Bài đăng phổ biến

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

28/10/2011 Ý kiến chúng tôi: Cải cách toàn diện để phát triển đất nước

Các tác giả:
Hồ Tú Bảo, Nguyễn Tiến Dũng, Trần Hữu Dũng, Giáp Văn Dương, Nguyễn Ngọc Giao, Ngô Vĩnh Long, Vĩnh Sính, Nguyễn Minh Thọ, Trần Văn Thọ, Cao Huy Thuần, Nguyễn Văn Tuấn, Hà Dương Tường, Vũ Quang Việt, Phạm Xuân Yêm
Lời giới thiệu
Văn bản dưới đây được soạn thảo trong mùa hè vừa qua, khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Là người Việt Nam, không ai không khỏi giật mình tự đặt câu hỏi: làm sao đối phó với hiểm họa ngoại xâm khi nội lực của chúng ta đang có nhiều vấn đề đáng lo ngại: kinh tế bấp bênh, giáo dục và y tế xuống cấp, khoa học và công nghệ non yếu, đạo đức xã hội suy đồi, tham nhũng tràn lan, bộ máy nhà nước thiếu hiệu quả.
Qua trao đổi giữa các đồng nghiệp trong giới đại học và nghiên cứu làm việc ở nhiều nơi trên thế giới, văn bản này được viết ra, nhằm phân tích những yếu kém của nội lực Việt Nam và đề nghị những biện pháp cải cách. Xuất phát từ nhiều chỗ đứng khác nhau, nhưng cùng bức xúc như nhau trước tình hình nghiêm trọng của đất nước, những người soạn thảo đã làm việc trên tinh thần đồng thuận. “Bản Ý Kiến” này là kết quả của vài trăm điện thư trao đổi, đúc kết nhiều quan điểm khác nhau để đi đến một “mẫu số chung”: Sự cần thiết của cải cách thể chế, con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất để tăng cường nội lực, thực hiện đoàn kết, bảo vệ đất nước, và phát triển bền vững.
Văn bản này không phải là một bản kiến nghị, cũng không phải đưa ra để lấy chữ ký, mà cốt chia sẻ suy nghĩ về cải cách toàn diện để phát triển đất nước. Văn bản đã được gửi đến các ủy viên trong Bộ Chính trị cách đây khoảng một tháng và đến Quốc hội cùng Chính phủ gần đây hơn. Nay xin trân trọng gửi đến bạn đọc.

Thời của lý luận và lý thuyết nào?

(Thư riêng gửi bạn Tống Văn Công để đọc chung)
Phạm Toàn
Hiểu về lý luận và lý thuyết theo cách khác đi sẽ giúp cho loài người bớt sản sinh ra những anh nói khoác (hoặc nói những điều vô bổ). Và bớt cả những anh còn tiếp tục đối thoại với những anh nói những điều chính mình cũng cóc hiểu là gi gỉ gì gi nhưng cái gì cũng cứ nói lấy được!” – Phạm Toàn.
Trong đường hướng nhất quán của mình, BVN chưa bao giờ coi thường lý thuyết, nhưng phải là thứ lý thuyết đòi được thực tế kiểm nghiệmđòi được thực hành nghiêm túc khoa học bởi những con người không phải chỉ thuần có niềm tin mù quáng mà còn có nhân cách trí thức bảo chứng. Rất tiếc hiện nay thời cuộc đảo điên, lý thuyết đã trở thành kinh sách tôn giáo, và người nhai lại và phun ra mớ lý thuyết cũ nát ấy để bắt mọi người tin (mà bảo chứng cho niềm tin này tiếc thay... đôi khi lại là dùi cui và nhà tù) thì chính trong tim đen của họ, tuyệt nhiên không còn chút niềm tin đích thực nào, cũng chẳng có chút tri thức tối thiểu để tin. Họ chỉ tin vào túi vàng và chỉ có rặt một thứ bằng cấp dỏm hoặc một mớ câu chữ sáo rỗng ngấu nghiến theo lối học thuộc. Chỉ khổ thân cho những nhà trí thức thứ thiệt, đem hết nhiệt thành để luận về mớ lý thuyết mà chính người đang “nhai” và “phun” nó sẵn sàng vứt đi từ lâu. Bàn giải “ông chằng bà chuộc” như thế tất nhiên là không bao giờ đưa lại một hiệu quả thực tế nào cả.
Thực chất ý nhà giáo Phạm Toàn ở đây, theo tôi, không hề muốn công kích nhà lý thuyết thiện tâm Tống Văn Công và những người thiện tâm khác, cũng không phải khăng khăng làm một ông Thomas Gradgrind trong Temps difficile của Charles Dickens lúc nào cũng đòi hỏi “sự kiện”, “thực chứng”...; mà thực tế chỉ là những dòng tự luận, cảm thương cho tình cảnh hài kịch mà thế hệ chúng ta đang gánh chịu.
Nguyễn Huệ Chi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét