Trần Mạnh Hảo *
Điều 4 trong bản “Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992”
(Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – 2005 – Bản sửa đổi), có đoạn viết như sau: “Đảng Cộng Sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và
xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
Điều 4 này mâu thuẫn và chống
lại Điều 2, Điều 3, Điều 8, Điều 15, Điều 16, Điều 21, Điều 83… của chính bản
Hiến pháp. Chúng tôi sẽ lần lượt chứng minh.
Điều 2 của bản Hiến pháp có
đoạn viết như sau: “Nhà nước
CHXHCNVN là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…”. Theo Điều 2 này
khẳng định nước CHXHCNVN là một nước dân chủ. Bởi, Điều 2 nhắc lại định nghĩa
của Ngài Abraham Lincoln (1809-1865) – vị anh hùng giải phóng nô lệ, vị tổng
thống thứ 16 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, thần tượng của Karl Marx, được Marx
tôn làm biểu tượng của Tự Do – định nghĩa về một quốc gia dân chủ như sau: “Một quốc gia dân chủ là một quốc gia
mà chính quyền của dân, do dân, vì dân!”.
Như
vậy, khi Điều 4 khẳng định: “Đảng
CSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, tức là nước
CHXHCNVN theo một chế độ Đảng trị = Đảng chủ, hoàn toàn chống lại Điều 2: khẳng
định nước CHXHCNVN là một nhà nước Dân trị = Dân chủ! Như vậy, nếu căn cứ vào
Điều 2, thì Điều 4 là vi hiến và ngược lại; nhưng Điều 2 có trước Điều 4, nên
ta có thể coi Điều 4 là điều vi hiến được chăng?
Điều 83 của Hiến pháp có đoạn
viết như sau: “Quốc hội là
cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước
CHXHCNVN. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp…”.
Như vậy, Điều 2 và Điều 83 cùng khẳng định quyền tối thượng của nước CHXHCNVN
thuộc về nhân dân chứ không thuộc về Đảng CSVN như Điều 4 đã quy định Đảng CSVN
nắm quyền tuyệt đối: “là lực
lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” . Xã hội là toàn bộ đời sống văn
hoá, chính trị, kinh tế, pháp luật, thể chế, lịch sử, tôn giáo…của con người
trong một quốc gia. Tức là Điều 4 quy định Đảng CSVN là chủ nhân ông của đất
nước và dân tộc Việt Nam, là ông vua của các vua, chúa của các chúa. Nhưng oái
oăm thay, ở Điều 2 và Điều 83, bản Hiến pháp năm 1992 lại khẳng định Nhân Dân
là chủ nhân ông của đất nước và dân tộc, nắm quyền tối thượng quốc gia, y hệt
các nhà nước dân chủ khác trên thế giới vậy (Thế giới ngày nay có chừng 95% số quốc
gia theo chế độ dân chủ đại nghị)! Do đó, cứ theo Điều 4, Điều 2, Điều 83, thì
nước Việt Nam ta có hai “vua”: “Vua
Đảng CSVN” và “Vua
Nhân Dân” ư ? Nếu lấy hai chọi một, thì Điều 4 là thiểu số phải bị
coi là vi hiến trước Điều 2 và Điều 83 đa số!?
Chưa hết, ngay cả ở Điều 3
trong bản Hiến pháp 1992 cũng hàm chứa yếu tố chống lại Điều 4.
Điều 3 có đoạn viết như sau: “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát
huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân”. “Quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân”
nghĩa là nhân dân làm chủ tất tần tật mọi sinh hoạt xã hội từ chính trị, văn
hoá xã hội, thể chế, luật pháp, lịch sử… của nước Việt Nam. Mệnh đề này của
Điều 3 trong Hiến pháp phủ nhận Điều 4! Như vậy, Điều 3 đã về hùa với các Điều
2 và Điều 83 cùng xóa bỏ Điều 4 trong bản Hiến pháp!
Mệnh đề thứ 2 của Điều 3 viết
như sau: “… Thực hiện mục
tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc…”. Chính Điều 3 trong Hiến pháp
đã xác định xã hội Việt Nam là một xã hội công bằng, tự do. Tự do và Công bằng
xã hội là mọi công dân đều bình đẳng, không ai nhảy ra sai khiến (lãnh đạo) ai
mà không được sự đồng ý của người bị sai khiến (bị lãnh đạo). Đảng CSVN chỉ là
một nhóm người rất thiểu số trong cộng đồng dân tộc Việt Nam (ngót ba triệu
đảng viên CS trong khi đó có hơn 90 triệu người dân ngoài đảng). Vậy thiểu số
kia muốn cai trị (lãnh đạo) đa số này phải hỏi ý kiến xem 80 triệu dân có đồng
ý (cho phép) Đảng CSVN cai trị đại đa số nhân dân Việt Nam hay không?
Nghe câu hỏi này, Đảng CSVN bèn
bảo: – Quốc hội nước CHXHCNVN đã bỏ phiếu xác định vai trò lãnh đạo tuyệt đối
của Đảng CS thì không phải là toàn dân đồng thuận là gì? Vâng, đấy chỉ là sự
đồng thuận hình thức, đồng thuận ảo, đồng thuận giả tạo! Vì trong Quốc hội có
đến hơn 95% đại biểu là đảng viên CS, thì Quốc Hội thực chất chỉ là Quốc hội
của Đảng CS mà thôi! Với phương châm bầu cử: “Đảng cử, Dân bầu” của Đảng CS,
thì người dân (hơn 80 triệu) đã bị tước quyền ứng cử và bầu cử. Khi Nhân Dân
mất quyền “cử” thì chữ “ bầu” cũng thành vô nghĩa, thành trò hề! Do đó, mọi
cuộc bầu bán do Đảng CS tổ chức để hình thành Quốc hội đều chỉ là hình thức, là
trò ảo thuật kiểu Đảng CS vừa đá bóng, vừa thổi còi, vừa lĩnh thưởng mà thôi!
Bầu cử Quốc Hội mà Đảng CS toàn cử người của mình ra ứng cử, rồi bắt dân chỉ
được quyền “Bầu”, không được quyền “Cử”, Dân không được quyền kiểm phiếu… thì
cái Quốc Hội kia chỉ là Quốc Hội của Đảng chứ nào đâu còn là Quốc hội của Dân?
Do đó, chính Đảng CSVN đã vi phạm Điều 3 của Hiến pháp là không tôn trọng hai
chữ: Tự do – Bình đẳng (Công bằng)!
Như vậy, Điều 3 trong Hiến pháp
đã phủ nhận chính Điều 4 vậy!
Điều 8 trong bản Hiến pháp 1992
có đoạn viết như sau: “…
Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu,
hách dịch, cửa quyền”. Điều 8 không cho phép ai (kể cả Đảng CS)
được phép quan liêu, cửa quyền. Nhưng ở Điều 4, Đảng CSVN đã chứng tỏ sự quan
liêu, cửa quyền của mình bằng cách tự cho mình quyền lãnh đạo tối thượng nhân
dân Việt Nam trái với quy định ở Điều 2, Điều 3 và Điều 83. Do đó, Điều 8 cũng
đã phủ nhận chính Điều 4.
Điều 15 trong bản Hiến pháp, có
đoạn viết: “Nhà nước thực
hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa…dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong
đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng…”. Chính sự khẳng
định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường (khái niệm “định hướng
XHCN” hoàn toàn vô nghĩa), chấp nhận nền kinh tế tư nhân tại Việt Nam nơi Điều
15 này đã phủ nhận Điều 4; vì Điều 4 ghi: “Đảng
CSVN theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Vì sao vậy?
Vì ai đã đọc Mác-Lênin, dù chỉ ở trình độ sơ cấp, cũng biết chủ nghĩa Mác-Lê
phủ nhận kinh tế thị trường = tư bản, xóa bỏ sở hữu tư nhân. Có chủ nghĩa Mác-
Lê thì không có kinh tế tư bản = kinh tế thị trường và sở hữu tư nhân và ngược
lại! Như vậy, Điều 15 đã xóa bỏ Điều 4 hay ngược lại!?
Điều 17 trong bản Hiến pháp
1992 tiếp tục phủ nhận Điều 4 bằng cách nói rõ hơn sự phát triển tư bản chủ
nghĩa ở Việt Nam như sau: “Phát
huy mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế gồm kinh tế
nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân,
kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài…”.
Chính sự khẳng định Đảng CSVN lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam đang xây
dựng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Điều 17 này đã giết chết chủ nghĩa
Mác-Lênin là tôn giáo và cương lĩnh của Đảng như Điều 4 đã quy định. Vậy, Điều
17 này đã xóa bỏ Điều 4 hay ngược lại?
Điều 21 trong bản Hiến pháp
1992 tiếp tục khẳng định Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường, tức kinh tế
tư bản chủ nghĩa, như có đoạn viết sau: “Kinh
tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản
xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp, không bị hạn chế về quy mô hoạt
động…”. Mục đích của chủ nghĩa Mác-Lê Nin là chôn chủ nghĩa tư bản.
Sao Đảng CSVN ghi trong Điều 4 Hiến pháp “là
lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội… theo chủ nghĩa Mác-Lênin”
lại phát triển kinh tế tư bản? Hóa ra, bằng cách đề ra bốn Điều: 15, 16,17, 21
trong Hiến pháp 1992 là xây dựng nền kinh tế tư bản trên đất nước Việt Nam,
Đảng CSVN đã làm ngược lại 180 độ chủ nghĩa Mác–Lênin; cũng có nghĩa là chính
Đảng CSVN không chôn tư bản như nguyên lý Mác-Lênin đã dạy, mà ngược lại còn đi
xây dựng tư bản chủ nghĩa. Như vậy, có phải chính là Đảng CSVN đã ngầm xóa bỏ
Điều 4 trong bản Hiến pháp?
Tựu trung, Điều 4 trong Hiến
pháp 1992 (bản sửa đổi) đã xóa bỏ các Điều 2, 3, 8,15, 16, 21, 83… của chính
bản Hiến pháp, cũng là xóa bỏ nền tảng của bản Hiến pháp vậy! Muốn bản Hiến
pháp không bị vô hiệu hoá vì sự thậm vô lý (ngược đời), cần phải xóa bỏ Điều 4
. Vả, nếu điều 4 hiến pháp không bị xóa bỏ, hiển nhiên là các cuộc bầu cử của
nhà nước Việt Nam chung quy chỉ là hình thức, là trò đùa mà thôi; vì hiến pháp
đã khẳng định đảng cộng sản Việt Nam với số đảng viên thiểu số ( ba triệu) là
lực lượng vĩnh viễn lãnh đạo đất nước, lãnh đạo khối nhân dân đa số ( 90
triệu ) thì còn bầu cử làm gì cho mất công, vô ích. Chính điều 4 hiến pháp này
đã thông báo một điều hiển nhiên : NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
LÀ NHÀ NƯỚC ĐỘC TÀI, ĐỘC ĐẢNG , TUYỆT ĐỐI KHÔNG PHẢI LÀ NHÀ NƯỚC DÂN CHỦ như
Hiến pháp đã lừa dối tuyên bố .,.
Sài Gòn 2006-2013
Trần Mạnh Hảo
--------------------------------
(Quêchoa)
--------------------------------
Điều 4 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 viết (tóm tắt):
1. Đảng Cộng sản Việt Nam …. là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
2. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám
sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định
của mình.
3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Hiện nay có mấy quan niệm khác nhau về Điều 4 Hiến pháp.
1) Quan niệm hạ thấp ý nghĩa, tác dụng của Điều 4. Thí dụ ông Trần Trọng
Tân nguyên Trưởng ban tư tưởng văn hóa Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam (ĐCSVN) nói: "Hiến pháp chỉ thừa nhận Đảng là lực lượng lãnh đạo
Nhà nước và xã hội, không phải Hiến pháp cho phép Đảng được lãnh đạo Nhà
nước và xã hội ; hiểu Điều 4 của Hiến pháp như là “giấy phép” cho Đảng
là không đúng." [1]. Chẳng rõ cách giải thích này có phải là nhằm
mục đích hạ nhiệt phản ứng của những người phản đối sự áp đặt Điều 4 hay
không.
Thực ra Hiến pháp là văn bản pháp luật cơ bản, lâu dài, có hiệu lực pháp lý cao nhất của một nước. Vì pháp luật là "những quy phạm hành vi do nhà nước ban hành mà mọi người dân buộc phải tuân theo" [2], do đó tất cả các điều văn được đánh số thứ tự trong Hiến pháp đều có tính ép buộc, cưỡng chế;
ai vi phạm Hiến pháp sẽ bị xử lý (Điều 123), nghĩa là có thể bị bỏ tù.
Thí dụ Điều 14 nói Hà Nội là thủ đô nước ta đâu phải chỉ là sự thừa
nhận, mà là một quy định pháp lý, ai không tuân theo là vi hiến, tức
phạm pháp.
Như vậy Điều 4 không chỉ thừa nhận Đảng là lực lượng lãnh đạo và cho phép ĐCSVN thực thi quyền lãnh đạo ấy mà còn buộc Nhà nước và xã hội, trong đó có nhân dân, phải phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, không phục tùng là vi hiến. Ý nghĩa, tác dụng của Điều 4 là thế. Dĩ nhiên ai cũng biết rằng phục tùng một cách tự nguyện thì tốt hơn khi bị ép buộc.
2) Quan niệm phổ biến trong dư luận là đánh giá quá cao ý nghĩa tác dụng
của Điều 4, cho rằng nhất thiết phải có Điều 4 thì mới giữ được sự lãnh
đạo của ĐCSVN, bỏ Điều 4 là xóa bỏ sự lãnh đạo ấy; từ đó bất kỳ ý kiến
nào đòi bỏ Điều 4 đều bị coi là chống Đảng. Mặt khác, cũng vì đánh giá
như vậy mà những người phản đối sự lãnh đạo của ĐCSVN cũng nghĩ rằng chỉ
cần bỏ Điều 4 thì sẽ xóa bỏ được sự lãnh đạo của Đảng.
Thực ra vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền và Hiến pháp là hai vấn đề
khác nhau. Hiến pháp không quy định về vai trò lãnh đạo của đảng cầm
quyền không có nghĩa là đảng đó mất quyền lãnh đạo. Vai trò ấy quyết
định bởi lòng dân chứ không bởi Hiến pháp. Lịch sử đã chứng minh đây là
một chân lý không ai có thể bác bỏ.
Như ở Liên Xô, trước năm 1977, Hiến pháp không nói về vai trò lãnh đạo
nhà nước của ĐCS Liên Xô, nhưng Đảng vẫn lãnh đạo xây dựng nước này trở
thành siêu cường. Từ 1977 Hiến pháp có Điều 6 quy định ĐCS Liên Xô giữ
quyền lãnh đạo đất nước, nhưng từ đó Đảng lại suy thoái nhanh và chỉ sau
14 năm thì Đảng tan rã, bị mất quyền lãnh đạo. Hậu quả làm nhà nước sụp
đổ, xã hội rối loạn, tài sản công do nhân dân làm ra trong hơn 70 năm
bị tầng lớp tư bản mới chiếm đoạt. Nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình
Lộc nói "Liên Xô sụp đổ cũng là lúc cái điều trong Hiến pháp về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản được khẳng định rất mạnh"; sự sụp đổ ấy "có phải là diễn biến hòa bình đâu" mà "là nhân dân vùng dậy lật đổ" [3]. Rõ ràng, khi đã mất lòng dân thì đặc quyền lãnh đạo của ĐCS Liên Xô, dù có Điều 6 bảo đảm, cũng vẫn bị mất.
Trung Quốc từ năm 1982 đến nay các điều văn Hiến pháp hoàn toàn không có
từ Đảng cộng sản, tức không có quy định về vai trò lãnh đạo của ĐCSTQ,
nhưng Đảng vẫn lãnh đạo như cũ.
Tóm lại, trừ các nước độc tài chuyên chế ra, vai
trò lãnh đạo của đảng cầm quyền trong các nước dân chủ không liên quan
gì đến Hiến pháp mà hoàn toàn quyết định bởi lòng dân, tức sự tín nhiệm
của Đảng.
Sau Cách mạng tháng Tám, ĐCSVN tuy chỉ có vài nghìn đảng viên nhưng đã
được nhân dân suy tôn làm đảng lãnh đạo. Dù chẳng viết điều đó vào Hiến
pháp 1946 và 1959, thậm chí có lúc còn tuyên bố giải thể, song Đảng vẫn
giữ vững vai trò ấy và đã lãnh đạo cực kỳ xuất sắc. Tất cả là do ĐCSVN
có đường lối đúng, đảng viên dẫn đầu hy sinh vì dân vì nước, biết bao
đảng viên đã ngã xuống. Đảng không coi lãnh đạo đất nước là đặc quyền
đặc lợi mà coi là sứ mạng lịch sử trao cho, là nhiệm vụ nặng nề phải
gánh lấy, dù biết phải hy sinh lợi ích riêng, kể cả tính mạng. Vì thế
tất nhiên ĐCSVN giành được tín nhiệm tuyệt đối của nhân dân. Thắng lợi
của Cách mạng Tháng Tám và mấy cuộc kháng chiến chống xâm lược là những
sự thực lịch sử không thể phủ nhận, đem lại uy tín cao cho Đảng.
Về sau, do học theo Điều 6 Hiến pháp Liên Xô mà Hiến pháp 1980 và 1992
của ta có thêm Điều 4; nhưng ĐCSVN không vì thế mà mạnh lên, ngược lại
càng suy thoái biến chất tới mức như Nghị quyết 4 nhận định, khiến lòng
tin của dân ngày một giảm sút và tiềm ẩn nguy cơ tự tan vỡ từ bên trong
[4]. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lo nghĩ: "Bây giờ trong Đảng
[ĐCSVN] cũng có sự phân hoá giàu-nghèo… Mai kia Đảng này sẽ là đảng của
ai? Có giữ được bản chất là đảng cách mạng của giai cấp công nhân, của
nhân dân lao động, của dân tộc không?"[5]. Nỗi lo ấy rất có lý, vì
khi ĐCSVN do quan liêu, tham nhũng, đặc quyền đặc lợi mà đánh mất bản
chất cách mạng thì nước ta tất sẽ đi theo vết xe đổ của Liên Xô.
Trên thế giới ngày nay hầu hết các nước đều do một hoặc vài chính đảng
lãnh đạo. Lịch sử Việt Nam trao cho ĐCSVN sứ mạng lãnh đạo sự nghiệp
giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng nước ta trở thành một
nước dân chủ tự do, giàu mạnh văn minh. ĐCSVN đã hoàn thành sứ mạng
giành độc lập, thống nhất tổ quốc và hiện đang lãnh đạo nhân dân xây
dựng đất nước. Tuy rằng thời gian qua trong Đảng xuất hiện tình trạng
suy thoái biến chất nguy hiểm ở một bộ phận không nhỏ đảng viên cán bộ
khiến cho uy tìn của Đảng bị giảm sút, nhưng đa số nhân dân ta vẫn ủng
hộ Đảng.
Hơn nữa, sau gần 70 năm cầm quyền, ĐCSVN đã xây dựng được một hệ thống
chính trị, tư tưởng, văn hóa, tổ chức vững mạnh ở tất cả mọi cơ sở dân
cư, tổ chức xã hội, kinh tế, chính trị, quân đội …, nắm chặt cương vị
lãnh đạo từ cấp thấp nhất tới cao nhất trong cả nước. Các thế lực ngoài
Đảng dù mạnh đến đâu cũng không xóa bỏ nổi vai trò lãnh đạo của ĐCSVN.
Nguy cơ làm Đảng mất quyền lãnh đạo chỉ có thể đến từ trong Đảng, Hiến
pháp chẳng thể cứu được, như bài học Liên Xô đã cho thấy.
Trưởng ban Nội chính Trung ương Đảng Nguyễn Bá Thanh mới đây nói: "Tình
hình của Đảng đang lâm nguy. Nếu như không mở được ‘cuộc chiến’ giành
lại lòng tin của chính đảng viên và của dân thì gay đến nơi rồi." [6]
Đúng vậy, chỉ có giành lại lòng tin tuyệt đối của nhân dân thì ĐCSVN mới
giữ được vai trò lãnh đạo. Lòng tin mạnh hơn luật pháp và không thể áp
đặt, Điều 4 không làm dân thêm tin Đảng mà còn bị một bộ phận không nhỏ
đảng viên coi là vũ khí đem lại đặc quyền đặc lợi cho họ; chớ nên tin nó
là bảo bối có thể giữ được vai trò lãnh đạo của Đảng. Khi Đảng đã suy
thoái mà còn trông chờ vào Điều 4 thì khác gì người sắp chết đuối trông
chờ vào cọng rơm.
Cách duy nhất đúng là thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết 4, sao cho toàn
thể đảng viên giữ được phẩm chất tiên phong, liêm khiết, Đảng thực sự
trong sạch vững mạnh. Đây là một cuộc chiến cực kỳ gian nan, đau khổ, vì
phải chiến đấu với chính mình, với đồng chí, người thân của mình. Nhưng
cách làm này có lợi cho dân tộc và cả cho ĐCSVN, vì thế là thượng
sách.
Hồ Anh Hải
…………………………
Tài liệu tham khảo:
[2] Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, Hà Nội 1994
(Quêchoa)
1 nhận xét:
Nặc danh09:41 Ngày 27 tháng 1 năm 2013
Ý KIẾN VỀ ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP
Rất nhiều nhà lý luận, nhà luật học... đã biện giải điều 4 hiến phàp 1992 của nước CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM là vi hiến, độc tôn, áp đặt, cưỡng bức. Trên thực tế mấy chục năm nay khi hiến pháp của nhà nước bị một số kẻ cầm quyền cưỡng bức, nó đưa đến một kết quả tai hại mọi người dân Việt Nam ai cũng nhìn thấy. Thắng trận 40 năm nay, đất nước càng ngày càng nghèo nàn, lạc hậu, xơ xác, tụt hậu thê thảm, nền giáo dục, đạo đức xã hôi xuồng dốc không phanh. Quan chức thì cửa quyền, hống hách cướp đoạt tài sản của nhân dân vô tội vạ, dân oan khiếu kiện rầm trời khắp từ Bắc chí Nam chẳng ai giải quyết, tham nhũng tràn lan như bệnh hủi, mua quan bán tước đã trở thành quốc nạn. Những người cầm quyền sợ Tàu như sợ cọp, gieo rắc tư tưởng bạc nhược, đầu hàng luồn cúi bán biển đảo, biên giới đất đai mất cả Mục Nam Quan cho nó hòng vinh thân phì gia, được ngụy biện ổn định chính trị xã hội, 4 tốt, 16 chữ vàng mà họ đội từ hội nghị Thành Đô về. Thà cứ thua trận như Nhật Bản chỉ sau 20 năm( 1945-1965)họ vùng lên kính tế đứng hàng đầu thế giới. Trông người mà ngẫm đến ta thấy tủi hổ cho cả dân tộc, hy sinh hàng chục triệu con người, mấy chục năm đánh nhau chí tử thẳng lợi vẻ vang bây giờ mất tất cả chỉ vì điều 4 hiến pháp, Đảng cộng sản Việt Nam tự cho mình quyền nô bách nạp, không coi ai ra gì, không chịu sự kiểm soát của nhân dân, họ toàn quyền kiểm soát mọi hành vi xã hội tới tận hàng cùng ngõ hẻm, dân chúng không bao giờ được mở miệng nói điều ngay, sự thật. Xã hội sống trong không khí sợ sết, dối trá bao trùm tràn lan, nếu không nói theo đảng liền bị quy chụp vào phần tử phản động thù nghịch, vu cho đủ thứ tôi mơ hồ chống lại điều 79, 88 bộ luật hình sự là từ mọt gông.
Vậy điều 4 Hiến pháp còn ý nghĩa gì mà không loại nó ra khỏi đời sống xã hội VN. Nếu cứ khư khư giữ điều 4 của hiến pháp thì mọi sữa đổi hiến pháp đều vô nghĩa. Tôi hết sức hoan nghênh, ủng hộ ông Trần Mạnh Hảo và những ai có tâm huyết tán thành bỏ điều 4 tai hại trong hiến pháp nước VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA sắp ban hành 2013.
Trả lời
Rất nhiều nhà lý luận, nhà luật học... đã biện giải điều 4 hiến phàp 1992 của nước CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM là vi hiến, độc tôn, áp đặt, cưỡng bức. Trên thực tế mấy chục năm nay khi hiến pháp của nhà nước bị một số kẻ cầm quyền cưỡng bức, nó đưa đến một kết quả tai hại mọi người dân Việt Nam ai cũng nhìn thấy. Thắng trận 40 năm nay, đất nước càng ngày càng nghèo nàn, lạc hậu, xơ xác, tụt hậu thê thảm, nền giáo dục, đạo đức xã hôi xuồng dốc không phanh. Quan chức thì cửa quyền, hống hách cướp đoạt tài sản của nhân dân vô tội vạ, dân oan khiếu kiện rầm trời khắp từ Bắc chí Nam chẳng ai giải quyết, tham nhũng tràn lan như bệnh hủi, mua quan bán tước đã trở thành quốc nạn. Những người cầm quyền sợ Tàu như sợ cọp, gieo rắc tư tưởng bạc nhược, đầu hàng luồn cúi bán biển đảo, biên giới đất đai mất cả Mục Nam Quan cho nó hòng vinh thân phì gia, được ngụy biện ổn định chính trị xã hội, 4 tốt, 16 chữ vàng mà họ đội từ hội nghị Thành Đô về. Thà cứ thua trận như Nhật Bản chỉ sau 20 năm( 1945-1965)họ vùng lên kính tế đứng hàng đầu thế giới. Trông người mà ngẫm đến ta thấy tủi hổ cho cả dân tộc, hy sinh hàng chục triệu con người, mấy chục năm đánh nhau chí tử thẳng lợi vẻ vang bây giờ mất tất cả chỉ vì điều 4 hiến pháp, Đảng cộng sản Việt Nam tự cho mình quyền nô bách nạp, không coi ai ra gì, không chịu sự kiểm soát của nhân dân, họ toàn quyền kiểm soát mọi hành vi xã hội tới tận hàng cùng ngõ hẻm, dân chúng không bao giờ được mở miệng nói điều ngay, sự thật. Xã hội sống trong không khí sợ sết, dối trá bao trùm tràn lan, nếu không nói theo đảng liền bị quy chụp vào phần tử phản động thù nghịch, vu cho đủ thứ tôi mơ hồ chống lại điều 79, 88 bộ luật hình sự là từ mọt gông.
Vậy điều 4 Hiến pháp còn ý nghĩa gì mà không loại nó ra khỏi đời sống xã hội VN. Nếu cứ khư khư giữ điều 4 của hiến pháp thì mọi sữa đổi hiến pháp đều vô nghĩa. Tôi hết sức hoan nghênh, ủng hộ ông Trần Mạnh Hảo và những ai có tâm huyết tán thành bỏ điều 4 tai hại trong hiến pháp nước VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA sắp ban hành 2013.