Bài đăng phổ biến
-
Đại tá Quách Hải Lượng: Trong lòng tôi vẫn còn những thắc mắc cho đến tận bây giờ, không giải thích nổi: tại sao trước 17/2/1979 mấy ...
-
1. Bổ sung, hồi 8h20′, độc giả Nguyễn Việt Thắng phản hồi: “Sáng nay, đi tập thể dục về, vừa bước vào nhà tắm đi tolet thì nghe VTV...
-
Trangha's Blog Đàn bà đích thực Trang chủ About Ảnh cá nhân Nước hoa Wallpaper photos Tin tức báo chí Trang Hạ c...
-
Nhóm Mở Miệng có nhà xuất bản Giấy Vụn. Họ đã XB được khá nhiều đầu sách…Một trong 3 người chủ trương sáng lập là Bùi Chát đã được Tổ chứ...
-
Dưới đây là toàn văn bài diễn văn được Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trước cử tọa dự APEC CEO Summit tại Đà Nẵng, ngày 10/11/2017. ...
-
Lời dẫn: Có một số bạn đọc nhắn tin, cho rằng Google.tienlang không công bằng khi chỉ đăng các bài phê phán "Bên Thắng cuộc". V...
-
NỖI LO KHÔNG CỦA RIÊNG AI ! Vũ Công Minh Suy nghĩ mãi, nhưng rồi tôi vẫn quyết định viết mấy điều tâm sự này. Phần vì n...
-
Biến cố Đồng Tâm và quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Nguyễn Đăng Quang. Sự kiện Đồng Tâm ở Mỹ Đức, thành phố Hà Nội (14-22/4/2017) phải đ...
-
BÀI THƠ: BỐN CHỮ NHẤT, MẠC ĐĨNH CHI 青天一 朵 雲 烘爐一點雪 上苑一枝花 瑤池一片月 噫雲散雪消花殘月缺 Phiên âm: Thanh thiên nhất đóa vân, Hồng lô ...
-
Phạm Trần & Phạm Viết Đào. Văn bản Hiến pháp năm 1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi soạn ít nhiều theo khuôn mẫu của văn bản Hiến...
Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013
Trục quân sự Bắc Kinh-Phnom Penh: Thêm một mối lo cho Thái Lan và Việt Nam
một mối lo cho Thái Lan và Việt Nam
Ngày 30.1, theo hãng tin
Reuters, trong một buổi lễ kín đáo tại Phnom Penh ngày 23.1.2013, thứ
trưởng bộ Quốc phòng Campuchia (CPC) Moeung Samphan và Phó tổng tham mưu
trưởng quân đội Trung Quốc, tướng Thích Kiến Quốc (Qi Jianguo), đã ký
kết một thỏa thuân về hợp tác quân sự song phương.
Thứ
trưởng Quốc phòng Campuchia Moeung Samphan (phải) và phó tổng tham mưu
trưởng quân đội Trung Quốc, tướng Thích Kiến Quốc (trái) tại trụ sở bộ
Quốc phòng Campuchia ngày 23.1.2013. Ảnh: internet
|
Bắc Kinh sẽ tài trợ cả trăm triệu USD
cho Phnom Penh để mua vũ khí của Trung Quốc, đồng thời tiếp tục công tác
huấn luyện cho quân đội CPC.
Theo giới phân tích, sự tăng cường đáng
kể hợp tác quân sự Bắc Kinh-Phnom Penh chắc chắn sẽ làm cho hai láng
giềng lớn của CPC là Thái Lan và Việt Nam lo ngại.
Trong khuôn khổ thỏa thuận vừa ký, như
vậy là CPC sẽ có tiền để mua ngay 12 chiếc phi cơ trực thăng loại Zhi-9
do Trung Quốc chế tạo, một hỗ trợ đáng kể cho Quân đội Hoàng gia CPC.
Đây không phải là lần đầu tiên mà Bắc Kinh đóng vai người cung cấp trang thiết bị quân sự cho chính quyền Hun Sen.
Vào năm 2010 chẳng hạn, Trung Quốc đã cung cấp cho quân đội CPC 250 chiếc xe jeep và xe vận tải.
Lẽ dĩ nhiên, Bắc Kinh không phải là nước
duy nhất có hợp tác quân sự với Phnom Penh, nhưng trong bối cảnh CPC
càng lúc càng biểu lộ thái độ thần phục Trung Quốc, việc hai nước này
tăng cường hợp tác quân sự không khỏi gây quan ngại nơi hai láng giềng
là Thái Lan và Việt Nam - từng có vấn đề với CPC trong thời gian qua.
Quốc gia trước mắt lo ngại nhất có lẽ là
Thái Lan. Nhật báo Bangkok Post, trong số ra ngày hôm qua, 28.1.2013,
đã không ngần ngại thẩm định: buổi lễ ký kết thỏa thuận hợp tác quân sự
Trung Quốc-CPC hồi tuần trước, tuy được tổ chức đơn giản, nhưng chắc
chắn sẽ gây xáo trộn trong khu vực.
Sỏ dĩ Bangkok lo ngại, đó là vì trong
những năm gần đây, tranh chấp với Phnom Penh về đền Preah Vihear ở vùng
biên giới giữa hai nước đã nổ bùng thành xung đột võ trang, gây tổn thất
nhân mạng nơi cả hai phía.
Trong bối cảnh tranh chấp này chưa được
giải quyết, mọi yếu tố có thể giúp quân đội CPC tăng cường thực lực đều
trở thành một mối hiểm nguy cho Thái Lan.
Mối lo của Thái Lan lại càng lớn hơn khi
cũng vào tuần trước, các quan chức của ngành đường sắt Trung Quốc cũng
đã ký một thỏa thuận thiết kế, tài trợ và xây dựng một tuyến đường sắt
dài 404 km, chạy từ đền Preah Vihear đến Koh Kong, một tỉnh đảo CPC
không xa bờ biển Thái Lan.
Tuyến đường sắt này chạy song song với
gần như với toàn bộ đường biên giới Thái Lan – CPC, do đó sẽ là một lợi
thế chiến lược rất lớn, cho phép Phnom Penh dễ dàng chuyển quân nếu
chẳng may xung đột bùng nổ giữa hai nước.
Còn đối với Việt Nam, thái độ thân Trung
Quốc của CPC, phá hoại lập trường thống nhất của ASEAN trên hồ sơ tranh
chấp Biển Đông, thể hiện trong suốt năm 2012 vừa qua, đã cho thấy là
Phnom Penh sẵn sàng vì lợi ích riêng của mình mà quên đi quyền lợi chung
của toàn khối, kể cả của nước bạn đã từng giúp CPC thoát khỏi chế độ
diệt chủng Khmer đỏ.
Mặt khác, trong lãnh vực quân sự, chắc
chắn Việt Nam chưa quên thời kỳ Trung Quốc chi viện ồ ạt cho lực lượng
Khmer Đỏ để tấn công vào sườn phía Nam của Việt Nam.
Vào thời đó, rõ ràng là hợp tác quân sự Trung Quốc-CPC rất chặt chẽ. Câu hỏi đặt ra là liệu lịch sử có tái diễn hay không?
MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH CHƯA CHUẨN XÁC VỀ TỐ HỮU CỦA NHÀ THƠ HỮU THỈNH
NHÀ THƠ ĐỖ HOÀNG.
Nhà thơ Hữu Thỉnh có bài viết Tố Hữu, nhà thơ của nhân dân;
đó là nhận định, đánh giá không đầy đủ và không chính xác.(1)
Xin mạn đàm về một chút chữ nhân
dân. Từ lâu rồi chúng ta hay dùng hai chữ nhân dân một cách lạm phát, có khi
không chính xác, ép buộc cho nó, như Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án
nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân… Thật ra
nó là của Nhà nước của một thể chế chính trị.
Chúng ta phải đấu tranh với sự
cứng nhắc của ngôn ngữ. Những từ như Nhân dân, Dân chủ đã mất đi ý nghĩa của
chúng. Bất cứ người nào có thể tổ chức những cuộc bầu cử đều coi mình là người
dân chủ, người của nhân dân (G.
García Marquez) .
Các thể chế độc tài, toàn trị cổ kim còn dùng nó như là một sự mị dân. Cái gì cũng của nhân dân, nhưng thực tế nhân dân là người ở dưới quyền chính trị không có cái gì cả.
Các thể chế độc tài, toàn trị cổ kim còn dùng nó như là một sự mị dân. Cái gì cũng của nhân dân, nhưng thực tế nhân dân là người ở dưới quyền chính trị không có cái gì cả.
Từ Nhân
dân là chữ Hán, ghép
chữ nhân và
chữ dân lại
với nhau. Hai chữ này ở Trung Quốc cũng ghép để đặt tên báo chí và ấn phẩm,
như: “Nhân dân nhật báo.”. Tờ Nhân dân nhật báo của Đảng cộng sản Trung Quốc
báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như tờ Nhân Dân của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Chữ “nhân’ ai cũng biết nghĩa
chính của nó là chỉ người. Người là giống khôn ngoan nhất trong loài động vật.
Chữ “dân” cũng chỉ người, dân, người thuộc dưới quyền chính trị. Thì “nhân dân”
là người thuộc dưới quyền chính trị.
Nhà thơ
Tố Hữu là nhà thơ của đảng cầm quyền – Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng ta là Đảng
cầm quyền – Lời Hồ Chủ tịch).
Điều này nhà thơ Tố Hữu đã tự bạch và ông nhiều lần khẳng định:
Trái tim anh đó chia ba phần
tươi đỏ
Anh dành riêng cho
Đảng phần nhiều,
Phần cho thơ, phần để em yêu
Em xấu hổ thế cũng nhiều anh
nhỉ.
Rôi hai đứa hôn nhau, hai
người đồng chí.
(Bài ca xuân 61)
Phần cho người yêu cũng là phần
của Đảng. Vì người yêu cũng là đồng chi, đảng viên với mình!
Có một giai thoại là một giáo
viên văn cấp 3 dạy văn ở huyện Hoài Đức (Hà Tây cũ) khi giảng đến đoạn trái tim
chia ba phần ông ta đã đứng giữa bục giảng cười lên sằng sặc như kẻ cuồng làm
cho học sinh hoảng hốt, giáo viên đồng nghiệp hết hồn, ban giám hiệu thì miệt
thị khi ông nói:
“ Trái tim chia như tướng Trần
Bình chia thịt cho quân lính, Trần Bình phân nhục thậm công (Tướng Trần Bình chia
thịt cho quân lính rất công bằng). Vồn xưa Trần Bình xuất thân là đồ tể, bán
thịt.) thì choa chịu không dạy nổi Phần cho thơ cũng là của Đảng, cho ẻ vào cái
giáo dục của các ông, choa về đi cày kiếm gạo. Ông giáo viên bỏ về đi cày thật!
Phần cho thơ, thơ cũng của Đảng:
Phần cho thơ, thơ cũng của Đảng:
Làm bí thư hoài có bí thơ?
Rằng thơ với đảng nặng duyên
tơ…
…
Mẹ không còn nữa, con còn
đảng
Dìu dắt con khi chửa biết
gì…
Tố Hữu trăm phần trăm là nhà thơ của Đảng.Và Tố Hữu dành rất nhiều thi phẩm để ngợi ca Đảng mình và lãnh tụ của mình:
Đảng ta đó trăm tay nghìn
mắt
Đảng ta đây xương sắt da
đồng
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Như đứa trẻ sinh nằm trên có
Không quê hương sương gió
tơi bời
Đảng ta sinh nở trên đời
Một hòn máu đỏ nên người hôm
nay…
(Ba mươi năm đời ta có Đảng – đã dẫn)
31.1.2012: TOÀN CẢNH BÀ CON DƯƠNG NỘI PHÓNG HỎA CÔNG QUYẾT GIỮ ĐẤT
.
TẠI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 2013
CẢNH TƯỢNG BÀ CON DƯƠNG NỘI GIỮ ĐẤT NGÀY 31.1.2013
JJ
TẠI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 2013
CẢNH TƯỢNG BÀ CON DƯƠNG NỘI GIỮ ĐẤT NGÀY 31.1.2013
JJ
9h30 sáng nay, ngày 31-1 chính quyền phường Dương Nội đề nghị quận
Hà Đông ra quân đàn áp dân giữ đất. Lực lượng hơn 200 gồm dân phòng, đầu
gấu, công an, thanh tra giao thông. Sau gần 1 tiếng với trống kẻng, hoả
công, phân thối thì lực lượng đàn áp đã tháo chạy.
Tin 16h: Cũng trong chiều nay tại một địa điểm khác tại Dương Nội, trước sự phản công mạnh mẽ của bà con Dương Nội, một công an trong đoàn đàn áp đã bị thương phải đi cấp cứu”.
Danh sách link clip Dương Nội trên you tube.
http://youtu.be/OHzGFB6FLQk
http://youtu.be/TwH5iYVfQGk
http://youtu.be/CUVxeBBsByo
http://youtu.be/lxVlqiOrg50
http://youtu.be/61w5E1YxFRM
http://youtu.be/-Aaf4-6VlpQ
http://youtu.be/fgnwbh_zx94
http://youtu.be/EviWADsWPqI
http://youtu.be/Tf3sSqaUdVw
http://youtu.be/E8H8Wejkb7E
http://youtu.be/pKqNWEAeHgk
http://youtu.be/0AeAAcwRYlY
http://youtu.be/470Dy8O3xrg
http://youtu.be/xqYojSe5b1E
http://youtu.be/fS3NdpE7aH8
http://youtu.be/W0jrdp098iY
Tin 16h: Cũng trong chiều nay tại một địa điểm khác tại Dương Nội, trước sự phản công mạnh mẽ của bà con Dương Nội, một công an trong đoàn đàn áp đã bị thương phải đi cấp cứu”.
Danh sách link clip Dương Nội trên you tube.
http://youtu.be/OHzGFB6FLQk
http://youtu.be/TwH5iYVfQGk
http://youtu.be/CUVxeBBsByo
http://youtu.be/lxVlqiOrg50
http://youtu.be/61w5E1YxFRM
http://youtu.be/-Aaf4-6VlpQ
http://youtu.be/fgnwbh_zx94
http://youtu.be/EviWADsWPqI
http://youtu.be/Tf3sSqaUdVw
http://youtu.be/E8H8Wejkb7E
http://youtu.be/pKqNWEAeHgk
http://youtu.be/0AeAAcwRYlY
http://youtu.be/470Dy8O3xrg
http://youtu.be/xqYojSe5b1E
http://youtu.be/fS3NdpE7aH8
http://youtu.be/W0jrdp098iY
Hình ảnh người sống và người chết Dương Nội dùng hỏa công
quyết giữ từng tấc đất của cha ông:
quyết giữ từng tấc đất của cha ông:
Nhãn:
Dương Nội giữ đất,
Hà Nội,
Khiếu kiện đất đai,
Tin tức,
Video
17 nhận xét:
- Nặc danh20:03 Ngày 31 tháng 1 năm 2013"Nông dân có ruộng cày" là đây ư, thật là ...1 cú lừa thế kỉ ?! David Copperfield chỉ sếp thứ 2 nếu mọi người tìm hiểu về Việt nam quê hương tôi !Trả lời
- Tai sao ho cu cuong che vao dip giap Tet the nhi? Phai chang ho muon long troi oan han?Trả lời
- Nghè Tân20:40 Ngày 31 tháng 1 năm 2013Ngày kia ông Táo chầu TrờiTrả lời
Xin tâu Ngọc Đế một lời cho minh.
Côn đồ liên kết cảnh binh
Hai mươi tháng Chạp ngày kinh hoàng này.
Ra tay đàn áp dân cày
Ức dân cướp đất ban ngày thanh thiên.
Xanh kia thăm thẳm từng trên
Thấu chăng cho những dân hèn thế gian. - Nặc danh21:05 Ngày 31 tháng 1 năm 2013Trào nước mắt, sắp Tết rồi, với người VN cái Tết luôn thiêng liêng, sao tàn ác thế!Trả lời
- Dân Nam định21:09 Ngày 31 tháng 1 năm 2013Bà con cần cảnh giác trước việc một công an bị thương phải đưa đi cấp cứu . Có thể đây mới là mục đích của trận càn . Nay mai họ sẽ lại điều tra bắt bớ với lý do chống người thi hành công vụ .Trả lờiTrả lời
- Nặc danh22:47 Ngày 31 tháng 1 năm 2013Dung vay. Ba con Duong noi hay can trong
- Dân Hải Phòng !21:14 Ngày 31 tháng 1 năm 2013Mong nhân dân Dương Nội gặp may mắn trong dịp này , nhưng cũng phải nói là chính quyền nơi các bác còn kém đấy chứ như quê em thì các bác nhừ đòn với đại tá ca rồi hềhềhề !Trả lờiTrả lời
- Ai dám sánh với Đại...Ca của các bác!
- Tôi đã ngồi xem hết các đoạn phim. Ứa nước mắt. Ngủ không được. Lòng ngổn ngang, vừa kính phục vừa đau xót cho người nông dân nước tôi.Trả lời
Với các bác có ít thời gian, chưa thể xem hết tất cả các đoạn video clip trên (do ít là hai người quay khác nhau), tôi xin giới thiệu 5 clip tiêu biểu sau, tạm đủ để theo dõi diễn biến theo thứ tự thời gian:
Đoàn cưỡng chế đến, chứng kiến một cảnh tượng... (phải nói là) kỳ lạ, và theo tôi là cảnh tượng phi thường!
http://youtu.be/-Aaf4-6VlpQ
Nói qua nói lại. Rồi giằng co. Có vẻ như đội cưỡng chế quyết định thử 'mạnh tay' xem sao. Bà con bèn rút xuống ruộng, bắt đầu trận hỏa công của mình:
http://youtu.be/EviWADsWPqI
Nổi trống chiêng, nổi lửa:
http://youtu.be/E8H8Wejkb7E
Mẹ già thúc trống trận. Các chị gõ chiêng liên hồi. Trống, chiêng để đánh thức hồn ai?
Khói lửa mịt mù:
http://youtu.be/0AeAAcwRYlY
Thắng rồi! Đoàn cưỡng chế đã rút lui, chỉ còn lại dân với dân, sẵn sàng cho 'trận chiến' mới.
DÂN TA CÒN ĐÓ, AI ƠI!
http://youtu.be/W0jrdp098iY - Trông khói lửa như trong các trận chiến ở "Tam quốc" ấy nhỉ.Trả lời
- Nặc danh22:57 Ngày 31 tháng 1 năm 2013'' phèng la trống giục vang trời'' xem những thước phim đau xót này, tôi đang khóc đây... Hỡi những người dân khốn khổ, chúng dùng sức mạnh bạo tàn, mất đất thì còn sống làm gì. Xin lỗi các bà các chị,các em, đức hạnh đối với phụ nữ VN là ngàn vàng nhưng đất mất nhà tan thì còn sống để làm gì??? xin một ngàn lần xin lỗi bà con. Bà con hãy cửi hết quần áo ra, khỏa thân sống mái với lũ quỉ, hãy chèn mình trước xe, máy ủi của chúng để những thước phim sẽ thức tỉnh lương tri nhân loại toàn thế giới. Tôi đang khóc đây bà con ơi.Trả lờiTrả lời
- Xem clip, tôi thấy khu đất cưỡng chế nằm sát con đường hai chiều có khá nhiều xe qua lại, kể cả xe tải lớn. Theo tôi, nếu đội cưỡng chế làm mạnh quá - có thể họ sẽ trở lại? - bà con không nên bám trụ dưới ruộng mà hãy kéo 'trận chiến' lên đường, tràn ra cả hai chiều. Chỉ trong chốc lát là đường sẽ kẹt cứng hai đầu. Bà con ở gần đó hoặc các vùng lân cận có thể chạy xe đến hỗ trợ bằng cách làm cho kẹt thêm.
- Nặc danh23:39 Ngày 31 tháng 1 năm 2013Xem mấy cái videos mà thắc mắc cái tổ chức chết tiệt nào công bố cái xứ này là nơi "Hạnh phúc thứ nhì thế giới"Trả lời
- Nặc danh05:10 Ngày 01 tháng 2 năm 2013Không ai kêu gọi dân chúng về ủng hộ họ sao? Nếu cư ́ im lặng mãi thì họ chết chắc!Trả lời
CHUYỆN ÔNG ĐỖ MƯỜI VỚI CÔ LÝ MỸ
Chiều 21-3-1978, Hội trường của trường đảng Nguyễn Ái Quốc II, Thủ Đức,
như nghẹt thở. Mấy trăm cán bộ cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố
phía Nam được triệu tập về đây từ hai, ba ngày trước. Ăn, ngủ ngay tại
đây, nội bất xuất, ngoại bất nhập, công an giám sát chặt chẽ. Tôi là
phóng viên báo Tiền Phong, Trung ương Đoàn trưng dụng làm “nhiệm vụ đặc
biệt” cũng nằm trong số đó.
Nhiệm vụ đặc biệt gì không ai được biết. Qua vài thông tin rò rỉ, các
“quân sư quạt mo” nhận định chuẩn bị đánh tư sản thương nghiệp, mật danh
X-3, dưới sự chỉ huy của “Bàn tay sắt” Đỗ Mười và giờ G đã điểm! Khi
đó, ông Đỗ Mười là Phó Thủ tướng kiêm nhiệm Trưởng ban Cải tạo Công
thương nghiệp Xã hội chủ nghĩa, phụ trách vấn đề cải tạo Công thương
nghiệp XHCN tại miền Nam.
Hôm đó, ông Đỗ Mười mặc chiếc quần Kaki màu cà phê đậm, chiếc áo Sơ mi
ngắn tay cùng màu, chân đi dép. Ông có khổ người khệnh khạng, mặt chữ
“nãi”, trán ngắn đầy nếp nhăn, miệng cá trê, bờm tóc dựng trông rất dữ.
Tôi đã được nghe nói nhiều về tính bốc đồng, nóng nảy của ông Đỗ Mười,
hôm đó được giáp mặt, quả đúng vậy.
Đúng như mọi người dự đoán, chiến dịch X-5 đã bắt đầu.
Ông Đỗ Mười đọc Quyết định của Thủ tướng, đọc Chỉ thị 100 - CP, và
triển khai kế hoạch cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh tại thành
phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
Ông nói: “Từ sau giải phóng chúng ta đã thực hiện X-1, tập trung bọn
ngụy quân, ngụy quyền học tập cải tạo. Đã thực hiện X-2 đánh bọn tư sản
mại bản. Bây giờ chiến dịch X-3, quyết liệt nhất, nhằm tiêu diệt tận gốc
rễ chủ nghĩa tư bản, tay sai đế quốc Mỹ…
“Đánh rắn phải đánh dập đầu, ta đã đánh dập đầu rồi, nhưng con rắn tư
bản đánh dập đầu nó chưa chế, cái đuôi nó còn nguy hiểm hơn cái đầu.
Không giần cho nát cái đuôi của nó, thì nó vẫn tác oai tác quái phá
chúng ta. Vừa qua kẻ nào vơ vét mì chính (bột ngọt), vải vóc, đường, sữa
đầu cơ trục lợi, rồi lại đổ tội cho nhà nước ta chuyển ra Bắc nên thị
trường khan hiếm? Chính là bọn tư sản thương nghiệp! Kẻ nào tích trữ
thóc gạo để dân ta đói? Chính là bọn đầu nậu lúa gạo. Tôi hỏi các đồng
chí, kẻ nào cung cấp lương thực, thực phẩm cho tổ chức phản động trên
Lâm Đồng chống phá cách mạng? Kẻ nào? Chính là bọn tư sản đấy! Bọn gian
thương đầu cơ, phá hoại, bọn ngồi mát ăn bát vàng, rút rỉa máu xương
đồng bào ta, ngăn cản con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa của đảng ta
...”.
Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013
Dân Dương Nội giữ đất
Ảnh lấy từ blog NXD ( tại đây).Hình ảnh trên cánh đồng Dương Nội ( Hà Đông- Hà Nội) thật đau thương: Continue reading →
Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013
HIẾN PHÁP, TÊN NƯỚC VÀ CHIẾC MẶT NẠ CỦA THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ
Ngồi điểm lại, hầu hết những cái tên nước mỹ miều đều là tấm mặt nạ che
đậy cái thú tính của chính khách hòng mỵ dân để kiếm ăn, và kiếm danh.
Sau khi hoàn thành các cuộc cách mạng vô sản tắm máu, hầu hết các chính
khách theo con đường của Lenin vạch ra đều đặt cái tên nước rất mỹ miều,
để che đậy tham vọng thú tính của mình.
Đứng đầu là anh cả đỏ Trung Hoa, Mao đã đặt cái tên có chữ nhân dân, để
thể hiện con đường đi của mình là theo con đường tam dân của Tôn Dật
Tiên sao chép từ nước Mỹ. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, nghe rất đẹp, rất
vì dân, của dân, và do dân, nhưng trải qua hơn 60 năm qua, Trung Hoa
chưa bao giờ là một chế độ vì nhân dân, của dân và do dân.
Một số nước còn sót lại có cái tên nước gắn với chữ nhân dân, cũng bắt
đầu bằng con đường cách mạng vô sản, tắm máu dân, rồi sau đó đàn áp nhân
dân và bóc lột nhân dân cũng không kém Trung Hoa là, Cộng Hòa Dân chủ
Nhân dân Lào, Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Cộng Hòa Nhân dân
Banglades, và sau 1945 thì Việt Nam cũng có cái tên, Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa!
Sau sụp đổ Đông Âu và Liên Xô, đầu thập niên 1990s hàng loạt khoảng gần 30 quốc gia
đổi tên và bỏ chữ Nhân dân mỹ miều, mỵ dân của nước để trở thành các
nước Cộng hòa hoặc Liên bang. Và hầu hết các nước này sau khi đổi tên
đều hướng nền chính trị đi theo con đường mà người dân có chút cái gì
gọi là của dân, vì dân và do dân.
Sau khi Myanmar rút cái tên dài dằng dặt gắn với mỹ từ Xã hội chủ nghĩa
là, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên Bang Myanmar để đổi thành Cộng hòa
Liên bang Miến Điện thì có một điều đặt biệt là, cái tên nước còn gắn
với cái ngữ "Xã hội chủ nghĩa" thì trên thế giới này chỉ còn có 2 quốc
gia. Đó là, đứng đầu có nước Việt Nam - Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam - cái tên này chính thức ra mắt cái mặt nạ thú tính vào ngày
02/7/1976, sau cuộc trường kỳ tắm máu 20 năm, mà cả 2 miền các chính khách đều làm tay sai cho ngoại bang,
để dân tộc và tổ quốc làm tấm bia đỡ đạn cho các cường quốc 2 phe hắc
bạch chạy đua vũ trang và thử vũ khí. Một nước thứ hai, đến giờ này vẫn
còn nội chiến, nhưng tên nước gắn với "mỹ từ" Xã hội chủa nghĩa là, Cộng
hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka. Hiến pháp của 2 nước Xã hội chủ
nghĩa này viết theo Chủ nghĩa xã hội, nhưng cho tới giờ này cả thế giới
loài người chưa có đủ khả năng trí tuệ hiểu chủ nghĩa xã hội là gì
ngoài cái chủ nghĩa xã hội Phát Xít Đức, nên bèn copy cái điều 6 hiến
pháp của Hitler và của Liên Xô cũ để làm điều tiên quyết trong hiến pháp
của mình, hòng độc quyền ăn chia và cai trị dân.
Nhân dân, nhưng chưa bao giờ là của nhân dân, mà là của các ông chủ
chính khách độc tài, thú tính và bẩn kiệt. Dân chủ mà không dân chủ vì
hầu hết các nước này có hiến pháp và luật pháp chỉ để làm kiểng, còn
việc hoạt động cả hành pháp, tư pháp lại xem lập pháp là cái bồn cầu
để ngồi lên xả chất thải. Xã hội chủ nghĩa lại càng là khoa học viễn
tưởng giữa thế giới loài người. Đó là thực tế khách quan của lịch sử
nhân loại đã minh chứng trên hầu hết các nước có các "mỹ từ" và "mỵ từ"
này.
Tên nước càng mỹ miều thì ẩn sau nó là một mưu đồ xấu xa và bẩn kiệt
nhất của chính khách cầm quyền. Thà cái tên đơn giản như Hiệp Chủng Quốc
Hoa Kỳ mà lại rất nhân bản, rất dân chủ và rất tự do, luôn thực hiện
đúng với tuyên ngôn độc lập mà ngay cả hầu hết các nước có cái tên mỹ
miều kia đều phải mượn làm chiếc mặt nạ để mỵ dân.
Gần đây các lãnh đạo và think tanks của đất nước mình bắt đầu bạch hóa chuyện lừa dối và thảm kịch suy đồi văn hóa có thể làm sụp đổ chế độ. Chiếc mặt nạ đã được mang vác hơn nửa thế kỷ đã đến lúc ai cũng không thể mang để lừa dối nhau. Thôi thì đã đến lúc cần thay đổi tên nước, và hiến pháp để có một sự thay đổi chính trị toàn diện cho con người ta sống với nhau tử tế hơn.
Gần đây các lãnh đạo và think tanks của đất nước mình bắt đầu bạch hóa chuyện lừa dối và thảm kịch suy đồi văn hóa có thể làm sụp đổ chế độ. Chiếc mặt nạ đã được mang vác hơn nửa thế kỷ đã đến lúc ai cũng không thể mang để lừa dối nhau. Thôi thì đã đến lúc cần thay đổi tên nước, và hiến pháp để có một sự thay đổi chính trị toàn diện cho con người ta sống với nhau tử tế hơn.
Asia Clinic, 10h24' Chúa nhựt, 27/01/2013
Nghèo đói là trường đại học tốt nhất.
Đây là bài viết vô cùng cảm động của một tiến sĩ người Hoa ở trường
Harvard ngợi ca người mẹ nghèo khổ đã nuôi ông thành tài. Bà đã nói với con
trai như là một chân lý: "Nghèo đói là trường đại học
tốt nhất. Nếu con có thể tốt
nghiệp trường đại học này, thì những trường đại học như Thiên Tân, Bắc Kinh con
chắc chắn đều đỗ…."
Ngày 5/9/1997,
là ngày tôi rời gia đình đi nhập học ở Đại học Bắc Kinh, khoa Toán. Ngọn khói
bếp dài cất lên từ trên nóc ngôi nhà nông dân cũ nát gia đình tôi. Người mẹ
chân thập thễnh của tôi đang nấu mì sợi cho tôi, những bột mì này có được nhờ
mẹ đổi năm quả trứng gà cho hàng xóm,chân mẹ bị thương vì mấy hôm trước, để
thêm tí tiền cho tôi nhập học, mẹ đẩy một xe chất đầy rau từ thôn ra thị trấn,
trên đường bị trật chân.
Bưng bát mì,
tôi đã khóc. Tôi buông đũa quỳ xuống đất, xoa nắn chỗ chân sưng phồng lên to
hơn cả cái bánh bao của mẹ, nước mắt rơi xuống đất… Nhà tôi ở Thiên Tân, làng
Đại Hữu Đới, huyện Vũ Thanh, tôi có một người mẹ tốt nhất thế gian tên là Lý
Diệm Hà. Nhà tôi vô cùng nghèo khó.
Khi tôi ra
đời, bà nội ngã bệnh ngay trên giường sưởi, tôi 4 tuổi, ông nội lại mắc bệnh
hẹp khí quản và bán thân bất toại, những món nợ trong nhà lớn dần theo năm.
Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013
TỔNG BÍ THƯ LÊ DUẨN VÀ TRUNG QUỐC ( Phần cuối
( Trích trong cuốn Bên thắng cuộc của nhà báo Huy Đức... )
“Nhất Biên Đảo”
Hơn hai năm trước đó, trong lễ mừng chiến thắng, tổ chức vào ngày 15-5-1975 tại Hà Nội, Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn đã làm cho hàng triệu con tim “sởn gai ốc”
khi, với giọng Quảng Trị trầm ấm, ông tuyên bố: “Chào mừng tổ quốc vinh quang của chúng ta từ nay vĩnh viễn thoát khỏi ách nô dịch của nước ngoài, vĩnh viễn thoát khỏi họa chia cắt, chào mừng non sông gấm vóc Việt Nam liền một dải từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau, từ nay hoàn toàn độc lập, tự do và vĩnh
viễn độc lập tự do”[266].
Bí thư Lê Duẩn nói tiếp: “Trong 4.000 năm lịch sử của dân tộc ta thì hơn 100 năm lại đây là chặng đường đấu tranh chống ngoại xâm gay go nhất, quyết liệt nhất, nhưng cũng thắng lợi vẻ vang nhất”. Tại buổi lễ long trọng này, ông Lê Duẩn bày tỏ niềm tin: “Một dân tộc đã làm nên những chiến công hiển hách ấy xứng được hưởng hòa bình, tự do và hạnh phúc. Dân tộc ấy cũng nhất định có đủ tinh thần và nghị lực, sức mạnh và tài năng để vươn lên những đỉnh cao của thời đại, biến đất nước nghèo nàn lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề và trên đó, đế quốc Mỹ đã gieo biết bao tội ác, thành một nước văn minh, giàu mạnh, thành trì bất khả xâm phạm của độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội ở Đông Dương và Đông Nam Á”[267].
Ngay sau đó, Bộ Quốc phòng cho giải thể hàng loạt các đơn vị chiến đấu. Tháng 10-1976, Bộ Chính trị ra nghị quyết “về vấn đề quân đội làm kinh tế”, xác định: “Cách mạng nước ta đã chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn làm cách mạng xã hội chủ nghĩa”. Khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến” từ lúc ấy cũng bắt đầu được thay bằng khẩu hiệu: “Tất cả cho sản xuất, tất cả để xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Hà Nội gần như không có phản ứng chính thức ngay cả khi Pol Pot đã cho đánh tới quy mô cấp sư đoàn[268].
Áp lực từ các đơn vị quân đội và các địa phương tăng dần lên. Ông Nguyễn Thành Thơ kể: Cuối năm 1977, trong một lần đưa Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm Cần Giờ bằng tàu quân sự, đến Văn phòng Huyện ủy đã khoảng 12 giờ, anh Ba nói, “Mệt quá cho tôi nghỉ một lát”. Anh nghỉ một lúc rồi nói: “Các anh có gì hỏi, tôi giải đáp”. Anh em chúng tôi có khoảng ba mươi người, phấn khởi rộ lên: “Xin hỏi K nó quấy rối biên giới ta, tàn sát cướp phá rất dã man, sao ta đối phó rất lôi thôi, chúng tôi khó hiểu”.
Anh Lê Duẩn trả lời: “Các đồng chí hỏi đúng vào một tình hình cả nước đang quan tâm. Chúng tôi đau đầu lắm, ngủ không được. Không phải là vấn đề Khmer Đỏ, vấn đề Pol Pot mà là vấn đề ai ở đằng sau Khmer Đỏ, đằng sau Pol Pot. Ta
đã
đưa đại quân đâu, bọn nó làm sao chống ta nổi, nhưng ta đánh nó,
Trung Quốc đánh ta thôi. Nếu ta không chiếm K, Trung Quốc cũng không chiếm ta”.
Cuối năm 1977, khi đánh sâu vào đất Campuchia, theo ông Trần Phương , quân đội Việt
Nam phát hiện nhiều tài liệu cho thấy Trung Quốc đứng sau lưng Pol Pot . Tháng 1-1979, khi tiến vào Phnom Penh, Quân đội Việt Nam còn thu được văn bản hiệp định viện trợ quân sự không hoàn lại mà
Tướng Wang Shangrong,
phó Tổng Tham mưu trưởng Quân
Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, ký với Son Sen tại Phnom Penh ngày 10-2-1976. Trong các năm1977, 1978, Trung Quốc cung cấp cho Khmer Đỏ pháo binh, pháo phòng không, thuyền tuần tiễu… Đặc biệt, 500 chuyên gia quân sự Trung Quốc đã được gửi sang để huấn luyện Khmer Đỏ sử dụng những vũ khí, khí tài quân sự ấy.
Cố vấn Trung Quốc thậm chí còn gặp cả người
của lực lượng Fulro đang hoạt động chống Chính quyền Việt Nam ở vùng Tây Nguyên[269].
Bài có liên quan:
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)