Bài đăng phổ biến

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

Thứ tư, ngày 26 tháng mười năm 2011

NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ ĐỦ ĐỂ ĐỘC TÀI GADDFI SỤP ĐỔ


NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ ĐỦ ĐỂ ĐỘC TÀI GADDFI SỤP ĐỔ
Bùi Công Tự

Nhìn tấm hình chụp thi thể ông Gaddafi tôi lại sực nhớ đến hình ảnh thi thể cựu lãnh tụ Đảng Cộng sản Rumani – ông Ceausescu – bị hành quyết năm 1989. Sao mà nó giống nhau thế, cũng đầy máu me, thảm hại vô cùng. Nhưng đó lại là cái kết thúc tất yếu cho những nhà độc tài.
Tôi nói “tất yếu” vì nó đúng quy luật lịch sử. Quy luật đó là tội ác phải bị trừng phạt. Mọi thể chế độc tài sớm muộn đều bị lật đổ. Kẻ độc tài nào càng tàn ác bao nhiêu thì con đường đưa hắn đến địa ngục càng ngắn bấy nhiêu!
Những ngày qua, báo chí đã đăng nhiều bài viết về tội ác của ông Gaddafi gây ra đối với đất nước và nhân dân Libya. Trên trang Tuần Việt Nam, nữ nhà báo Kỳ Duyên viết:
“Một con người suốt 42 năm cai trị độc đoán,khát máu và đồng bong đã tàn sát 20 vạn người dân lương thiện, 52 ngàn tù nhân và trong 6 tháng qua đã giết 20 ngàn người dân nổi dậy. Ra lệnh giết đồng bào, đồng lọai không ghê tay…”(TVN 25/10/2011)
Theo các tài liệu từ Liên Hợp Quốc, chính quyền của ông Gaddafi còn liên quan đến vụ đánh bom khủng bố do 2 người Libya thực hiện, làm nổ tung một chiếc máy bay chở khách khi bay trên bầu trời Scotland năm1988 làm thiệt mạng 270 người, trong đó có 14 trẻ em. Về vụ khủng bố này, để thóat khỏi sự trừng phạt của thế giới, chính quyền Gaddafi tháng 10/2002 đã phải chấp nhận chi một khỏan tiền rất lớn vào quỹ bồi thường cho các nạn nhân. Theo hãng Reuters không dưới 1,8 tỷ USD.
Chỉ cần những thong tin trên đây cũng đủ kết án nhà độc tài Gaddafi phạm tội diệt chủng, chống lại loài người. Ấy là chưa kể những hành vi như tra tấn tù nhân dã man, ăn chơi xa hoa và gia đình ông ta do tham nhũng mà có hàng vài chục tỷ  đô la gửi ở nhà băng nhiều nước và đầu tư ra nước ngoài.
Tất cả những tội lỗi ấy của ông Gaddafi đã làm cho sự căm phẫn của nhân dân Libya đối với ông ta lên cao tột độ và họ đã vùng lên.
Nhà độc tài Gaddafi đã phải đền tội. Dẫu đoạn đường trước mặt còn nhiều gập ghềnh, chông gai song lịch sử đất nước Libya đã thực sự đã mở sang trang mới, đến với nền dân chủ, bình đẳng và bác ái.
Tuy nhiên, thế giới chưa hết độc tài. Nhân dân nhiều quốc gia (như Syria, Yemen, Veneduyela, Bắc Triều Tiên…) vẫn đang bị các thể chế độc tài cai trị, dưới nhiều hình thức khác nhau. Độc tài là thể chế chính trị mà quyền lực quốc gia tập trung hết vào một người, một nhóm người hoặc một tổ chức chính trị. Nó trái với thể chế dân chủ là quyền lực quốc gia thuộc về nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Chúng ta thường gặp những từ ngữ như độc tài quân chủ, độc tài tư bản, độc tài phát xít, độc tài tôn giáo, độc tài cá nhân và … độc tài tập thể.v.v…
Dưới những thể chế độc tài, thời xa xưa thường chưa có pháp luật. Sau này các độc tài cũng đề ra pháp luật nhưng pháp luật ấy là để phục vụ cho người cầm quyền, là để đàn áp nhân dân. Ở đó quyền con người chỉ là những chiếc bánh vẽ. Tự do ngôn luận bị cấm đoán. Báo chí là công cụ của độc tài được giao nhiệm vụ tô vẽ và chứng minh rằng nhà độc tài luôn luôn đúng. Tham nhũng, lừa gạt, sùng bái cá nhân, trả thù cá nhân, xa hoa lãng phí… là những thuộc tính của độc tài.
Có điều là những người cầm quyền không phải ai muốn trở thành độc tài cũng đều được. Những nhà độc tài thường có bản lĩnh sắt, tự tin, nhiều thủ đoạn và vô nhân đạo. Chính vì thế người ta thấy các nhà độc tài thường hành xử duy ý chí, người xổm trên dư luận xã hội, tự cho mình có quyền quyết định tất cả, nhân dân chỉ là công cụ, nhiều khi bất chấp cả những luận chứng khoa học. Hít-le là điển hình một độc tài như thế. Tất cả các tướng lĩnh, bộ trưởng trong chính phủ, cả người là cấp phó của y đều run sợ mỗi khi đứng trước nhà độc tài phát xít này (có lẽ chỉ trừ cô thư ký kiêm tình nhân của ông ta mà tôi chẳng cần nhớ tên làm gì!)
Nhưng hình như chính các nhà độc tài cũng biết rằng độc tài là quái thai. Cho nên không bao giờ họ tự nhận là độc tài. Họ tìm mọi cách mạo danh dân chủ.
Dấu hiệu để nhận biết một thể chế là dân chủ hay độc tài có thể căn cứ vào việc thể chế ấy dựa vào lòng tin của nhân dân hay dựa vào cảnh sát và quân đội để tồn tại?
Cũng có trường hợp, dưới nhiều áp lực của nhân dân trong nước và nhân loại tiến bộ, một thể chế độc tài đã phải tự nguyện chuyển sang thể chế dân chủ như trường hợp Myanma mới đây là một ví dụ.  Tổng thống UThem Sein đã phải công nhận các đảng phái đối lập, tổ chức bầu cử phần nào có dân chủ, trả tự do cho hàng trăm tù nhân chính trị và mới đây từ chối một dự án thủy điện lớn trước áp lực của dư luận xã hội vì nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Tóm lại độc tài là một thể chế chính trị phản dân chủ, phản tiến bộ,chống lại loài người, đã và đang lịch sử đào thải.
Qua sự kiện nhà độc tài Gaddafi bị lật đổ, chúng ta rút ra nhận định là: sở dĩ điều đó xảy ra vì tại thời điểm năm 2011 này đất nước Libya đã hội đủ những yếu tố “cần và đủ” sau đây:
- Thể chế độc tài do Gaddfi cầm đầu đã cực kỳ thối nát (với những tội ác nói trên)
- Lòng căm phẫn của nhân dân Libya đối với Gaddafi đã đến mức không thể chịu đựng được nữa
- Có lực lượng lãnh đạo chuyển tiếp (NTC)
Ba yếu tố trên là cơ bản, cộng thêm sự hỗ trợ của NATO và nghị quyết của Liên Hợp Quốc, góp phần cho tiến trình nổi dậy tại Libya diễn biến nhanh hơn.
Chuyện “chính chị chính em” có làm bạn đọc nhức đầu không nhỉ?
TPHCM,ngày 25/10/2011
B.C.T

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét