Ghi chép - MINH DIỆN
Tuyến đường Lạng Sơn - Bằng Tường |
Dừng chân bên cột mốc biên giới, cô hướng dẫn viên du lịch khá xinh đẹp nói với
mọi người:
- Thưa các bác ! Đây là Hữu nghị quan, nơi cách đây hơn nửa thế kỷ
Hồ Chủ tịch và Mao Chủ tịch đã gặp nhau và ký tên vào tấm bản đồ
hữu nghị…
Cô gái nói như đọc
một bài văn đã học thuộc lòng, vừa sáo rỗng vừa sai sự thật lịch sử. Tôi nghe
mà phát nóng ran khắp người. Một sự phản ứng theo bản năng, tôi giật chiếc
Micro trong tay cô gái:
- Cháu nói sai rồi!
Mặt cô gái đỏ bừng vì tự ái. Cô hỏi tôi:
- Sai chỗ nào bác?
- Cháu nói sai về địa danh và lịch sử!
Cô hướng dẫn viên mở chiếc túi đeo bên mình lấy tờ bướm hướng dẫn du lịch in
khá đẹp bằng chữ Trung Quốc và Việt Nam đưa cho tôi:
- Bác có biết đọc không ạ !
Tờ bướm do Công ty du lịch Trấn Nam, thành phố Bằng Tường, Trung Quốc
xuất bản. Ngay dòng đầu tiên in bằng chữ Trung Quốc đã sai: “Nam trấn
Trung Hoa lục địa, thiên niên thứ kỳ quan đệ nhất danh thắng!” (Đây lả Trấn Nam
của Trung Quốc hàng ngàn năm, là kỳ quan số một danh thắng). Tôi
nói với cô hướng dân viên du lịch và cũng là nói với những người
khách du lịch đi chung tua:
- Chỗ ta đứng chưa phải là mảnh đất cuối cùng của Việt Nam. Cái tên “ Mục
Nam Quan” cũng như “ Trấn Nam Quan” không phải ông bà ta mà đều do Trung Quốc
đặt ra cả...
Cô gái ngắt lời tôi:
- Chú muốn vẽ lại bản dồ biên giới ạ?
Cô là sinh viên năm thứ 2 một trường đại học ở Hà
Nội, đi làm thêm hướng viên cho một công ty du lịch lữ hành. Cô mặc bộ
đồng phục màu xanh, trên ngực thêu lô-gô thanh niên tình nguyện. Nhìn cô
rất trẻ, chắc chắn ít tuổi hơn con gái út tôi, nhưng nét kiêu ngạo, hiếu thắng
và cơ hội hiện rõ trên mặt như bất kỳ một cán bộ đoàn thanh niên nào mà
tôi thường gặp.
Tôi cố nói thật nhẹ nhàng :
- Đây là cột mốc biên giới cắm năm 2001, lấn sang bên ta. Thực ra cái mà
cháu gọi là Hữu nghị quan còn cách cột mốc này hơn 400 mét. Muốn
đến đó phải qua Qủy Môn Quan…
Cô hướng dẫn viên du lịch cất tiếng cười khanh khách:
- Bác này kể chuyện cổ tích đấy ạ?
Cô giằng lại chiếc Mcro, tiếp tục thuyết minh, đúng hơn là
đọc những dòng tiếng Việt trong tờ giấy quảng cáo du lịch của Công ty du lịch
Trấn Nam, Bằng Tường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét