 20 tới 28 bang, khoảng 233 huyện…Đó là những cuộc chiến xảy ra nhằm tranh giành nguồn nước, nguồn quặng như than và bauxite…
Về phía phiến quân có khoảng 10.000 người được vũ trang và 10.000 người có thể tham gia đánh nhau bất cứ lúc nào khi được gọi. Họ được vũ trang bằng tư tưởng tôn sùng bạo lực, đấu tranh để bảo vệ quyền có đất cho người nghèo, cho những công ty vừa và nhỏ chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh, sản xuất các mặt hàng nông sản…


Còn phía bên kia là tập hợp những tập đoàn giàu có với sự hậu thuẫn của chính phủ như Tập đoàn Ông Bố Steel, Jindal Steel&Power và Vedanta Resources (kiểm soát lĩnh vực khai thác khoáng sản tại vùng Anil Agarwal), họ muốn sử dụng những nguồn lực dồi dào của miền đất này… ( Ba trong số các tập đoàn ở đây xếp vị trí thứ 345, 1.131 và 923 theo dang sách của Forbes Global 2000 thứ tự những tập đoàn kinh doanh lớn của thế giới). Hàng ngàn nông dân đã trở thành nạn nhân của sự xung đột giữ 2 thế lực này…
Quyền sở hữu đất

Một sự thật hiển nhiên, đất nước Ấn Độ cũng đang trong thời kỳ phát triển không đồng đều, khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng khiến cho những người nông dân ngày càng trở nên bất mãn…Đó là ý kiến của Ajai Sahni, Giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu các vấn đề kiểm soát xung đột có trụ sở tại New Delhi.Trong hàng chục năm nay, Chính phủ Ấn Độ đã sử dung khi nhiều khi ít công cụ pháp luật để thu hồi đất của nông dân để giành cho phát triển các dự án công nghiệp như điện, các công trình phúc lợi công cộng, hoặc giành đất cho Tập đoàn công nghiệp như Tập đoàn Ông Bố…Luật pháp Ấn Độ nghiêm cấm một số người không thuộc thành viên các bộ lạc được thuê đất trực tiếp tại một số vùng đất, do đó nhà nước có quyền trưng thu các vùng đất này để giao cho các tập đoàn công nghiệp…
Đây chính là nguyên nhân dẫn tới những xung đột giữa Chính phủ Ấn Độ và những phiến quân Maoist…Chính phủ càng ngày càng thu hồi nhiều hơn đất canh tác của nông dân để giao cho các tập đoàn tư bản phát triển công nghiệp…
Xin nêu ví dụ, để thu hồi mảnh đất Dantewada, một vùng đất cách thành phố Jagdalpur thuộc bang Bastar 50 dặm, Chính phủ Ấn Độ đã thi hành một chiến dịch sạch hóa để giao cho Tập đoàn Ông Bố Steel, dự kiến xây dựng một nhà máy luyện thép có công suất 5 triệu tấn/năm. Đây là vùng rất gần khu mỏ sắt có thể cung cấp cho nhà máy. Trong 5 năm gần đây, chính phủ đã tiến hành thuê 5050 hectar đất của 10 làng để triển khai xây dựng 1750 nhà máy…Để đạt được kết quả này, Chính phủ đã tiến hành bằng mọi cách kể cả những phương pháp đáng xấu hổ nhất…
Công ty Ông Bố Steel đã phủi tay trước mọi sự lên án trong việc thu hồ đất này của nông dân mà hoàn toàn đổ cho Chính phủ…Đây là vùng đất trù phú dùng để sản xuất lúa gạo và cao lương của Ấn Độ. Ông Hidmo Mandavi, một người lãnh đạo làng cho biết: đại diện của lãnh đạo Tập đoàn Ông Bố Steel đã đề nghị nông dân bán đất cho họ đổi lại họ sẽ bố trí công ăn việc làm trong các nhà máy luyện thép…Nhưng chúng tôi đâu phải là những kỹ sư, do đó chúng tôi chỉ có thể làm những việc tạp vụ như quét dọn…Bây giờ chúng tôi đang là ông chủ, bán đất cho họ chúng tôi thành đầy tớ…
Kamal Gajbiya, 40 tuổi, một người đàn ông cao ráo sống tại làng Kumbli, sống với cha mẹ và anh chị em với 8 hectar đất trên đường bị đưa đến trại giam đã kể: Đại diện của Tập đoàn Ông Bố và đại diện Chính phủ đề nghị họ từ bỏ quyền sở hữu đất, chúng tôi sẽ mở đường cho ông… Khi Kamal Gajbiya đồng ý và nhận tiền lập tức cả gia đình bị trục xuất khỏi địa phương…
Còn Giáo sư Retu Ram, bị đe dọa chuyển sang huyện khác nếu không chịu bán đât cho khu công nghiệp; điều này cũng đã xảy ra với cả bạn ông…Tại một làng ở Banga Peeta Aito, một chủ doanh nghiệp nhỏ đã tồn tại ở đây bị tống giam vì tội gây rối; Chính quyền đã đã yêu cầu con cái phải nhận tiền đền bù của Công ty Ông Bố nếu muốn giải thoát bố ra khỏi nhà tù…Cuối cùng gia đình này buộc phải đồng ý…
Còn đại diện của Tập đoàn Ông Bố thì lại cho báo chí biết: họ nhận lời mời từ phía chính phủ bang đến phát triển công nghiệp ở vùng này, họ đã gặp phải quá nhiều trở ngại; mặc dù biêt rõ Bastar là một vùng đất giàu khoáng sản…Chúng tôi đã đền bù cao hơn mức chính phủ quy định, chúng tôi đã đổi cho người dân ở đây 2,5 hectar đối với mỗi hectar đất ở đây…Chúng tôi đã tạo công ăn việc làm cho họ. 70 % người dân ở đây đã chấp nhận giao đất cho chúng tôi, số còn lại kiên quyết chống đối…
Phạm Viết Đào dịch
( Theo Adavarul.ro )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét