Nhiều ĐBQH không tán thành quy định thu hồi đất cho dự án phát triển KT-XH
(Dân Việt) - Tuần qua, Quốc hội đã dành 2 ngày thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Đề cập tới 2 điều liên quan tới sở hữu đất đai và thu hồi đất (Điều 57, 58), nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) có ý kiến khác nhau.
|
|
Trong đó, có nhiều ý kiến không tán thành nội dung thu hồi đất
cho dự án phát triển kinh tế. NTNN trích đăng một số ý kiến về vấn đề
này.
Ông Uông Chu Lưu - Phó Chủ tịch Quốc hội: Vẫn đang còn ý kiến
khác nhau
Về sở hữu đất đai và thu hồi đất, Quốc hội tiếp tục khẳng định
quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và
thống nhất quản lý, Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua việc
quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; trao quyền sử dụng đất và thu hồi
đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia,
lợi ích công cộng…
Riêng việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế
- xã hội thì vẫn đang còn ý kiến khác nhau. Trong đó có ý kiến đề nghị nên được
quy định cụ thể trong Luật Đất đai tới đây.
(Trích phát biểu tóm tắt của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu
sau phiên chủ trì thảo luận góp ý về Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi, ngày
4.6.2013).
|
|
Đại biểu Bùi Văn Xuyền (đoàn Thái Bình): Có 4 lý do để
không tán thành
Tại khoản 3, Điều 58, tôi không tán thành quy định Nhà nước thu
hồi đất cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội, cùng chung với các lý do như
quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng vì:
Thứ nhất, về mục tiêu yêu cầu của các dự án phát triển kinh tế -
xã hội không đồng nhất với các mục tiêu, yêu cầu về quốc phòng an ninh quốc gia
công cộng.
Thứ hai, chủ thể tham gia hưởng lợi vào việc thu hồi đất bình
đẳng với việc người thu hồi đất được thu hồi đất của người sản xuất lại giao
cho người khác sản xuất kinh doanh cũng chưa thuyết phục.
Thứ ba, nội hàm của khái niệm kinh tế - xã hội rất rộng, khó
kiểm soát và bị lợi dụng, điều này thực tiễn đã chứng minh trong thời gian vừa
qua.
Thứ tư, đất đai không chỉ là tài sản thông thường mà còn là tư
liệu sản xuất, nguồn sống chính của người nông dân. Đất ở gắn với nhà cửa nơi
cư trú sinh sống hàng ngày của người dân. Do vậy, khi Nhà nước thu hồi đất có
tác động rất lớn tới đời sống của người dân nên chúng ta phải rất cẩn trọng cân
nhắc kỹ lưỡng.
|
|
Đại biểu Nguyễn Văn Thanh (đoàn Vĩnh Long): Phải cân
nhắc thật kỹ và “có chế định”
Ở khoản 3, Điều 58, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp quy định: Nhà nước
thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết vì
lý do quốc phòng an ninh, vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án
phát triển kinh tế - xã hội. Các trường hợp thu hồi đất do luật định, việc thu
hồi đất phải có bồi thường, công khai minh bạch, công bằng và do luật định. Tôi
nhất trí quy định Nhà nước thu hồi đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi
ích quốc gia, lợi ích công cộng là cần thiết, quyền lợi người sử dụng đất được
bảo đảm như dự thảo.
Nhưng tôi đề nghị Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cân nhắc quy
định việc thu hồi đất do tổ chức cá nhân đang sử dụng cho các dự án phát triển
kinh tế, nhằm bảo đảm tính khả thi, tính hợp lý của điều luật, tôi đề nghị nên
tách thành một khoản mục, Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng
trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện các dự án phát triển kinh tế và
cần có chế định, việc thu hồi đất cần công khai, minh bạch, công bằng, có sự
đồng thuận của người có quyền sử dụng đất, có đất bị thu hồi.
|
|
Đại biểu Giàng Thị Bình (đoàn Lào Cai): Thay thế “thu
hồi” bằng “trưng mua”
Về vấn đề thu hồi đất quy định tại Điều 58, khoản 3, tôi đề nghị
bỏ cụm từ “và các dự án phát triển kinh tế - xã hội” và cụm từ “thu hồi” được
thay thế bằng “trưng mua”, bởi vì dự thảo đã có quy định quyền sử dụng đất là
quyền tài sản được pháp luật bảo hộ, do vậy chỉ nên thu hồi khi có vi phạm về
quyền sử dụng đất. Còn lại Nhà nước cần trưng mua để đảm bảo quyền lợi của
người sử dụng đất hợp pháp, quy định như vậy cũng phù hợp với quy định tại Điều
33 của dự thảo.
Dự thảo cũng đã có quy định Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá
nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng – an
ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Quy định như vậy đã bao hàm đầy đủ
các nội dung, trong đó có cả mục đích phát triển kinh tế - xã hội, do vậy không
nên có cụm từ “và các dự án phát triển kinh tế - xã hội” để tránh tình trạng
lạm dụng gây thiệt thòi, cho lợi ích của nhân dân. Đồng thời tôi đề nghị quy
định việc bồi thường đất phải theo giá thị trường để đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp cho người đang sử dụng đất, không nên quy định chung chung là “theo
quy định của pháp luật”.
|
|
Đại biểu Đinh Thị Phương Lan (đoàn Quảng Ngãi): Không
đồng nhất quyền sở hữu và sử dụng
Về sở hữu đất đai tại Điều 57, tôi thống nhất như dự thảo. Tuy
nhiên, tôi đề nghị không đồng nhất 2 quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất.
Khẳng định quyền sử dụng đất thuộc về tổ chức, cá nhân sử dụng đất và có giá
trị. Tôi đề nghị cân nhắc lại khoản 2, Điều 58 khi quy định quyền sử dụng đất
là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ. Tài sản chính là của cải, vật chất dùng
vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng. Khi phân loại tài sản theo chu kỳ sản
xuất ta có tài sản cố định và tài sản lưu động. Nếu phân loại tài sản theo đặc
tính cấu tạo của vật chất, ta có tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Các loại
tài sản này có chu kỳ sử dụng trong dài hạn.
Tài sản hữu hình được định danh khi có một số đặc tính riêng như
thuộc sở hữu của ai đó, có thể trao đổi được, có thể mang giá trị tinh thần và
vật chất. Nếu quy định giá trị sử dụng đất là tài sản thì ta có phải thực hiện
như quy định của Điều 23 Hiến pháp năm 1992 là tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ
chức không bị quốc hữu hóa không. Trong trường hợp thật cần thì vì lý do quốc
phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi
thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường hay không. Tôi
đề nghị cân nhắc thêm quy định này.
|
|
Đại biểu Trần Hồng Hà (đoàn Vĩnh Phúc): Chỉ nên thu
hồi đất với 3 trường hợp
Về vấn đề thu hồi đất, tôi đề nghị chỉ thu hồi đất đối với 3
trường hợp vì lý do quốc phòng an ninh, vì lợi ích quốc gia và vì lợi ích công
cộng. Không quy định thu hồi đất vì lý do các dự án phát triển kinh tế - xã
hội, bởi các dự án phát triển kinh tế - xã hội đều nhằm đến mục đích cao nhất
là phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, lợi ích của nhân dân. Đồng thời
ngăn chặn tình trạng thu hồi đất tràn lan dẫn đến tình trạng lãng phí đất đai,
sử dụng đất không hiệu quả gây nhiều bức xúc đối với nhân dân trong thời gian
vừa qua.
7 nhận xét:
- Nhân dịp QH thảo luận về đất đai, tôi đố các bạn "đất gì quí nhất" ?Trả lời
Người nhìn rộng thì trả lời: đất nước. Người nhìn hẹp thì nói đó là: Đất mặt tiền, đất trung tâm thành phố..., thậm chí có người nói cụ thể đất Q1 tpHCM hay Đống đa, Ba đình HN, đất quý, đất hiếm, đất có bô xit ..v v
Thưa đó là: Đất giáp ranh, tuy nó không nhiều nhặn gì ! Nhưng luôn là nguyên nhân của nhiều vụ mâu thuẫn và người ta sẵn sàng đổ máu vì đất này. - Nặc danh00:21 Ngày 11 tháng 6 năm 2013Hoan nghênh và xin hoàn toàn ủng hộ ý kiến của đại biểu Bùi Văn Xuyền ( đoàn Thái Bình)!Trả lời
- Nặc danh04:54 Ngày 11 tháng 6 năm 2013Hồi còn trong rừng....trước giải phóng ...mà có các luật lệ như hiện nay, thì liệu dân tình có nuôi nấng và ủng hộ CM.Thu hồi đất là nỗi ám ảnh của nông dân, nói trắng ra là....cướp đất, thực tế đã chứng minh với bao nhiêu vụ khiếu nại, sinh ra dân oan, khiếu kiện....lòng tin của người dân hoàn toàn bị mất, bởi cái nhóm lợi ích, bầy sâu....? Đảng lãnh đạo tuyệt đối, vậy mọi sai lầm này.....ai sẽ là người chịu trách nhiệm, mọi hậu quả đều đổ hết lên đầu của nhân dân...???Trả lời
- Thời Pháp thuộ, nông dân khai hoang, nhà giàu quen chính quyền thuộc địa bằng khoán điền thổ, cướp đất.Trả lời
Nếu cho thu hồi vì lý do các dự án phát triển kinh tế - xã hội thì cũng như vậy, giúp nhà giàu cướp đất của người nghèo thư thời thực dân Pháp. - Nặc danh08:37 Ngày 11 tháng 6 năm 2013
DÂN NÓI
"Một bộ phận không nhỏ" Các ông bà nghị gật trong Quốc hội cứ nhất mực theo đuôi, cơ hội, a dua vào hùa với số đông ngu ngốc bám lấy quan điểm cướp đất của dân theo luật đất đai lỗi thời và lạc hậu, làm khổ nhân dân, làm nghèo đất nước. Như lời ông phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tuyên bố"Quốc hội tiếp tục khẳng định quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua việc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; trao quyền sử dụng đất và thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng…" Ông Lưu cùng các ông bà gật nên nhớ rằng bao đời nay các cụ nhà ta dậy rằng"HÔN NHÂN ĐIỀN THỔ VẠN CỔ CHI THÙ". Mảnh đất được coi là tài sản hàng đầu của mỗi người dânViêt Nam, nguồn sống, nguồn hạnh phúc và cũng là nguồn chết từ đất mà ra. Ngày xưa có những kẻ sống hẹp hòi hay vạc bờ, lấn cõi xê dịch mốc giới, lợi mình, hại người nên đã không thiếu gì việc đánh nhau vỡ đầu xẻ trán, án mạng xảy ra, kiện tụng lên quan trên, gây thù kết oán muôn đời. Thế ngày nay nhiều bọn đội lốt danh nghĩa nhà nước cướp đoạt của dân hàng cánh đồng làm người ta mất hết nguồn sống, dồn người ta vào chỗ chết, buộc người dân phải đấu tranh khiếu kiện liên tục đời này qua đời khác.
Nếu lần này sửa đổi Hiến pháp các ông bà cộng sản nghị gật vẫn không cho người dân quyền chủ sở hữu đất đai sẽ xẩy ra đánh nhau to vì đất.
Mấy ông này bị trời xui đất khiến thế nào mà lại làm ngược lại ! Thu hồi đất của nông dân giao cho các dự án khinh tế. Dù để phát triển kinh tế cần dùng một số đất thì cũng phải có những chính sách cẩn trọng, tế nhị và công bằng. Chứ không thể đưa vào HP là thu hồi, dễ bị người dân hiểu là lấy đất của kẻ nghèo đưa cho người giầu. Đây là lối hành xử mất lòng dân lớn nhất.