Vừa rồi các báo chí xông vào đánh hôi cô giáo Thúy (vì giảng
bài cho học sinh theo nghĩa "canh gà" này) đến nỗi cô đổ bệnh
tâm thần, phải đi bệnh viện và xin nghỉ dạy. Trong khi đó thì các
học sinh tha thiết cầu cứu các nơi cho cô trở lại với các em.
Bài này có ghi xuất xứ, có thể tin được và sẽ đúng như câu
kết trong bài (Nhân đây, có lần tôi hỏi Bà Dương Tuyết Lan, cháu
nội Cụ Dương Khuê, có phải là thơ của Cụ hay chỉ là ca dao. thì
Bà ấy cũng không biết).
Cô giáo có lòng tự trọng cao, còn các em thì tình nghĩa hơn
một số phóng viên.
CHÂN
***********
Về tích canh gà Thọ Xương như sau
“Nguyên bản cuốn Vân Đình Dương Khuê Thượng Thư Tiên Sinh Thi Tập hiện đang lưu trữ tại thư Viện nghiên cứu Hán Nôm. Sách này có chép bài thơ mang tên Tối ức Thọ Xương thang (Nhớ nhất canh Thọ Xương) của Dương Khuê” Nguyên văn viết: 裊裊搖風竹,蒼蒼鎮武 鐘,壽昌多故舊,同買 燉雞湯。煙鎖西湖水, 杵驚安泰鄉,河城斯美 景,最耐客思量
“Niểu niểu dao phong trúc, thương thương Trấn Vũ chung, Thọ Xương đa cố cựu, đồng mãi đốn kê thang. Yên tỏa Tây Hồ thủy, chử kinh Yên Thái hương, Hà thành tư mỹ cảnh, tối nại khách tư lương.”
Dịch nghĩa nôm na: Gió lay trúc phất phơ, chuông Trấn Vũ xa thẳm, quán Thọ Xương nhiều ông bạn cũ, đều đến mua canh gà hầm. Khói sương vây bủa mặt nước hồ Tây, nhịp chày kinh động làng Yên Thái, cảnh đẹp này của Hà Thành, khiến khách nhớ nhung nhất.
Phía dưới có một dòng chữ nhỏ, chú rằng “sau khi bài này làm ra, sĩ phu tranh nhau ngâm tụng. Bà Thọ chủ quán Thọ Xương đích thân đến nhà ta xin chữ, song lại cầu ta diễn ra quốc âm ngõ hầu hiểu được trọn nghĩa.
Ta liền bỏ hai câu cuối mà diễn lại rằng:
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mùng khói tỏa ngàn sương
Dịp chày Yên Thái mặt gương Tây hồ.”
Thế là đã rõ nhé. Nếu tích trên có thật thì canh gà Thọ Xương đúng là món canh gà, chẳng phải tiếng gà gáy sang canh như các nhà văn, nhà thơ đã tưởng.
Phát hiện này mà đúng thì đó là sự kiện động trời trong văn học.
“Nguyên bản cuốn Vân Đình Dương Khuê Thượng Thư Tiên Sinh Thi Tập hiện đang lưu trữ tại thư Viện nghiên cứu Hán Nôm. Sách này có chép bài thơ mang tên Tối ức Thọ Xương thang (Nhớ nhất canh Thọ Xương) của Dương Khuê” Nguyên văn viết: 裊裊搖風竹,蒼蒼鎮武 鐘,壽昌多故舊,同買 燉雞湯。煙鎖西湖水, 杵驚安泰鄉,河城斯美 景,最耐客思量
“Niểu niểu dao phong trúc, thương thương Trấn Vũ chung, Thọ Xương đa cố cựu, đồng mãi đốn kê thang. Yên tỏa Tây Hồ thủy, chử kinh Yên Thái hương, Hà thành tư mỹ cảnh, tối nại khách tư lương.”
Dịch nghĩa nôm na: Gió lay trúc phất phơ, chuông Trấn Vũ xa thẳm, quán Thọ Xương nhiều ông bạn cũ, đều đến mua canh gà hầm. Khói sương vây bủa mặt nước hồ Tây, nhịp chày kinh động làng Yên Thái, cảnh đẹp này của Hà Thành, khiến khách nhớ nhung nhất.
Phía dưới có một dòng chữ nhỏ, chú rằng “sau khi bài này làm ra, sĩ phu tranh nhau ngâm tụng. Bà Thọ chủ quán Thọ Xương đích thân đến nhà ta xin chữ, song lại cầu ta diễn ra quốc âm ngõ hầu hiểu được trọn nghĩa.
Ta liền bỏ hai câu cuối mà diễn lại rằng:
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mùng khói tỏa ngàn sương
Dịp chày Yên Thái mặt gương Tây hồ.”
Thế là đã rõ nhé. Nếu tích trên có thật thì canh gà Thọ Xương đúng là món canh gà, chẳng phải tiếng gà gáy sang canh như các nhà văn, nhà thơ đã tưởng.
Phát hiện này mà đúng thì đó là sự kiện động trời trong văn học.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét