Bài đăng phổ biến

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

“CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNH NĂM 2020-TẦM NHÌN 2030” DO BỘ VĂN HÓA…TRÌNH THỦ TƯỚNG: MƯỢN “ĐẦU DÊ THIU” ĐỂ ĐỔI “THỊT CHÓ” TƯƠI SỐNG…( Phần 2 )

Phạm Viết Đào.
Phần 2: Những chiếc “bánh vẽ” bốc mùi trong Đề cương Đề án " Chiến lược phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030 " của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch…

Xin hỏi Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đang sử dụng tiền nhà nước để xây dựng một nền văn hóa mang bản sắc dân tộc ? Hay Bộ đang lập đề án, thuyết phục nhà nước cấp tiền để “rước voi về dày mả tổ” trong lĩnh vực điện ảnh, góp phần phá hoại, hủy diệt thuần phong mỹ tục…


Từ các căn cứ không mấy thơm tho trên, các nhà soạn thảo bản bản Đề cương đã tô vẽ thêm cho cái Dự án ngàn tỷ này trước hết bàn đề cương căn cứ vào cái gọi là thành tựu của điện ảnh trong thập niên đầu thế kỷ XXI:
1.1. Thành tựu
a) Thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động điện ảnh: diện mạo điện ảnh phong phú, thị trường điện ảnh phục hồi và phát triển.”
Cái gọi là thành tựu phong phú của thị trường điện ảnh phục hồi và phát triển là một sự tô vẽ vô lối, bất chấp thực tế điện ảnh? Diện mạo điện ảnh phong phú được thể hiện qua những số liệu nào, tiêu chí nào? Số lượng phim hay số lượng người xem tăng hàng năm là bao nhiêu, doanh thu như thế nào, số người đến rạp hàng năm tăng bao nhiêu?
Căn cứ vào đâu để bản đề cương đưa ra kết luận: thị trường điện ảnh phục hồi và phát triển khi mà cơ quan Phát hành phim TW ( Fafilm, đang sống lay lắt, tiền lương của cán bộ công nhân viên dựa vào mặt bằng cho thê nhờ đất rộng; tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chỉ một vài cụm rạp có doanh thu nhờ vào 2 yếu tố: Có nguồn phim Mỹ nhập ổn đình ( Megastar ) và Trung tâm chiếu phim quốc gia do được nhà nước đầu tư lớn về trang thiết bị kỹ thuật…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét