Bài đăng phổ biến

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Nhân dân Châu Xá, Duy Tân HD


HẢI DƯƠNG: CẢ LÀNG BIỂU TÌNH SUỐT CẢ TUẦN ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


People Dân developing Leu, bao vay Lợi on Công ty Trường Khánh - Ảnh: T.Hoàng Người dân dựng lều, bao vây lối vào Công ty Trường Khánh - Ảnh: T.Hoàng Vay Nhà Máy give ô nhiem: Many people are DOA kill Vây nhà máy gây ô nhiễm: Nhiều người bị dọa giết 29/06/2013 08:19 (GMT + 7) 29/06/2013 08:19 (GMT + 7) TT - Khoang an tuần...
-->đọc tiếp...

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

LIỆU ẤN ĐỘ CÓ THỂ TRỞ THÀNH MỘT NƯỚC LỚN?

Posted by basamnews on June 27th, 2013
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Hai, ngày 24/6/2013
(Tạp chí The Economistsố 30/3/2013)
Sự thiếu vắng một văn hóa chiến lược của n Độ cản trở tham vọng của nước này trở thành một thế lực trên thế giới.
Không ai nghi ngờ việc Trung Quốc đã gia nhập hàng ngũ các nước lớn: ý tưởng về một G2 với Mỹ được nêu ra, mặc dù vội vã. Ấn Độ thường được nhắc đến cùng với Trung Quốc vì nước này có dân số hơn 1 tỷ người, sự hứa hẹn về kinh tế, giá trị với tư cách là đối tác thương mại và các khả năng quân sự ngày càng phát triển. Tất cả 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đều ủng hộ – tuy miễn cưỡng – tuyên bố của Ấn Độ muốn gia nhập với họ. Nhưng trong khi sự nổi lên của Trung Quốc là một điều đã định sẵn, Ấn Độ vẫn được dư luận rộng rãi coi như một nước gần như cường quốc chưa hẳn có thể hành động cho tương xứng.
Read the rest of this entry »

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

THƠ VÔ LỐI NGUYỄN KHOA ĐIỀM KHI VỀ THƯỜNG DÂN (tiếp theo)

Đỗ Hoàng

  ... Dù những điều Nguyễn Khoa Điềm viết ra chưa phải thơ nhưng bạn đọc cũng có phần đồng cảm những nỗi trăn trở của ông. Hóa ra khi ngồi dưới đất ông mới thấy rằng dân đen người ta đau khổ biết nhường nào. Nỗi khổ của họ có phần do ông gây nên.
 Bây giờ có nhiều quan điểm thơ: thơ siêu việt, thơ hậu hiện đại, thơ hậu hậu hiện đại. Tìm tòi là đáng quý, nhưng tìm tòi phải vào trái tim người đọc. Còn viết những điều mình cũng không hiểu, không biết thì làm sao thành công.
 Thơ hậu hiện đại của Ion Milos (nhà thơ Thuỵ Điển) vào được đọc giả vì có tứ, có nghĩa, tầm tư tưởng, triết học cao:
Tôi mua một con chó
Để có bạn bầu
Trò chuyện sớm hôm..

Và rồi một hôm
Chó thổ lộ với tôi một điều rất lạ.
Rằng con người đã từ lâu
Không còn nói ngôn ngữ của con người…
(Con người và con chó - Phạm Viết Đào dịch)
Thơ và Vô lối Nguyễn Khoa Điềm không như vậy.
    Đáng ra nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm phải chân thành hơn, sám hổi hơn:
“Ta xin chịu tội khi ta u mê cái triết học du nhập lai căng lỗi thời, không nói cho đám đầu trâu mặt ngưa đồng liêu với ta tỉnh ra,
khi ta trù úm, sát phạt với các huynh Hoàng Minh Chính, Trần Độ,
Xin thắp nén nhang cho các tác phẩm ta ra lệnh đốt thành tro
Lạy văn sỹ tài danh Dương Thu Dương bị đi tù.
Vái linh hồn các nhà dân chủ , các trang mạng xã hội chính ta đàn áp
Các chị bán cá Vỹ Dạ ơi!
Tôi xấu hổ giọt nước mắt tôi trộm rơi
Khi nhìn các chị chao chát nói cười, tiếng thở than hả hê, tiếng rên rỉ của những tờ bạc vụn.
Trong khi tôi tiêu hoang bạc kho, vàng đụn
Lấy thuế từ tấm lưng còng của các chị đây!
Từ nay đi cùng các chị
Tôi tự căm tôi đã đào tạo nguồn những tay làm nghề tôi, nối ngôi tôi là nghề nói láo!
Nghề mà phải bớt gạo
Trong nồi của các chị để cho chúng nó ba hoa!
Ôi biết bao cuồng phong văn chương bão táp do tôi gây ra

Tạ lỗi quê nhà
Tạ lỗi những người mò hến không có hến ngày ngày đêm đêm bên Cồn Hến để kiếm cháo rau

Điềm tôi đây
Xin đập đầu chịu tội!
   Tôi tin nếu nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết như thế chắc bạn đọc sẽ quý trọng ông nhiều hơn nữa!
Hà nội, ngày 31 tháng 5 năm 2013
Đ – H



Thơ vô lối Nguyễn Khoa Điềm khi về thường dân (1)

Published on 11:05, 05/31,2013
       

                    alt     alt

    Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm (1) trên        Nhà thơ Đỗ Hoàng (2) dưới

THƠ VÔ LỐI NGUYỄN KHOA ĐIỀM KHI VỀ THƯỜNG DÂN
 
                                                   Đỗ Hoàng

      Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ những người làm thơ cổ động cho miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến hai miền Nam Bắc Việt Nam thập kỷ 50, 60, 70 thế kỷ trước có sự trợ giúp của nước ngoài ở cả hai phía. Nói cho đúng đó là cuộc nội chiến nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn của dân tộc Việt Nam bị các thế lực nước lớn giật giây chi phối cả đôi bên. Trong chiến tranh chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm xếp sau các nhà thơ khác như Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân, Nguyễn Duy…Khi Nguyễn Khoa Điềm làm quan to thì thơ ông mới to theo, trước đó mấy ai biết ông.
 Thơ của thế hệ này là thơ tuyên truyền một chiều, một phía cho cuộc đánh nhau vì quyền lợi phe nhóm.
Lạ lùng cuộc đời nay
Đến văn chương cũng đĩ
Loài người làm khổ thay
Cái chiến tranh vô nghĩa!
(Tâm sự người lính 1973 – Đỗ Hoàng)
 Chiến tranh dù nhìn ở góc độ nào cũng là nỗi đau muôn kiếp của nhân dân cần lao. Các bậc thánh nhân ngày trước bất dắc dĩ mới dùng đến binh khí:
Nãi tri binh dã thị hung khí
Thánh nhân bất đắc nhĩ nhi dụng chi
(Lý Bạch)
Binh đao ác độc vô cùng
Thanh nhân cực lắm mới dùng ai ơi!
(Túy thì ca – Đỗ Hoàng dịch)
Sư chi sở xứ
Kính các sinh yên
Đại quân chi hậu
Tán hữu hung niên
(Lão tử)
Chỗ đóng quân lính
Gai góc mọc đầy
Đằng sau cuộc chiến
Đói khổ lắm thay!
(Đỗ Hoàng dịch thơ)
 Những người tham gia cuộc chiến hai miền họ cũng không thoát khỏi áp lực của thể chế, vừa do văn hóa, do tầm nhìn, tầm nghĩ hạn chế nên cả một thế hệ nói theo bài bản định sẵn, viết sẵn hay áp nà, nói lấy được. Những câu chưởi địch không đau, không phải thơ,  kiểu chưởi hàng tôm, hàng cá:
Thành phố mọc như nấm độc những xnách-ba
Mỹ và đĩ
 (Con gà đất cây kèn và khẩu súng – Nguyễn Khoa Điềm)
Hay:
Chỉ cần sự bảo chứng của đô la và súng máy
Cùng cái đầu tối tăm của Giôn xơn, Ních Xơn đặt vào trên đấy!
(Giặc Mỹ - Nguyễn Khoa Điềm)

  Thơ họ là dàn đồng ca không lồ muôn người như một, hô khẩu hiệu suông, cũ kỹ, mòn vẹt , véo von, rập khuôn, sáo rỗng, không có tư tưởng, vô cảm trước nỗi đau của nhân quần trong cuộc chiến đầy chết chóc, xương núi, máu sông! Hình thành nên trùng trùng điệp các nhà cổ động viên, nhà ca học, cười học, hót học, hát học, tấu hài học vô tình hoặc cố tình …
  Thơ Nguyễn Khoa Điềm là loại dịch nghị quyết tuyên huấn cấp xóm khô khan, không một chút truyền cảm.  Nhiều kiểu định nghĩa các phạm trù đất nước, quê hương không đầy đủ, không chính xác, có phần phản cảm:
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm(!)
(Đất nước – Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm)
Đất là nơi anh đá bóng cũng  phải kể  ra chứ… Nước là nơi em khỏa thân soi gương phải kể ra chứ…
   Trong văn chương cũng như trong toán học có những cái không định nghĩa mà chỉ mô tả. Điểm. mặt phẳng, trong toán học; tổ quốc, đất nước, quê hương trong văn học…là những mệnh đề người ta chỉ mô tả mà thôi. Nguyễn Khoa Điềm định nghĩa đất nước thì bao giờ cho đủ.
     Khi đường công danh Nguyễn Khoa Điềm càng cao, sự khô khan xơ cứng trong thơ lại tỷ lệ thuận với chức quyền, còn chất lượng thơ thì tỷ lệ nghịch với chức quyền. Đúng là được mùa cau thì đau mùa lúa; được mùa lúa thì úa mùa cau.
  Cammus từng nói: “Tôi không vì thơ ca mà hy sinh chính trị, nhưng tôi hy sinh những gì làm hại cho thơ ca”. Đấy là chính trị của một châu lục có truyền thống dân chủ tiến bộ, còn chính trị của cộng sản phương Đông, chính trị Tàu Ô thì thôi rồi lượm ơi! Phải bỏ thơ ca mà đi làm kỹ thuật thôi!
  Nguyễn Khoa Điềm muốn bắt cá hai tay, vừa làm quan thật to, vừa là nhà đại thi hào. Con rô cũng tiếc, con diếc cũng tham. Nhưng cuộc đời không cho ai vừa giàu như Bin gết, vừa tài thơ như Đỗ Phủ, vừa nhà chính trị quân sự lỗi  lạc như Thành Cát Tư Hãn, đep trai như Platini (cầu thủ đá bóng) …Thời coi Ban Tư tưởng Văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Khoa Điềm để lại nhiều tiếng không hay cho lắm. Ông ta trù úm Hoàng Minh Chính, bắt nhà văn Dương Thu Hương, bôi nhọ Trần Độ, loại bỏ nhiều nhà bất đồng chính kiến, đàn áp những người đòi tự do dân chủ, cấm mạng , cấm internet, đốt thành tro bụi nhưng tập sách như Học phí trả bằng máu của Nguyễn Khắc Phục, Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Chúa trời ngù gật của Nguyễn Dậu, Tâm sự người lính của Đỗ Hoàng, ngăn cản nhiều nhà văn tài năng vào Hội Nhà văn Việt Nam…Ký duyệt nhiều dự án tiêu hàng triệu đô là tiền ngân sách, thuế dân đống để phe nhóm hưởng lại quả nhưng hiệu quả không là bao như: phim Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Công, (phim bỏ kho) 1 triệu đô, phim Dòng sông phẳng lặng (phim bỏ kho), làng văn hóa Đồng Mô (làng bỏ hoang), Bác Hồ với văn nghệ sỹ…
   Đường hoạn lộ của Nguyễn Khoa Điềm khá hanh thông. Nguyễn Khoa Điềm quan quá to. Ông trùm tư tưởng văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam. Rồi đứt gánh giữa chừng. Ông quan to Nguyễn Khoa Điềm phải về vườn lúc tuổi chưa đến 60, còn một hai nhiệm kỳ trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam nữa, nhưng lại bị ông cậu ruột của vợ là Nguyễn Đức Đạo viết đơn tố Nguyễn Khoa Điềm không phải là đảng viên và có thời gian bị tù ở lao Thừa phủ - Huế khai báo với địch.
 Chuyện này tôi biết ở Bảo Đảng Bình Trị Thiên năm 80 – 87. Hồi ấy có chủ  trương ngầm là ai bị tù ngụy thì phải hy sinh cho Đảng, không được tham gia chính quyền vì không biết ai khai, ai trung thành.
  Khi ra Hà Nội học, tôi nghe các anh trong Ban kiểm tra Hội Nhà văn Việt Nam bảo là có đơn tố cáo nói là Nguyễn Khoa Điềm không đảng viên. Tôi nói, tôi có biết việc này hồi ở Huế, nhưng tôi không tin. Vì tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam chặt lắm. Võ Đại Tôn gián điệp về nước đòi lật đổ chính quyền, mới qua biên giới Thái - Lào, mà Hà Nội đã chưởi cha ông Võ Đại Tôn bóc lột nhân lao động Bắc bộ, biết cả chuyện cha ông Võ Đại Tôn hiếp dâm nông dân đẻ ra hàng loạt địa chủ cường hào ác bá khác.
  Nguyễn Khoa Điềm không dấu sự len lỏi để làm quan và làm quan to của mình:
Anh mê mải trên đường hoạn lộ
Ngảnh về quê hư ảnh một vầng trăng
(Cõi lặng).
Thời làm quan to của Nguyễn Khoa Điềm là thời uy tín Cách mạng Việt Nam ở vào “ giai đoạn thoái trào”. Đảng Cộng sản Việt Nam xóa bỏ tất cả các đảng phái trở thành đảng độc tài chuyên quyền, đảng trị mất uy tín trầm trọng trong lòng dân tộc. Thời oanh liệt của Đảng Lao động Việt Nam không còn nữa. Thời dân và Đảng trên dưới một lòng, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào đi vào miền cổ tích. Nạn tham nhũng, mua quan bán tước lan tràn vô phương cứu chữa, quan lại làm giàu trên nước mắt mồ hôi người lao động.
Nó không khác gì bài ca tố cáo địa chủ, phong kiến đàn áp dân nghèo thời tiền Cách mạng:
Chưa hết mùa, trong nhà ta đã hết lúa
Đói xác xơ thương đàn con vất vả
Môn khoai sắn ngày qua ngày lọt dạ
Bởi địa tô chúng bóc lột công sức ta.
Chúng cấu kết cùng nhau cường hào gian ác
Đại chủ ngoan cố đè nén lên đầu bao người
Làm giàu trên nước mồ hôi người nông dân
Cướp trâu, cướp ruộng, cướp nhà người nông dân
Cướp con, cướp vợ, cướp nồi người nông  dân
Bần cố nghèo khổ muôn đời…
   Trước đó nhiều kẻ sỹ, thi sỹ như: Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Phan Khôi, Trương
Tửu, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Hữu Loan, Trần Dần, Phùng Quán ...đã rút lui để giữ khí tiết.
 Bang hữu đạo tắc hiện, bang vô đạo tắc ấn. Bang hữu đạo bần ngã tiện ư sỷ giả, bang vô đạo phú ngã tiện ư sỷ giả (Nho giáo – Khổng tử) Nghĩa là: Nước có đạo thì nên ra làm việc giúp đời; nước vô đạo thì nên lui về giữ danh tiết. Nước có đạo mà ta nghèo là ta xấu; nước vô đạo mà ta giàu là ta xấu. Bỡi vì nước có đạo dung hiền tài, ta không tài nên mới không được dung nên phải nghèo. Nước vô đạo dùng kẻ xấu xa, ta xấu xa nên mới được dùng thì giàu là quá xấu.
  Người quân tử phải hiểu ra điều đó. Người không hiểu ra thì không phải là quân tử. Kẻ không quân tử mới bè phải, đảng phái.
   Quân tử bất đảng phải (Luận ngữ) - Quân tử không bè đảng, không bè phái. Quân tử, đại trượng phu, thi nhân không a dua, không hùa với đám đông:
Thị dĩ đại trượng phu
Xử kỳ hậu bất cự kỳ bạc
Xử kỳ thực bất cự kỳ hoa
Cố khứ bỉ thư thử
(Lão tử)
Phàm bậc trưởng lão
Xa chốn nhố nhăng
Bỏ hoa lấy quả
Trời đất cân bằng!
(Đỗ Hoàng dịch)

 Chuyện chính trị nói như trong Nam là không bàn, nay chỉ nói chuyện thơ của Nguyễn Khoa Điềm khi mất chức về vườn.
  Người Việt hay nhân loại nói chung đều tha thứ lỗi lầm của con người trước đây. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm còn viết được, còn trăn trở cùng nhân dân thì là điều đáng quý. Chuyện đi với bụt mặc áo cà sa đi với ma thì mặc áo giấy là chuyện người tầm thường của muôn đời rồi. Những tài năng xuất chúng, thiên tài mới không mặc áo, ở trần dù đi với ai.
  Thánh Phê rô một tông đồ thân cận của Chúa Giê su. Trước đó là một tội đồ quyết tâm hành hung giết Chúa. Sau khi được cải hóa, thánh Phê rô có nhiều thành tích trong làm việc nghĩa, việc thiện được Chúa tin yêu. Có lần Thánh Phê rô hói Chúa: - Người bị phạm lỗi 7 lần tha thứ có được không? Chúa trả lời: - Kẻ phạm tội, ta 77 lần tha thứ.
   Thơ tuyên truyền của Nguyễn Khoa Điềm trước đây được giới phê bình chính thống tung hô rầm rộ; thơ vô lối của Nguyễn Khoa Điềm khi về vườn cũng được một số người cỗ vũ.
  Để có cái nhìn đúng về những bài viết của Nguyễn Khoa Điềm mà gọi là thơ gần đây, tôi có vài thiển ý nhỏ.
  Tất cả những bài viết của Nguyễn Khoa Điềm trên các trang mạng xã hội, báo in chính thống đều thể hiện một tâm trạng bực tức, hằn học, tiếc nuối thời vàng son. Không có một chút gì gọi là thơ ca. Nó là một thứ Vô lối đang thịnh hành mà Nguyễn Khoa Điềm cố từ chối không nhận mình là làm Vô lối:
Rằng tôi không bợ đỡ ngôn từ, điếu đóm hậu hiện đại
Bưng mâm cho các cô nàng gót sen ba tấc chữ
(Comment – Tạp chí Thơ số 4 -2013)
 Nguyễn Khoa Điềm làm Vô lối nhưng viết không chân thành, giả nên không vào lòng người đọc.
 Từ xưa đến nay, trong nước và trên thế giới, nhiều nhà thơ làm quan to, thậm chí là vua giữ nhiều trọng trách của đất nhưng thơ của họ đi vào lòng dân, được nhân dân truyền tụng:
Oa oa …oa oa..oa oa!
Cha  trốn đi lính nước nhà
Nên khổ thân em vừa nửa tuổi
Phải theo mẹ đến ở nhà pha!
(Hồ Chí Minh)
Chu Thần nay ở nơi đâu
Để cho Miên Thẩm lên lầu không an
Tháng ngày tựa án lan can
Mãi trông mây cuốn trời Nam dặm nghìn
Dấu xưa nay biết đâu tìm 
Thương ai bảy nổi ba chìm nước non
Trăng kia khi khuyết khi tròn
Tinh thần phản kháng vẫn còn sáng soi.
(Sóng Hồng- Trường Chinh)
   Nguyễn Khoa Điềm viết cho bạn thân là người từng đóng gạch với mình, người tri âm tri kỷ nhưng vẫn lấy cái giọng kẻ cả, khệnh khạng quan trên  ban phát thương xuống, không một chút rung động:
Bạn chừ đóng gạch nơi nao
Văn chương lấm láp vêu vao mặt người
Bất ngờ bạn đến thăm tôi
Gửi cho nhiều sách, Ối giời là thơ!
….
Mong sao bạn bớt bồi hồi
Hãy làm thơ nữa để rồi gặp nhau.
(Bạn thơ – Nguyễn Khoa Điềm)

Sự khệnh khạng, cao ngạo bề trên, hổn xược với tiền nhân thể hiện nhan nhản trong thơ và trong Vô lối của ông:
Cái chết của viên tham tri hay thơ âm thầm trong chính sử
Mất hút một con thuyền chuồi qua cửa Thanh Long
(Nguyễn Du)

Thơ ca là bộc lộ sự thành thật, sự thành thật được trọn vẹn thì thơ hay (Bê se)
 Ngày trước,  thi hào Bạch Cư Dị là một trong tam kiệt của Đường thi (Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị). Ông làm quan đến Thượng thư nhưng thơ rất chân thành. Ông không đạt chiều cao của Lý Bạch, chiều sâu của Đỗ Phủ nhưng ông đạt được chiều rộng của thơ, chỉ vì khi nói tới nỗi khổ con người ông là người ngoài cuộc. Nhưng không vì thế mà không xúc động, không lưu truyền đến đời sau:
Kim ngã hà công đức?
Tằng bất sự nôn tang
Lại lôc tam bách thạch
Tuế án dữ dư lương
Niệm thử tự tứ quý
Tận nhật bất năng vương
(Quan nghệ mạch)
Ta có tài đức gì?
Không hề đi cấy cày
Lương ba trăm thạch thóc
Hết năm bồ còn đầy
Nghĩ vô cùng hổ thẹn
Mặt đỏ hết mấy ngày!
(Xem gặt lúa)
Thơ vô lối của Nguyễn Khoa Điềm luôn luôn giả, luôn luôn sượng không thành tâm chút nào:
Nhưng chiều nay con bò gặm cỏ
Bên dòng sông như chưa biết chiều tan
Tôi với nó lặng im bè bạn
Mắt nó nhìn dìu dịu nước Hương Giang
(Chiều Hương Giang)
 Bản thân anh và loài người anh xơi tái hàng tỷ con bò mà vẫn coi nó là bạn thân thì là một việc xưa nay hiếm(!)
Một việc xưa nay chưa từng có.
Anh xơi tái muôn loài gặm cỏ
Mà chiều nay anh nổi tuyên ngôn
Anh với chúng bạn bè gắn bó!
(Thơ 4 câu – Đỗ Hoàng)
  Nhìn chung tất tần tật Nguyễn Khoa Điềm viết cái gì đều không thật, như là của giả.  Trong chính trị người ta thường dùng thủ đoạn để lừa nhau, để tranh thủ phiếu. Chỉ một cái táng tận lương tâm, kẻ hãnh tiến đoạt được một giang sơn. Song trong thơ ca dùng lừa đảo hoặc nói điều giả đối thì anh mất sạch. Giả dối là điều tối kỵ với thơ ca.
 Nguyễn Khoa Điềm than nghèo, nhưng người đọc nghe nó sến sến thế nào, bởi Nguyễn Khoa Điềm có nghèo đâu. Nhà lầu bốn năm tầng ở khu quan to Đội Cấn – Hà nội một thời có lính gác, nhà vường ở Huế mấy con mèo, con chó chạy một ngày chưa chắc đã hết vườn. Rồi còn biết bao của chìm của nổi khác nữa. Lương hưu của Nguyễn Khoa Điềm cao gấp mấy chục lần nhưng cán bộ quèn đang công tác. Làm sao mà nghèo được. giả nghèo thì được làm thơ giả nghèo thì là đồ giả.   Một ông quan to cỡ tột đỉnh như Nguyễn Khoa Điềm, nhiều kẻ có trang trại trên núi non chuyển đổi đất mường thành đất thủ đô thì làm sao họ cơ ngã như nông dân được. Họ làm sao mà nghèo đói. Một ông bí thư chi bộ xóm trong thể chế đảng trị cộng sản hơn nhiều lần quan phụ mẫu ngày xưa. Nên cái việc than nghèo của ông quan nhất phẩm Nguyễn Khoa Điểm rất giả dối:
Đêm đêm cái nghèo vuốt ve trán người chồng
Khẻ nâng bàn tay người vợ
Đặt cái hôn lên đôi chân trần đứa trẻ
Và thầm ngủ ngon… ngủ ngon…
(Đêm đêm – tạp chí Thơ số 4 -2013)
        Cái nghèo đi đêm của Nguyễn Khoa Điềm không đàng hoàng chút nào. Cái nghèo này là cái nghèo khai bậy để hưởng hộ nghèo mà Nhà nước triển khai mấy năm qua.
      Hơn nghìn nắm nay, các thi hào kim cổ đều nói tới cái nghèo. Cái nghèo của họ có thật nhưng không bị lụy, không khai gian nghèo. Họ nói lên được  cái nghèo của họ được mọi người đồng cảm thấu hiểu và chia sẻ. Nghèo họ cũng là nghèo mình. Nghìn năm rồi đọc cái nghèo của Đỗ Phủ ta còn xúc động:
An đắc hạ thiên vạn gian
Đại tý thiên hạ hàn sỹ câu hoan nhan
Ô hô! Hà thì nhãn tiền đột ngột hiện thử ốc
Ngô lư độc phá thu đồng tử diệc tức.

(Ước được vạn gian phòng rộng rãi
Kẻ sỹ nghèo có mái nhà che
Bao giờ? Hãy hiện ngay đi.
Thân ta chết cóng có gì ngại đâu.)
(Đỗ Hoàng dịch)
(Mao ốc vị thu phóng sử phá ca -
Bài hát gió thu thổi tốc nhà)
Xúc động với cái nghèo của Nguyễn Trãi:
Thập tải đọc thư bần đáo cốt
Bàn vô mục túc tọa vô chiên
(Mười năm đọc sách nghèo đến tủy
Mân không rau cỏ, chỗ đâu ngồi)
(Đỗ Hoàng dịch thơ)
Cái nghèo của Nguyễn Du thậm đau đớn. Cha làm quan mà con đói rét. Có khác gi Đỗ Phủ làm Tả thập di – Quan can gián vua mà con chết đói:
Thập tử cơ hàn bắc môn ngoại
( Mười miệng đói xanh ngoài cửa Bắc)
Và Nguyễn Khuyến:
Sớm trưa dưa muối cho qua bữa
Chợ búa trầu cau chẳng dám mua.
 Thơ ca cổ kim có nói đến cái chết. Chết là cái quan định luận. Lúc đó mới nói đúng cái được cái mất của đời người. Các thi hào xưa nay nói tới việc này một cách vô tư, thanh thoát, nhẹ nhõm, bởi vì cuộc đời của họ quá sáng trong, không bụi mờ:
Sống không để tiếng đời ta thán
Chết lại về quê quán hương thôn
Mới hay trăm sự vuông tròn
Sống lâu đã trải, chết chôn chờ gì
(Di chúc thư – Nguyễn Khuyến)
Hay:
Ba hồi trống giục mồ cha kiếp
Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời
(Cao Bá Quát)
Nguyễn Khoa Điềm nói đến cái chết như một lời thách thức, cao ngạo, rất cải lương, khô khan đại hạn:
Khi cái chết chắn cửa
Đời tôi
Cám ơn!
(Comment)
 Phần viết của Nguyễn Khoa Điềm khi mất chức quan to về vườn không có đổi mới, sáng tạo gì. Nó là một  thứ Vô lối xuất hiện từ mấy thập kỷ vừa qua. Nhiều câu dở hơn câu nói bộ:
Dậy thức hút thuốc vặt ( Đất nước những tháng năm thật buồn)
Tôi bày tỏ chính tôi,câu chữ của tôi, nước mắt của tôi (Comment)
Ngoài đường trẻ con đi học, trong nhà người già ngủ (Mùa bình thường)
Dùng nhiều âm Hán Việt , chữ nước ngoài chưa được Việt hóa: trật cước, comment…
  Người đọc tìm đọc Nguyễn Khoa Điềm làm thơ khi mất chức là vì người đọc tò mò, hiếu kỳ, không biết ông quan to hưởng không biết bao nhiêu bổng lộc của “triều đình”, bao nhiêu phần trăm dự án ma, dự án không ích nước lợi dân, bao nhiều biệt thự, đất đai mà vẫn làm thơ, thơ hồi hưu có khác gì không?
  Dù những điều Nguyễn Khoa Điềm viết ra chưa phải thơ nhưng bạn đọc cũng có phần đồng cảm những nỗi trăn của ông. Hóa ra khi ngồi dưới đất ông mới thấy rằng dân đen người ta đau khổ biết nhường nào. Nỗi khổ của họ có phần do ông gây nên.
 Bây giờ có nhiều quan điểm thơ: thơ siêu việt, thơ hậu hiện đại, thơ hậu hậu hiện đại. Tìm tòi là đáng quý, nhưng tìm tòi phải vào trái tim người đọc. Còn viết những điều mình cũng không hiểu, không biết thì làm sao thành công.
 Thơ hậu hiện đại của Ion Milos (nhà thơ Thuỵ Điển) vào được đọc giả vì có tứ, có nghĩa, tầm tư tưởng, triết học cao:
Tôi mua một con chó 
Để có bạn bầu
Trò chuyện sớm hôm..

Và rồi một hôm
Chó thổ lộ với tôi một điều rất lạ.
Rằng con người đã từ lâu
Không còn nói ngôn ngữ của con người…
(Con người và con chó - Phạm Viết Đào dịch)
Thơ và Vô lối Nguyễn Khoa Điềm không như vậy.
    Đáng ra nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm phải chân thành hơn, sám hối hơn:
“Ta xin chịu tội khi ta u mê cái triết học du nhập lai căng lỗi thời, không nói cho đám đầu trâu mặt ngưa đồng liêu với ta tỉnh ra, 
khi ta trù úm, sát phạt với các huynh Hoàng Minh Chính, Trần Độ, 
Xin thắp nén nhang cho các tác phẩm ta ra lệnh đốt thành tro
Lạy văn sỹ tài danh Dương Thu Dương bị đi tù.
Vái linh hồn các nhà dân chủ , các trang mạng xã hội chính ta đàn áp
Các chị bán cá Vỹ Dạ ơi!
Tôi xấu hổ giọt nước mắt tôi trộm rơi
Khi nhìn các chị chao chát nói cười, tiếng thở than hả hê, tiếng rên rỉ của những tờ bạc vụn.
Trong khi tôi tiêu hoang bạc kho, vàng đụn
Lấy thuế từ tấm lưng còng của các chị đây!
Từ nay đi cùng các chị 
Tôi tự căm tôi đã đào tạo nguồn những tay làm nghề tôi, nối ngôi tôi là nghề nói láo!
Nghề mà phải bớt gạo 
Trong nồi của các chị để cho chúng nó ba hoa!
Ôi biết bao cuồng phong văn chương bão táp do tôi gây ra

Tạ lỗi quê nhà
Tạ lỗi những người mò hến không có hến ngày ngày đêm đêm bên Cồn Hến để kiếm cháo rau

Điềm tôi đây
Xin đập đầu chịu tội!
   Tôi tin nếu nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết như thế chắc bạn đọc sẽ quý trọng ông nhiều hơn nữa!
Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2013
Đ - H
 


Đấu quyền Anh


Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Sự đổi giọng hay đã thực sự ăn năn hối lỗi...

Sự đổi giọng hay đã thực sự ăn năn hối lỗi qua bài thơ 
                       "Sự tầm thường" của Nguyễn Khoa Điềm
 
                                                                                   Phạm Ngọc TháI
     Tôi có ý định bình tổng hợp một số bài thơ gần đây nhất, Nguyễn Khoa Điềm đã viết sau thời gian hết đường quan lộ về làm thường dân - trong đó đặc biệt là bài "Đất nước những tháng năm thật buồn". Nhưng khi đọc lại "Sự tầm thường": Muốn bình cho trọn ý thì phải phân tích theo suốt dọc bài thơ, gộp cả các tình thơ khác nữa thì sẽ lan man rất dài. Bởi vậy, mới xin bình luận riêng về bài "Sự tầm thường" ấy trong trang này - Còn "Đất nước những tháng năm thật buồn" gộp với số bài thơ khác, tôi sẽ giành để viết sau.


Chùm thơ Nguyễn Khoa Điềm
        Nguyễn Khoa Điềm 
     Nói về bài "Sự tầm thường" - Bắt đầu vào thơ Nguyễn Khoa Điềm viết:
                    Bây giờ ta có thể bầu bạn với sự tầm thường
                    Vợ chồng sớm chiều treo mình lên cái đinh mắc màn...
     Hình ảnh "vợ chồng sớm chiều..." ở đây là sau khi NKĐ đã bị thất sủng buộc phải rời Ban bí thư Trung ương và Bộ Chính trị...  về sống nơi thôn hương với gia đình. Dầu tác giả có"treo mình" lên cái đinh mắc màn, mắc áo hoặc trên trần nhà, gì gì đi nữa... nhưng với người vợ má kề gối ấp của mình, thì đáng lẽ đó vẫn phải là hình ảnh đẹp, thân thương đời thường của nhân dân, năm xưa quen chốn quan trường ông không thể nào cảm thấy sự quý giá đó. Bởi vậy, không nên dùng chữ "sự tầm thường" đánh đổ đồng nháo nhào như ở trong bài thơ này .
     Xin xét vào các đoạn thơ sau rồi ta sẽ trở lại phán xét tiếp về những câu thơ đầu tiên ấy.
                      Bàn chuyện chạy chọt
                      Những đứa trẻ phải vào được lớp một
                      Đừng gieo vào đầu con những mơ ước xa xôi
                      Mơ ước nào cũng có giá.
                      Đôi người nhắc nhở rằng
                      Không phải độc lập tự do cao quý hơn tất cả
                      Mà chính là nhẫn nhục để ổn định.
     Qua hình ảnh về những "sự tầm thường" để NKĐ lên án một hiện thực xã hội - Đó là một xã hội chưa có "độc lập tự do" thực sự:
                      Không phải độc lập tự do cao quý hơn tất cả
                      Mà chính là nhẫn nhục để ổn định.
      Phải chăng đó cũng chính là sự phản ứng chế độ trong tư tưởng của ông Uỷ viên Bộ chính trị một thời? Tôi muốn hỏi cả một thời làm quan to, sao ông không có ý nghĩ này nhỉ? Khi chế độ chưa có độc lập tự do thực sự, thì đừng nên"gieo mơ ước vào đầu con trẻ" - vì mơ ước nào cũng sẽ phải trả giá?
      Thí dụ như: Ở xã hội đó nếu đấu tranh cho lẽ công bằng, cho sự tự do hay quyền sống chính đáng của một con người thì sẽ bị đàn áp, sẽ phải vào tù? và... con trẻ lớn lên chỉ nên biết: ...nhẫn nhục để ổn định/-  cuộc đời như con lươn, con trạch thôi? Đấy, ý thơ phản biện lại xã hội đương thời của Nguyễn Khoa Điềm là như vậy.
     Thế thì, thực sự bản chất của xã hội ấy là gì? Chẳng lẽ những năm tháng khi NKĐ còn là Trưởng ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, xã hội vẫn còn rất tốt đẹp sao? Nó chỉ vừa mới xấu xa, tha hoá khi ông trở về làm một thường dân? Hoặc chỉ bởi vì khi đó làm một ông quan cách mạng, ông cần phải sống giả tạo để hưởng cho đủ những bổng lộc, vinh hoa phú quý mà đảng và nhà nước đã ban tặng cho ông? 

     Hôm nay đường quan lộ thất thế rồi, Nguyễn Khoa Điềm mới phản thùng? hay... ông đã thực sự ăn năn hối lỗi trước nhân dân về quá khứ của mình? Ta đặt ra câu hỏi:
1.   Có thể khi trở về với cuộc sống thường dân, NKĐ mới nhận ra sự còn phi nhân, phi nghĩa của thể chế, nên Ông tự sám hối về mình?
2.   Hoặc là, trước đây không phải ông không biết sự bất chính của guồng máy chính trị ấy... nhưng ông vẫn giả bộ như bao kẻ cơ hội khác, làm cao đạo, đục nước béo cò, để tận hưởng cho thoả những sự sung sướng phè phỡn của một ông quan lớn?
     Có bao giờ ông cần quan tâm đến chuyện một đứa trẻ mới vào lớp một cũng đã phải chạy chọt... như thơ ông viết:
                      Bàn chuyện chạy chọt
                      Những đứa trẻ phải vào được lớp một
                      Đừng gieo vào đầu con những mơ ước xa xôi
   Ông cũng đâu cần quan tâm đến việc nhân dân đã phải chịu đựng bao sự "nhẫn nhục để ổn định", vượt qua cuộc sống... tầm thường?
  
   TA SANG ĐOẠN THƠ THỨ HAI - NKĐ đưa ra một loạt những "sự tầm thường", nào là:
                   ...Với tờ giấy bạc trên miệng.
                   Sự tầm thường thật kín kẽ
                   Mặc những tấm áo đúng thời tiết
                   Tụ tập trên các diễn đàn
                   Nói lời rỗng...
     Ối, ông Trưởng ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương? Chắc cái thời mà chính ông vẫn thường liên tục thuyết giáo trên diễn đàn, khi ấy ông toàn nói những lời đẹp đẽ, quí hoá, lại vô cùng quan trọng và có ý nghĩa to lớn với vận mệnh non sông đất nước chăng? chứ không lăng nhăng, xàm tiếu như những phường ông nghị bây giờ? Rồi:
                     Đồng phục các cuộc thảo luận đại sự
                     Luôn luôn tìm một mặt bằng để ngả lưng 
     Thí dụ như... các cuộc "thảo luận đại sự" trong các Hội nghị Trung ương đảng hay là họp Quốc hội vừa qua chẳng hạn. Nghĩa là, những ông nghị thì chỉ toàn... "nghị gật", còn đại biểu phần lớn "đại biểu bù nhìn" để đẻ ra những nghị quyết tào lao chi khươn, vô bổ. Mặc cho nước mạt, quan thì thi nhau tham nhũng, xã hội xuống cấp, tha hoá... chẳng kẻ nào phải chịu trách nhiệm hết? đấy chính là ý nghĩa của câu thơ:
                    Luôn luôn tìm một mặt bằng để ngả lưng
     Rồi ông kết luận:
                    Chúng ta có đủ mọi phong trào, các cuộc họp liên miên
                    Để chỉ nhõn sắm ra sự tầm thường
                    Tai quái.
      Thế là đã rõ: Nguyễn Khoa Điềm phủ nhận toàn bộ các phong trào, dù đó là phong trào có tính chất quốc dân, cùng tất cả mọi kiểu hội nghị thời nay - Mục đích làm gì?
- Chỉ để nhõn sắm.../-  tức là vơ vét, vơ váo hay là tạo ra... "sự tầm thường tai quái". Nghĩa là các phong trào hay hội nghị đó toàn ba lăng nhăng hoặc mục đích trục lợi... giống như những sự loè bịp quái thai vậy.
     Chẳng phải cũng chính Nguyễn Khoa Điềm đã phủ nhận toàn bộ bộ máy nhà nước - dù thời của ông hay hiện nay cũng chỉ để làm ra "những thứ tầm thường tai quái" ?
     Ta cần phải hiểu nhân cách ông bí thư T.Ư & Uỷ viên Bộ chính trị Nguyễn Khoa điềm thế nào? kẻ trục lợi quốc gia, cơ hội đục nước béo cò trong một tổ chức của guồng máy còn nhiều phi nhân nghĩa chăng? Để bây giờ hết lợi lộc về thường dân rồi, ông mới buông ra những lời nguyền rủa, bài xích?  

      Xin trở lại với những câu thơ đầu tiên, khi ông nói về cuộc sống thường dân bên người vợ:
                       Bây giờ ta có thể bầu bạn với sự tầm thường
                       Vợ chồng sớm chiều treo mình lên cái đinh mắc màn...
     Nếu NKĐ coi sự trở về với gia đình, bên người vợ hiền là một hạnh phúc đời thường vô giá, trước đây khi còn làm quan to trong đảng ông không cảm nhận nổi - thì ông đã không đánh đổ đồng tất cả tuốt tuồn tuột với mọi loại "tầm thường"... mà ông đã nêu ra? Dù rằng người vợ cùng những người thân hoặc cả cộng đồng xã hội này đã phải sống chạy chọt đủ điều... chỉ để mưu sinh, phải "nhẫn nhục để ổn định" cuộc sống - Bởi vì, những sự việc dẫu là tầm thường, nhưng những con người ấy họ đâu có xuất phát từ những ý nghĩ đen tối tầm thường? Bản chất việc làm của họ xuất phát từ sự lương thiện, lương tri của con người. Ông đánh lộn tất cả một cách hổ lốn như cám heo trong một bài thơ, thì bài thơ của ông có khác gì chỉ là một mớ chữ... hoà trộn phân tro lẫn với phẩm chất nhân sinh của con người? Bài thơ "sự tầm thường" là một bài thơ sáng tác cũng rất... tầm thường. 
     Một bài thơ sáng tác xô bồ như kiểu thông tin, ngôn ngữ lèng xèng nửa văn xuôi, nửa có tí vần, chẳng có một hình tượng thơ nào đáng nói - thì làm gì có nghệ thuật để bàn xét về "nghệ thuật thi ca" cơ chứ?

     Tôi xin phân tích tiếp đoạn thơ dưới:
                         Chúng ta coi sự sáng tạo là đáng sợ
                         Chúng ta ghét bọn "chơi trội"
                         Cứ bày ra chuyện đâu đâu
                         Họ đâu biết tiếng "keng" của sự cụng ly
                         Nói nhiều hơn tất cả!
                         Bây giờ các bí thư sẽ chạy ra đường
                         - Thay vì bước vào phòng họp -
                        Để xua các cán bộ làm việc.
                        Bây giờ các nàng ca-ve học nói lời lịch sự
                        Để tham gia nhóm lợi ích.
                        Các bậc lão thành đang ngủ trong phòng máy lạnh,
                        Nhường chỗ cho sự tầm thường lên ngôi...
     Tôi không rõ: đại từ "chúng ta" ở đây ông định biểu thị cho tầng lớp nào? - Cho tầng lớp nhân dân trí thức, hay chỉ cho một lớp quan lại đương thời mà ông muốn chỉ trích?
     Bởi vì, câu trên thì viết: Chúng ta coi sự sáng tạo là đáng sợ/-  Rõ ràng đây ý tác giả sử dụng nghĩa "chúng ta" để chỉ vào lớp quan chức hoặc thủ trưởng, có ý mỉa mai chúng là những kẻ bảo thủ dốt nát nhưng hay dìm dập những phát kiến tiến bộ, trù úm các tài năng...
     Nhưng câu dưới:
                       Chúng ta ghét bọn "chơi trội"
                       Cứ bày ra chuyện đâu đâu...
     Thì hai từ "chúng ta" này ngả sang nghĩa biểu thị cho cộng đồng nhân dân. Cái bọn "chơi trội hay bày những chuyện đâu đâu" này không thể biểu thị cho những hình ảnh đẹp đẽ được. Những chuyện đâu đâu ấy, là những sự việc có thể rất hợm hĩnh bày ra để lấy công, tính thành tích dổm... hoặc bày chuyện để ăn tiền, tham nhũng. Rồi để kết luận về những chuyện đâu đâu... tác giả viết:
                       Họ đâu biết tiếng "keng" của sự cụng ly
                       Nói nhiều hơn tất cả!
      Vậy tiếng "keng" của sự cụng ly kia... để chỉ về những cuộc nhậu vui thú đời thường nơi dân dã, hay là "tiếng keng" chạm cốc của những đám công thần nghị sự trong các bàn tiệc được bày ra sau những cuộc "thảo luận đại sự" ... rỗng tuếch như đã nói ở trên? Một loạt hình ảnh tác giả vơ váo hết cả vào rồi nói đại, thành ra chẳng hiểu tiếng "keng" cụng ly ấy  thuộc kiểu gì... mà ý nghĩa hơn tất cả? Bài thơ viết còn rất láo nháo.
     Rồi một số hình ảnh khác: Nào là những bí thư thay vì các cuộc họp liên miên, cần phải thúc giục cán bộ tích cực làm việc hơn nữa; nào các cô ca-ve thì tập ăn nói những lời tốt đẹp và làm những việc có ích cho xã hội hơn; đến các bậc lão thành cũng phải nên thé này, thế nọ - Đó cũng chỉ là mấy cái băng rôn khẩu hiệu sáo, nhàm.

     Trước đây còn quyền chức, tiếng nói của ông là tiếng nói của một quan lớn - Ông có thể nói những lời nói giả tạo để tuyên huấn cho lớp này, lớp nọ... rồi ra chỉ thị cho tổ chức các cấp phải răm rắp theo, mặc dù tiếng nói trên diễn đàn của ông khi đó cũng chỉ là những lời... rỗng tuếch. Bây giờ hết thời, thất thế đường quan, nếu nói như trước thì chẳng những không ai nghe mà họ còn chửi ông là "dổm" nữa - Ông mới "đổi giọng"...
      Theo nhà thơ Đỗ Hoàng đã bình luận trong bài "Thơ vô lối Nguyễn Khoa Điềm..." đăng trên Bà Đầm Xoè rằng:         

      "Thời còn Ban Tư tưởng Văn hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Khoa Điềm để lại nhiều tiếng không hay cho lắm. Ông ta trù úm Hoàng Minh Chính, bắt nhà văn Dương Thu Hương, bôi nhọ Trần Độ, loại bỏ nhiều nhà bất đồng chính kiến, đàn áp những người đòi tự do dân chủ, cấm mạng, cấm internet, đốt thành tro bụi những tập sách như Học phí trả bằng máu của Nguyễn Khắc Phục, Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Chúa trời ngủ gật của Nguyễn Dậu, Tâm sự người lính của Đỗ Hoàng, ngăn cản nhiều nhà văn tài năng vào Hội Nhà văn Việt Nam... Ký duyệt nhiều dự án tiêu hàng triệu đô là tiền ngân sách, thuế dân đóng để phe nhóm hưởng lại quả nhưng hiệu quả không là bao như: phim Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Công, (phim bỏ kho) 1 triệu đô, phim Dòng sông phẳng lặng (phim bỏ kho), làng văn hoá Đồng Mô (làng bỏ hoang), Bác Hồ với văn nghệ sĩ...

     Đường hoan lộ của Nguyễn Khoa Điềm khá hanh thông. Nguyễn Khoa Điềm quan quá to. Ông trùm tư tưởng văn hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam. Rồi đứt gánh giữa chừng. Ông quan to Nguyễn Khoa Điềm phải về vườn... còn một hai nhiệm kỳ trong Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam nữa, nhưng lại bị ông cậu ruột của vợ là Nguyễn Đức Đạo viết đơn tố Nguyễn Khoa Điềm không phải là đảng viên và có thời gian bị tù ở lao Thừa Phủ - Huế khai báo với địch".

     Tôi cũng không rõ độ chính xác về những thông tin của bài viết trên đến mức nào? 
     Nhưng có một điều thực tế rằng: Nguyễn Khoa Điềm là một quan lại cấp trung ương đã lên đến cỡ Bộ chính trị của đảng cầm quyền... nhưng bị thất sủng phải về làm thường dân. Đương thời quan lộ, Nguyễn Khoa Điềm cũng chính là một ông trùm thực thi nhiều vụ đe nẹt sự tự do văn chương của giới văn nghệ sĩ, cũng như sự đấu tranh cho quyền tự do dân chủ xã hội. Nhân cách và đạo nghĩa ông đâu được trong sạch, tâm hồn tư tưởng sống của ông đâu được thanh cao như hàng bậc thi nhân Nguyễn Khuyến: không thèm làm ông quan phi nhân, phi nghĩa. Chán chường cảnh dơ dáy chốn cung đình, phẫn uất với tầng lớp gian thần hại dân, hại nước... từ quan về sống thanh bạch nơi dân dã. Đằng này ông tận hưởng vinh hoa phú quý, đục nước béo cò... đến tận phút chót, nào có cao đạo hay hớm gì?  Nay thành thường dân lại đổi giọng thơ quay ngược "180 độ" để ve vuốt  lòng người - Giả dối thay! E rằng, nếu bây giờ cuộc cờ nơi cung đình ở trung ương, bộ chính trị ấy thay đổi, nhóm người hay tổ chức phe phái của ông lại thắng thế trong cục diện. Họ lại dọn đường cho ông trở lại làm quan? Chắc rằng ông ta sẽ lại đổi giọng ngay, lại như trước đây thời ông vẫn còn làm trong Bộ chính trị, ông sẽ lại tiếp tục lên diễn đàn, lại huênh hoang múa mép, phồng mang, lớn tiếng trong các hội nghị và các cuộc "thảo luận đại sự"... cũng lại để soạn thảo ra một mớ các nghị quyết "tầm thường tai quái".


CHÙA MỘT CỘT - MỘT HUYỆT MẠCH QUAN TRỌNG CỦA LONG THÀNH


Chùa Một Cột tiny requires an conversations max trùng tu, but ... Chùa Một Cột rất cần có một cuộc đại trùng tu, nhưng… Trần Thị Kim Anh Trần Thị Kim Anh - Việt individual cho NXD-Blog – viết riêng cho NXD-Blog Not know what day 30/9, UBND Quận Ba Đình the organization Hội Nghị xin comments of the nha khoa education and other Nha managed...
-->đọc tiếp...

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

MỞ CUỘC ĐẤU TỐ GIAI CẤP ĐỊA CHỦ BÓC LỘT

 Sau khi đi một vòng tham quan các đảo bao quanh vịnh Cam Ranh, chúng tôi, phần lớn là những người làm báo, quay đầu vào bờ ở bải biển Bình Châu tuyệt đẹp nhờ vẫn còn hoang sơ. Tại đây, Võ Đắc Danh vào mạng và hồ hởi, phấn khởi thông báo với mọi người:
- Kết thúc tốt đẹp! Sự kiện trọng đại...Hạnh phúc quá! Sung sướng quá! Chúng ta nên tổ chức tiệc ăn mừng sự kiện trọng đại nầy anh em ạ.
Nhà báo Đoàn Khắc Xuyên làm như đã biết sự kiện trọng đại là cái chi nên hớn hở:
- Như vậy con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội là không thể đảo ngược.
Nhiều tiếng hò reo đồng tình:
- Chủ nghĩa Xã Hội nhất định thắng lợi!
- Thắng lợi! Thắng lợi! Thắng lợi!

Đầu đảng Võ Như Lanh, vốn sâu sắc và thận trọng, sợ anh em phấn khích quá lại đi chệch hướng nên thái độ tuy ôn hòa nhưng lời lẽ rất đanh thép phát biểu:
- Tuy vậy con đường tiến lên CNXH vẫn còn dài và nhiều chông gai thử thách. Cuộc đấu tranh giai cấp ai thắng ai vẫn còn đang tiếp diễn quyết liệt. Càng tiến gần đến đích XHCN, cuộc đấu tranh này càng phải được đẩy mạnh hơn, triệt để và quyết liệt hơn. Chúng ta cơ bản đã tiêu diệt được bọn giai cấp bóc lột qua những đợt đấu tố và cải tạo, tuy nhiên hiện nay lại phát sinh ra bọn giai cấp bóc lột mới. Thế nào rồi cũng phải phát động một đợt đấu tranh nữa trước khi tiến nhanh, tiến vững chắc lên CNXH. Anh em chúng ta ở đây đều là những con người mới XHCN tiên tiến, nên chăng, chúng ta chớp thời cơ, đi trước đón đầu, tổ chức cuộc đấu tranh giai cấp ngay trong nội bộ chúng ta để lập công dâng lên... mừng sự kiện trọng đại.
Nhà báo cãi Huỳnh Văn Hoa phản biện ngay tức khắc:
- Tất cả chúng ta đây đều là người đi làm thuê, là giai cấp bị bóc lột. Có ai trong chúng ta là giai cấp tư bản bóc lột, là giai cấp địa chủ bóc lột mà đồng chí Võ Như Lanh đòi phát động cuộc đấu tranh...
Nhà thơ kiêm họa sỹ kiêm blogger kiêm biểu tình viên Đỗ Trung Quân, từng đi thanh niên xung phong, từng chiến đấu ở chiến trường Tây Nam, từng bị té gãy tay ngắt lời:
- Có đấy! Trong chúng ta có đấy.
Mọi người nhao nhao:
- Ai? Ai, vạch mặt ra ngay!
- Hôm trước tôi được Võ Đắc Danh mời xuống nhà của y để ăn tiệc- Đỗ Trung Quân gào lên- thì phát hiện ra  vợ chồng y sở hữu đến 5000 mét vuông đất ở Nhà Bè. Trong khi anh em chúng ta không có lấy một chục mét vuông ở khu chật chội như Đồng Khởi, Lê Lợi để cắm dùi thì y có đến nửa hecta ở vùng thoáng đạt cạnh bờ sông. Y đích thị là giai cấp địa chủ mới trồi lên.
Tên địa chủ bóc lột chim cúi đầu nhận tội ngay trên vịnh Cam ranh

Nhà báo Tâm Chánh, bạn thân của Võ Đắc Danh cũng xác nhận:
- Đ/c Đỗ Trung Quân hoàn toàn chính xác. Võ Đắc Danh còn đặt tên cho khu nhà đất rộng mênh mông của y là trang trại Xẻo Lá. Trong khi nhân dân lao động không có đất để ở thì y dư thừa đất đến mức làm nhà nuôi chim nữa.
Đầu đảng Võ Như Lanh kết luận:
- Như vậy là địa chủ bóc lột rồi, không còn gì để chối cãi nữa. Chúng ta phát động ngay đợt đấu tố tên địa chủ bóc lột Võ Đắc Danh. Ai xung kích mở màn nào?
Bọ Lập, từng có kinh nghiệm đấu tố địa chủ dưới thời miền Bắc XHCN, giơ tay xung phong ngay:
- Kính thưa các đ/c kính mến. Võ Đắc Danh đích thị là tay bóc lột vô cùng gian ác, ngay cả con chim bé nhỏ y cũng bóc lột chứ đừng nói là người.
Mọi người nhao nhao lên:
- Ghê tởm quá!
- Chim mà cũng bị y bóc lột, quá đại gian ác.
- Đề nghị đồng chí Bọ Lập nêu ra tội trạng và phương thức bóc lột chim của y như thế nào để chúng ta cùng quán triệt và tăng lòng căm thù.
Bọ Lập hùng hổ văng cả nước bọt:
- Y bóc lột chim rất thâm tệ và tinh vi. Y xây nhà cho cao lên rồi dụ chim vào. Sau đó bao nhiêu nước miếng của chim khạc ra để làm tổ, y gỡ sạch đem bán lấy tiền ăn chơi sa đọa rất là suy thoái.
Nhà Báo Đặng Thanh Tâm, tự Tám Hùng tiếp nối:
- Cái tinh vi của y là lợi dụng công nghệ khoa học tạo ra tiếng chim giả rồi dụ những con chim tự do bay vào nhà y làm tổ cho y bóc lột.
Tâm Chánh:
- Cái độc ác nham hiểm của y là tuyên truyền ra bên ngoài là y nuôi chim nhưng thực tế là y không bao giờ cho chim ăn, chim phải tự đi kiếm ăn để rồi y bóc lột.
Huỳnh Văn Hoa:
- Nhiều chim tự đi kiếm ăn đến kiệt sức. Bị bóc lột thậm tệ đến như thế nên có vài con chim đã lăn quay ra chết rất thảm thương.
Đoàn Khắc Xuyên:
- Không chỉ vài con đâu, hàng loạt!  Chim bị bóc lột đã chết hàng loạt ở Phan Rang, rồi bọn giai cấp bóc lột thâm độc đổ thừa là do H5N1. Đá đảo bọn bóc lột chim!
- Đá đảo! Đá đảo! Đá đảo!
Vợ chồng Võ Đắc Danh xanh ngắt từ đầu đến chân, quỳ mọp xuống đất, khóc lóc ra vẻ thảm thiết bi ai:
- Chúng tôi ngu muội, đâu có quán triệt được rằng: hành nghề nuôi chim yến là bóc lột chim. Vợ chồng chúng tôi cặm cuội làm ăn để kiếm chút tiền nuôi con ăn học ở nước ngoài chứ có ăn chơi sa đọa gì đâu...
Đoàn khắc Xuyên vốn là trí thức đi theo cách mạng nên rất dễ mũi lòng và dao động:
- Ừ, nghĩ lại hoàn cảnh của vợ chồng y cũng đáng thương...
Nhưng Bọ Lập cắt ngay:
- Đó đó, y bóc lột chim để lấy tiền đưa con qua xứ giảy chết để học hành. Học hành cái gì ở xứ đó? Học để nâng cao trình độ bóc lột chứ học cái gì ở xứ thù địch đó.
Đỗ Trung Quân:
- Còn hơn thế nữa, hành vi bóc lột chim của vợ chồng đương sự đã gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng là giết chết nền thi ca đương đại của nước nhà. Vì y mà một đất nước vốn là cường quốc thơ như chúng ta nhưng đến tận hôm nay vẫn chưa có được một nửa giải Nobel văn học.
- Đúng rồi, đúng rồi, làm cho rõ cái hậu quả nghiêm trọng mà vợ chồng y gây ra khi bóc lột chim.
Đỗ Trung Quân:
- Y bóc lột thậm tệ nên chim chết hàng loạt. Những con không chết thì suốt ngày cứ lo đi kiếm ăn quần quật để kịp về phun nước bọt cho y khai thác. Do vậy nhìn những con yến bay không còn thấy đó là những cánh én của mùa xuân, không còn thấy thi vị nữa, chỉ thấy toàn nước bọt. Nguồn cảm hứng của các nhà thơ, trong đó có tôi bị dập tắt phủ phàng. Làm sao mà làm ra được những vần thơ bay bổng lạc quan yêu đời khi không còn những cánh én báo tin vui trên bầu trời tự do thơ mộng! May mà bài thơ Quê Hương nổi tiếng của tôi được sáng tác ra vào cái thời chưa có Võ Đắc Danh hành nghề bóc lột chim.
- Chúng ta phải quán triệt cho chim là nên trả thù bằng cách nhổ nước bọt vào mặt y.
Đầu đảng Võ Như Lanh:
- Không, như vậy y lại vuốt mặt để tiếp tục bóc lột. Hãy quán triệt cho chim thà tự nhổ nước bọt lên đầu nhau hơn là nhổ nước bọt vào mặt y.
Có ai đó gào lên:
- Phải lập tòa án lưu động để trừng phạt tên địa chủ bóc lột chim.
Đầu đảng Võ Như Lanh không dễ bị kích động:
- Chúng ta không nên manh động, thời ấy đã qua rồi. Thời văn minh bây giờ đã có pháp luật XHCN. Phải sống và làm việc theo pháp luật. Nhiệm vụ của chúng ta là đi tắt đón đầu mở cuộc đấu tố y. Và cuộc đấu tranh ai thắng ai của chúng ta đã hoàn toàn thắng lợi nghiêng về phía ta. Kẻ thù giai cấp đã khiếp sợ và thấy ra tội lỗi ghê tởm của mình. Hãy để pháp luật làm công việc còn lại. Bây giờ chúng ta tổ chức liên hoan mừng thắng lợi và mừng sự kiện trọng đại.
Nhiều tiếng nhao nhao:
- Nhưng sự kiện trọng đại là sự kiện gì?
Võ Như Lanh:
- Là sự kiện mà tên Võ Đắc Danh này lúc nãy thông báo cho chúng ta. Sự kiện trọng đại gì vậy... Võ Đắc Danh kia?
Võ Đắc Danh vẫn còn quỳ mọp dưới đất vội ngẩng đầu lên thưa:
- Dạ, sự kiện trọng đại, vô cùng trọng đại dưới đây là vô cùng trọng đại...có nghĩa là  hai bên đã ra tuyên bố chung đoàn kết hữu nghị toàn diện, mười sáu chữ vàng bốn tốt trường trị, cùng dắt tay nhau tiến lên đài vinh quang CNXH.
Tiếng vỗ tay rào rào:
- Hoan hô Trương chủ tịch anh minh sáng suốt!
- Sáng suốt! Sáng suốt! Sáng suốt!

:HNC tường thuật và sáng tác thêm từ Cam Ranh theo định hướng của tập thể.

Sự kiện trọng đại

TẬP CẬN BÌNH: PHẢI NGĂN CHẶN KHÔNG ĐỂ VẤN ĐỀ NAM HẢI LÀM NHIỄU QUAN HỆ HAI NƯỚC TRUNG-VIỆT

19-06-2013
PV: Mã Sấm
Người dịch: XYZ
Tập Cận Bình nói về vấn đề Nam Hải với Trương Tấn Sang:  Phải ngăn chặn không để vấn đề Nam Hải làm nhiễu quan hệ hai nước 
Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã tổ chức hội đàm với Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại Đại lễ đường nhân dân vào ngày 19.6. Nguyên thủ hai nước, trong bầu không khí thân thiện và thẳng thắn, đã đi sâu trao đổi ý kiến về tăng cường sự hợp tác chiến lược toàn diện Trung-Việt trong tình hình mới và đạt được sự đồng thuận rộng rãi.
Về vấn đề Nam Hải, Tập Cận Bình nhấn mạnh, cả hai phía Trung-Việt đều phải căn cứ vào tinh thần chịu trách nhiệm trước lịch sử và nhân dân, lấy tình hữu nghị Trung-Việt và đại kế hoạch phát triển hai nước làm trọng, quyết tâm chỉ đạo và thúc đẩy giải pháp chính trị cho vấn đề Nam Hải, ngăn chặn không để làm nhiễu quan hệ hai nước. Điều then chốt là duy trì sự ổn định và thúc đẩy hợp tác. Hai bên cần kiên trì thúc đẩy đàm phán song phương và hiệp thương hữu nghị, không sử dụng bất cứ hành động đơn phương nào có thể làm phức tạp hóa, mở rộng thêm tranh chấp, nhằm ngăn chặn quốc tế hóa vấn đề Nam Hải. Phía Trung Quốc nguyện cùng nỗ lực với phía Việt Nam, mở rộng lực độ và mật độ đàm phán của Nhóm công tác ngoài khơi cửa Vịnh Bắc Bộ, tranh thủ thúc đẩy một cách đồng bộ việc khai thác chung và phân định ranh giới, đồng thời nhanh chóng triển khai khảo sát chung ngoài khơi cửa Vịnh Bắc Bộ.
Trương Tấn Sang cho rằng, Việt Nam nguyện nghiêm túc thực hiện sự đồng thuận đã đạt được giữa hai nước, thông qua đàm phán thân thiện và xử lý đúng đắn các vấn đề có liên quan, tích cực thảo luận về phân định ranh giới và đồng khai thác ngoài khơi cửa Vịnh Bắc Bộ, cùng nhau bảo vệ hòa bình ổn định trên biển, không để điều này ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.
Nguồn: China News

Khai thác giá trị di sản Hán Nôm Phật giáo



Chu Minh Khôi thực hiện
Trải gần hai nghìn năm đồng hành cùng dân tộc, Phật giáo để lại khối di sản đồ sộ, trong đó tư liệu Hán Nôm là một mảng vô cùng quan trọng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các học giả khai thác di sản Hán Nôm để tìm ra những giá trị đối với lịch sử đất nước và văn minh dân tộc nói chung, lịch sử và văn minh Phật giáo nói riêng. Tuy nhiên, những gì đã được nghiên cứu vẫn chưa tương xứng với giá trị thực của khối di sản Hán Nôm Phật giáo.

TS Nguyễn Xuân Diện, cán bộ của Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam (từng là Phó giám đốc Thư viện Hán Nôm) trao đổi với ch úng t ôi xung quanh vấn đề này?
Xin TS cho biết đôi nét khái quát về kho di sản hiện đang được lưu giữ tại Thư viện của Viện nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam?

Viện Nghiên cứu Hán Nôm là một tàng thư lớn nhất nước ta về di sản Hán Nôm, trong đó 2 mảng lớn nhất là sách và thác bản văn khắc. Kho sách Hán Nôm tổng hợp ở đây có khoảng 3,2 vạn đơn vị văn bản; kho thác bản văn khắc có trên 6 vạn đơn vị thác bản. Sách Hán Nôm được phân thành khoảng 40 chủ đề: Văn học, Sử học, Quan chức, Bang giao, Địa lý, Kinh tế, Gia phả, Pháp chế, Quân sự, Tôn giáo, Phong thủy, Văn hóa giáo dục, Y dược và Văn học các dân tộc ít người. Tuy khối lượng sách Hán Nôm đồ sộ như vậy, nhưng sách Hán Nôm Phật giáo được lưu giữ ở Viện Hán nôm không nhiều, hiện chỉ có 218 bộ sách. Tư liệu Hán Nôm Phật giáo của chúng tôi ít ỏi, có lẽ bởi do không tiếp cận được những nguồn sách từ các nhà chùa cung cấp. Đặc thù nguồn sách của Viện Hán Nôm có được chủ yếu là do bàn giao, thừa hưởng từ di sản của Viện Viễn Đông bác cổ vào năm 1954, phần nữa là tiếp nhận các kho sách của một số gia đình khoa bảng ngày xưa (như thư viện của các cụ Hoàng Xuân Hãn, Cao Xuân Dục), những năm sau này tiếp nhận một phần sách Hán Nôm từ Viện Thông tin KHXH tổng hợp và Thư viện tỉnh Hà Tây, cùng các cuộc sưu tầm và mua lại.
Sách Hán Nôm Phật giáo có thể chia làm mấy mảng chính. Thứ nhất là loại sách kinh Phật. Đáng chú ý nhất là các bản giải âm, diễn âm, tức là các bản diễn nôm các kinh điển Phật giáo nhằm để tuyên truyền, phổ biến giáo lý nhà Phật trong giới tu hành và nhân dân. Thứ hai, những sách nói về các dòng trong Phật giáo, sự tích và lai lịch của các Thiền sư, các tổ đình. Loại thứ ba là những tác phẩm văn học Phật giáo, trong đó nổi bật nhất là thơ thiền. Những bản sách Phật giáo chúng tôi có được không phải là những bản sách sớm, mà chủ yếu niên đại vào thế kỷ 17-18. Trong số 218 bản sách này, có rất nhiều cuốn sách rất giá trị, như quyển Thiền uyển tập anh được định hình từ thời Trần, và nhiều bản ở các thời sau. Quyển “ Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh” là một cuốn sách rất quý, niên đại rất sớm, thể hiện bằng chữ nôm, đã được Gs Nguyễn Quang Hồng chứng minh có khả năng được dịch sang tiếng Việt vào thời Lý (quãng thế kỷ XII). Đây là một dịch phẩm văn xuôi Nôm xưa nhất mà nay còn lưu giữ được. Tác phẩm là một bản kinh Phật, nội dung thuyết giảng về công ơn cha mẹ, răn bảo phải làm lễ cúng dàng trong dịp Vu Lan (rằm tháng bảy) và thường xuyên tụng niệm kinh này. Ngoài ra có thể kể đến cuốn sách Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lục , niên đại thế kỷ 18 là bản dịch Nôm khắc in kèm theo từng câu của bản chữ Hán. Cuốn sách Phật thuyết chính giáo huyết bồn kinh cũng là một bản Nôm dịch kinh Phật, xuất hiện khoảng thế kỷ 16.
Kho thác bản văn khắc ở Viện Hán Nôm thế nào, thưa TS?
Trải hàng ngàn năm lịch sử, người Việt Nam đã sử dụng chữ Hán và chữ Nôm để khắc trên bia đá, chuông đồng, biển gỗ. Từ những năm cuối của thế kỷ 20 đến nay, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã và đang tổ chức tiến hành điều tra cơ bản và thu thập các văn khắc Hán Nôm hiện có ở các địa phương trong cả nước. Đến năm 2005, Viện đã hoàn thành cơ bản việc sưu tầm văn khắc Hán Nôm ở các địa phương: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình; đang tiếp tục thực hiện ở một số địa phương như: Thanh Hoá, Nghệ An. Kết quả khối lượng tư liệu văn khắc Hán Nôm đã được thu thập khoảng hơn 48.000 mặt thác bản.
Ở nước ta, văn bản khắc Hán Nôm có niên đại sớm nhất hiện nay tìm thấy, là tấm bia Xá lị tháp minh dựng năm 601 tại chùa Thiền Chúng tại Long Biên (Bắc Ninh ngày nay) và bia Đại Tuỳ Cửu Chân quận Bảo An đạo tràng chi bi văn dựng năm 618 tại chùa Bảo An (Đông Sơn, Thanh Hoá). Kế đến, là bài minh trên chuông xã Thanh Mai là Thanh Mai xã chung minh , khắc năm 789. Xếp thứ tư về độ cổ xưa là chuông Nhật Tảo (Từ Liêm, Hà Nội), đúc năm 948 thời Ngô nói về việc thờ cúng các vị thánh của Nho- Phật- Đạo. Xếp thứ năm là 200 kinh tràng khắc Phật đỉnh tôn thắng gia cú linh nghiệm đà la ni ở Hoa Lư (nay thuộc tỉnh Ninh Bình), dựng vào thời Đinh – Tiền Lê; các kinh tràng này hiện chỉ còn khoảng chục chiếc tại chùa Nhất Trụ và bảo tàng Ninh Bình. Thời đại Lý-Trần, nhiều chùa chiền thờ Phật được xây dựng và dường như chùa nào cũng có văn bia ghi lại việc xây dựng, trùng tu. Những tấm bia cổ quý phải kể đến như: bia chùa Báo Ân An Hoạch sơn Báo Ân tự bi ký (1100), bia chùa Long Đọi Đại Việt quốc Lý gia đệ tứ đế Sùng Thiện Diên Linh tháp bi (1121), bia chùa Linh Xứng Ngưỡng Sơn Linh Xứng tự bi minh (1126), văn bia chùa Thầy ở Quốc Oai, chùa Diên Phúc ở Phú Xuyên… Chúng tôi đã sưu tầm được thác bản của 67 văn bia chùa có niên đại thời Lý- Trần. Các thời đại sau, số lượng văn bia, văn chuông càng nhiều. Văn bia chùa được chúng tôi chia ra làm ba loại. Một là, bia nói về các vị sư tổ, chủ của các dòng thiền, sự tích của các nhà sư. Thứ hai chiếm số lượng lớn là bia nói về việc trùng tu, mảng thứ ba là bia hậu phật. Mỗi tư liệu thác bản Hán Nôm đều là nội dung chứa đựng tinh hoa của đời sống sinh hoạt Phật giáo.
Từng nhiều năm giữ Phó giám đốc Thư viện Hán Nôm của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, anh cho biết hoạt động phục vụ độc giả đến khai thác tài liệu tại thư viện này như thế nào?
Do đặc thù về loại ngôn ngữ và chữ viết, nên số độc giả đến với Thư viện Hán Nôm còn rất khiêm tốn, bình quân mỗi năm có khoảng 3 ngàn lượt độc giả tới đây đọc sách, tra cứu tài liệu. Đối tượng đến thư viện Hán Nôm đọc sách thường có 4 nhóm chính. Trước hết, là cán bộ nghiên cứu của Viện Hán Nôm. Hai là sinh viên các trường đến khai thác tài liệu để làm luận án, luận văn tốt nghiệp đại học. Ba là các nhà nghiên cứu đến từ nước ngoài. Bốn là các nhà sư đến từ Huế, Hà Nội, TP HCM. Tăng Ni đến Viện Hán Nôm đọc sách chủ yếu là những người cần tra cứu tài liệu để làm luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Thư viện Hán Nôm là thư viện dễ dàng nhất đối với những ai muốn tiếp cận tài liệu, chỉ cần có giấy chứng minh thư và giấy giới thiệu của cơ quan, đoàn thể, địa phương nơi cơ trú là đều vào đây đọc tài liệu được. Riêng với mảng sách, hiện nay thư viện không phục vụ bản gốc nữa, chỉ phục vụ bản photocopy cho độc giả. Chỉ khi có yêu cầu cần đối chứng màu mực, hay cần nghiên cứu vấn đề gì mà bản photocopy không đáp ứng được, thì mới lấy bản gốc.
TS nhận định thế nào về giá trị của di sản Hán Nôm Phật giáo đối với nghiên cứu lịch sử, văn hóa?
Di sản Hán Nôm Phật giáo là khối tư liệu hết sức quý giá không chỉ để nghiên cứu Phật giáo mà còn nghiên cứu lịch sử, văn hóa dân tộc nước ta. Bởi vì Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Trong lịch sử phát triển, Phật giáo đã gắn bó, đồng hành với văn hóa và dân tộc. Vì vậy, những tài liệu này vô cùng giá trị để nghiên cứu quá trình du nhập Phật giáo vào Việt Nam, đồng thời cũng giúp nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hóa Việt Nam, sự gắn bó giữa Phật giáo với vận mệnh dân tộc trong các thời kỳ lịch sử. Một số tài liệu Hán Nôm Phật giáo đã được một số nhà nghiên cứu sử dụng để qua đó dựng lại lịch sử của một thời đại, của một giai đoạn. Chẳng hạn như học giả Hoàng Xuân Hãn, thông qua các tài liệu Hán Nôm Phật giáo đã hoàn thành công trình nghiên cứu “Lý Thường Kiệt và lịch sử ngoại giao triều Lý” rất uyên bác.
Ở nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau về khoa học xã hội và nhân văn, văn khắc Hán Nôm Phật giáo còn là nguồn tư liệu rất có giá trị để tìm hiểu quá khứ dân tộc thuộc ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: tư tưởng chính trị xã hội, lịch sử, văn hóa, kinh tế, dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ văn tự...
Tuy số lượng bia văn, sách vở Hán Nôm liên quan đến Phật giáo khá phong phú, nhưng cho đến nay chưa có một chuyên luận nào về tổng quan khu vực Hán Nôm Phật giáo, mà mới chỉ có các công trình, luận án nghiên cứu từng đề tài đơn lẻ, cùng những bài viết tản mát về đề tài này. Phải nhìn nhận thẳng thắn rằng, công việc dịch thuật và nghiên cứu Hán Nôm Phật giáo hiện nay còn sơ sài, chưa tưng xứng với khối di sản đồ sộ này, cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của bản thân ngành Hán Nôm, cũng như của xã hội nói chung.
Ngày nay, nhiều nhà khoa học gặp phải hạn chế trong nghiên cứu do không biết chữ Hán, chữ Nôm. Những người này khi nghiên cứu, thường không đọc trực tiếp vào tài liệu Hán Nôm, mà đọc những bản đã dịch ra tiếng Việt rồi. Thế nhưng, những cuốn sách, tài liệu Hán Nôm đã được dịch ra tiếng Việt hiện mới chỉ chiếm tỷ lệ quá ít ỏi trong số lượng di sản Hán Nôm Phật giáo. Nghiên cứu lịch sử Việt Nam thời cổ, trung đại, từ năm 1945 trở về trước mà không biết chữ Hán thì không thể giải quyết được vấn đề. Đó là một thực trạng có thể gọi là “bi hài” đối với nghiên cứu lịch sử hiện nay.
Chu Minh Khôi thực hiện
12.4.2013