Bài đăng phổ biến

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP CẦN THỰC QUYỀN



Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ông Trần Quốc Thuận nói Hội đồng Hiến pháp cần có quyền tài phán

Một số đảng viên lâu năm, từng giữ các vị trí lãnh đạo ở thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu tăng quyền cho Hội đồng Hiến pháp và cho thành phố thêm quyền tự quyết.

Những ý kiến trên được đưa ra tại hội nghị diễn ra ngày 24/1 do Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tổ chức để lấy ý kiến của các cựu lãnh đạo thành phố về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

Ai bảo vệ Hiến pháp?

Theo Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, có thêm một chương về Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước.

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng quyền hạn của Hội đồng Hiến pháp là hết sức hạn chế.

Trả lời phỏng vấn BBC vào buổi chiều cùng ngày về nhận xét này, ông Thuận giải thích: "Ở Việt Nam không có cơ quan để bảo vệ Hiến pháp."

"Ở Việt Nam lại có những hành vi, văn bản vi phạm hiến pháp mà không có ai giải quyết cả."

Đó là lý do mà ông Thuận cho rằng việc thành lập Hội đồng Hiến pháp là điều "được mong chờ", tuy nhiên "khi đọc vào thì người ta chỉ thấy thất vọng."
"Nếu không có quyền tài phán thì tốt hơn là không nên lập ra, chỉ tốn tiền của nhân dân"
Ông Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

"Tất cả những nhiệm vụ (của Hội đồng Hiến pháp) cuối cùng chỉ rút gọn lại hai chữ: 'Kiến nghị' và 'Yêu cầu'".

"Kiến nghị và yêu thì hiện giờ Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội đã làm rồi nhưng không hiệu quả," ông nhận xét.

"Nếu chỉ kiến nghị và yêu cầu thì chỉ mang tính hình thức. Nếu không có quyền tài phán thì tốt hơn là không nên lập ra, chỉ tốn tiền của nhân dân."

Ông Thuận cho rằng Nhà nước lập ra là để "bảo vệ nhân dân, bảo vệ Hiến pháp", tuy nhiên các hành động và văn bản vi phạm nhân quyền đang "diễn ra tràn lan" và chính phủ đang đặt luật của mình lên trên Hiến pháp.

Ông dẫn ra trường hợp việc chính quyền dùng Nghị định 38 để đàn áp những cuộc biểu tình của người dân, vốn là quyền được ghi rõ trong Hiến pháp.

"Không có một cơ quan như thế thì dẫn đến tình trạng lạm quyền, tham nhũng tràn lan, gây phiền nhiễu nhân dân, gây bất ổn cho xã hội," ông Thuận nói.

"Sợ tự trị"

Một ý kiến khác của bà Ngô Minh Hồng, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh thì cho rằng chương Chính quyền địa phương trên Hiến pháp không có bước đột phá mới.

Trang VietnamNet dẫn lời bà Hồng cho rằng, "khi thành phố Hồ Chí Minh có đề xuất gì thì ai cũng sợ thành phố đòi quyền tự trị."
2 nhận xét:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét