NHÀ THƠ ĐỖ HOÀNG.
Nhà thơ Hữu Thỉnh có bài viết Tố Hữu, nhà thơ của nhân dân;
đó là nhận định, đánh giá không đầy đủ và không chính xác.(1)
Xin mạn đàm về một chút chữ nhân
dân. Từ lâu rồi chúng ta hay dùng hai chữ nhân dân một cách lạm phát, có khi
không chính xác, ép buộc cho nó, như Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án
nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân… Thật ra
nó là của Nhà nước của một thể chế chính trị.
Chúng ta phải đấu tranh với sự
cứng nhắc của ngôn ngữ. Những từ như Nhân dân, Dân chủ đã mất đi ý nghĩa của
chúng. Bất cứ người nào có thể tổ chức những cuộc bầu cử đều coi mình là người
dân chủ, người của nhân dân (G.
García Marquez) .
Các thể chế độc tài, toàn trị cổ kim còn dùng nó như là một sự mị dân. Cái gì cũng của nhân dân, nhưng thực tế nhân dân là người ở dưới quyền chính trị không có cái gì cả.
Các thể chế độc tài, toàn trị cổ kim còn dùng nó như là một sự mị dân. Cái gì cũng của nhân dân, nhưng thực tế nhân dân là người ở dưới quyền chính trị không có cái gì cả.
Từ Nhân
dân là chữ Hán, ghép
chữ nhân và
chữ dân lại
với nhau. Hai chữ này ở Trung Quốc cũng ghép để đặt tên báo chí và ấn phẩm,
như: “Nhân dân nhật báo.”. Tờ Nhân dân nhật báo của Đảng cộng sản Trung Quốc
báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như tờ Nhân Dân của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Chữ “nhân’ ai cũng biết nghĩa
chính của nó là chỉ người. Người là giống khôn ngoan nhất trong loài động vật.
Chữ “dân” cũng chỉ người, dân, người thuộc dưới quyền chính trị. Thì “nhân dân”
là người thuộc dưới quyền chính trị.
Nhà thơ
Tố Hữu là nhà thơ của đảng cầm quyền – Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng ta là Đảng
cầm quyền – Lời Hồ Chủ tịch).
Điều này nhà thơ Tố Hữu đã tự bạch và ông nhiều lần khẳng định:
Trái tim anh đó chia ba phần
tươi đỏ
Anh dành riêng cho
Đảng phần nhiều,
Phần cho thơ, phần để em yêu
Em xấu hổ thế cũng nhiều anh
nhỉ.
Rôi hai đứa hôn nhau, hai
người đồng chí.
(Bài ca xuân 61)
Phần cho người yêu cũng là phần
của Đảng. Vì người yêu cũng là đồng chi, đảng viên với mình!
Có một giai thoại là một giáo
viên văn cấp 3 dạy văn ở huyện Hoài Đức (Hà Tây cũ) khi giảng đến đoạn trái tim
chia ba phần ông ta đã đứng giữa bục giảng cười lên sằng sặc như kẻ cuồng làm
cho học sinh hoảng hốt, giáo viên đồng nghiệp hết hồn, ban giám hiệu thì miệt
thị khi ông nói:
“ Trái tim chia như tướng Trần
Bình chia thịt cho quân lính, Trần Bình phân nhục thậm công (Tướng Trần Bình chia
thịt cho quân lính rất công bằng). Vồn xưa Trần Bình xuất thân là đồ tể, bán
thịt.) thì choa chịu không dạy nổi Phần cho thơ cũng là của Đảng, cho ẻ vào cái
giáo dục của các ông, choa về đi cày kiếm gạo. Ông giáo viên bỏ về đi cày thật!
Phần cho thơ, thơ cũng của Đảng:
Phần cho thơ, thơ cũng của Đảng:
Làm bí thư hoài có bí thơ?
Rằng thơ với đảng nặng duyên
tơ…
…
Mẹ không còn nữa, con còn
đảng
Dìu dắt con khi chửa biết
gì…
Tố Hữu trăm phần trăm là nhà thơ của Đảng.Và Tố Hữu dành rất nhiều thi phẩm để ngợi ca Đảng mình và lãnh tụ của mình:
Đảng ta đó trăm tay nghìn
mắt
Đảng ta đây xương sắt da
đồng
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Như đứa trẻ sinh nằm trên có
Không quê hương sương gió
tơi bời
Đảng ta sinh nở trên đời
Một hòn máu đỏ nên người hôm
nay…
(Ba mươi năm đời ta có Đảng – đã dẫn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét