Bài đăng phổ biến

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

TRUNG QUỐC ĐANG CÓ " ÂM MƯU " DIỆT MỸ

(Dân trí) - Theo chuyên gia Mỹ, khi Bắc Kinh ngày càng trở nên hiếu chiến, Washington lại cố bám vào hi vọng rằng mối quan hệ quân sự-với-quân sự giữa hai nước sẽ giúp giảm được căng thẳng. Nhưng Mỹ đã sai.

Các binh sĩ Trung Quốc trong một cuộc tập trận chung với Nga hồi năm 2005.
Trung Quốc được Mỹ mời tham gia tập trận chung vào năm 2014.
 
Theo các nhà phân tích, đồng minh của Mỹ cần phải tỏ rõ họ sẽ rút khỏi cuộc tập trận nếu Trung Quốc tham gia, bởi RIMPAC là cuộc tập trận dành cho các đồng minh, bằng hữu, chứ không phải cho nước đang lên kế hoạch sau này sẽ tiến hành một cuộc chiến với Mỹ. Nga đã cử tàu tham gia vào năm 2012, nhưng với nước Nga lại khác. Mặc dù các quan chức quân sự cấp cao của Nga đôi khi có buông những lời thiếu thân thiện, nhưng họ thực tình không có kế hoạch gây chiến với Mỹ. Họ cho rằng, nhà phân tích Robert Sutter đã đúng khi nhận định vào năm 2005 rằng: “Trung Quốc là cường quốc lớn duy nhất trên thế giới đang chuẩn bị bắn người Mỹ.”

Để chứng minh cho điều này, hai nhà phân tích  DF-21D, có thể được dẫn đường bằng tín hiệu vệ tinh. Tên lửa này được đặt biệt danh là “sát thủ diệt tàu ngầm”, bởi chúng được thiết kế phát nổ trên không trung, tạo “mưa” kim loại sắc nhọn dội xuống boong tàu sân bay chật ních máy bay, trang thiết bị, nhiên liệu và thủy thủ. Và theo hai ông, ý định cuối cùng của họ là đẩy lực lượng Mỹ ra khỏi Đông Á.
Chiến thuật hiếu chiến của Trung Quốc cũng chứng tỏ điều trên, đặc biệt là thái độ gây hấn với các tàu do thám Mỹ ở các vùng biển quốc tế trong hơn một thập niên qua. Nổi tiếng nhất là vụ chặn tàu Impeccable ở Biển Đông năm 2009. Ngoài ra còn có vụ ép máy bay thám thính của hải quân Mỹ EP-3 hạ cánh năm 2001 và vụ trồi tàu ngầm tấn công lớp Song ở giữa nhóm tàu tấn công Kitty Hawk gần Okinawa, Nhật Bản, vào năm 2006.
Theo hai nhà phân tích, kể từ đó, Mỹ nhiều lần được nghe nói đến từ chiến tranh ở thủ đô Trung Quốc, từ miệng tân lãnh đạo Tập Cận Bình cho tới các sỹ quan, tướng lĩnh cấp cao – những người không ngại chiến tranh – “đấu tay với tay với Mỹ” – như một tuyên bố vào năm 2010.
Vậy lý do vì sao sỹ quan Trung Quốc muốn chiến tranh? Theo 2 nhà phân tích, lý do thứ nhất là người Trung Quốc hiện có thừa sự tự tin mới đi kèm với ngạo mạn. Lãnh đạo Bắc Kinh, đặc biệt là từ năm 2008, ngày càng kiêu ngạo. Họ thấy hỗn loạn kinh tế ở khắp thế giới và nghĩ rằng thế kỷ này là của họ, để họ thống trị. Mỹ và phần còn lại của phương Tây đang ở cuối đường hầm.
Quân đội Trung Quốc đã giành được ảnh hưởng đáng kể trong năm qua, và có lẽ trở thành bè phái quyền lực nhất trong đảng Cộng sản Trung Quốc. Cũng theo hai nhà phân tích, ngay từ năm 2003, sỹ quan cấp cao của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã bị cuốn vào cuộc “đấu” quyền lực dân sự, khi ông Hồ Cẩm Đạo, tân lãnh đạo khi đó, tìm kiếm sự ủng hộ của họ trước người tiền nhiềm Giang Trạch Dân (người vẫn nắm giữ chức Chủ tịch quân ủy Trung ương sau khi thôi chức chủ tịch nước). Năm ngoái, cuộc “đấu” nội bộ tăng nhiệt khi ban lãnh đạo được gọi là Thế hệ thứ năm, dưới sự chỉ huy của ông Tập, kế nhiệm thế hệ thứ tư của ông Hồ Cẩm Đào. Giống như một thập niên trước, thế hệ mới tìm kiếm sự ủng hộ từ các tướng lĩnh, biến họ thành “trọng tài” trong cuộc “đấu” chính trị nội bộ ngày một gay gắt.
Theo hai nhà phân tích, kết quả của những bất hòa giữa các lãnh đạo dân sự là sự tái vũ trang một phần chính trị và chính sách. Sỹ quan cấp cao hiện hoạt động độc lập với quan chức dân sự và công khai chỉ trích họ, cũng như đưa ra những  tuyên bố về các lĩnh vực từng được xem là lãnh địa riêng của giới ngoại giao.
Sự tái vũ trang này đã gây ra hậu quả. Huang Jing, thuộc trường Chính sách công Lee Kuan Yew của Singapore, nhận xét: “Chi tiêu quân sự của Trung Quốc tăng nhanh tới nỗi vượt qua cả chiến lược. Những sỹ quan trẻ đang đảm trách chiến lược và giống như những sỹ quan trẻ ở Nhật trong những năm 1930. Họ đang nghĩ họ có thể làm gì, chứ không phải là họ nên làm gì.”
Còn những đô đốc hải quân Trung Quốc muốn gì? Họ đang ủng hộ cho tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc, đóng cửa Biển Đông đối với các nước khác. Điều này sẽ đẩy họ vào cuộc xung đột với các nước xung quay vùng biển nóng của thế giới này và đối đầu với Mỹ. Còn về phía Mỹ, hai nhà phân tích cho rằng, nếu có sự kiên định trong chính sách ngoại giao của Mỹ 2 thế kỷ qua, thì đó chỉ là bảo vệ tự do hàng hải.
Theo sách trắng quốc phòng được công bố hồi tháng 4, Trung Quốc đang xây dựng hải quân có khả năng hoạt động ở trong vùng biển sâu của đại dương, với 235.000 sỹ quan và thủ thủ. Hải quân Trung Quốc năm ngoái cũng đã được biên chế tàu sân bay đầu tiên và được biết đang dự kiến phát triển thêm 2 chiếc nữa. Trung Quốc có ít hơn Mỹ 12 tàu ngầm, nhưng Mỹ có trách nhiệm toàn cầu. Vì vậy, người Trung Quốc tập trung được tàu của họ ở các vùng biển gần bờ biển của họ hơn, cho họ lợi thế về chiến thuật cũng như hoạt động.
Hai tác giả cho rằng trong khi người Trung Quốc lên kế hoạch thống lĩnh vùng biển của họ và cuối cùng là mở rộng sang cả vùng biển của Mỹ, thì Mỹ lại đang giúp họ tập luyện với lời mời tham dự RIMPAC và các cuộc tập trận khác, hay cho họ tham gia vào các hoạt động chung như chống cướp biển Somali. Cùng lúc đó, Hải quân Mỹ lại tiếp tục giảm hạm đội của mình, hiện với 283 tàu đang được triển khai.
Hai tác giả nhận định trong khi thái độ của Bắc Kinh ngày càng hung hăng, thì Lầu Năm Góc lại cố bám lấy hi vọng rằng mối quan hệ quân sự với quân sự bằng cách nào đó sẽ giảm căng thẳng với người Trung Quốc. Nhưng hai ông chỉ ra, bản chất của chính quyền mới là vấn đề. Và Mỹ hiện lại đang giúp một nhà nước hiếu chiến phát triển quân đội. Chính vì vậy, họ nhận định, chính sách về Trung Quốc của chính quyền Obama và Lầu Năm Góc đã bị sai cơ bản.
Vũ Quý

Theo Los Angeles Times
----------------------------------

SỬ DỤNG VŨ KHÍ SINH HỌC, QUYÉT SẠCH NƯỚC MỸ, BÁ CHỦ THẾ GIỚI

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường tuyên bố sự trỗi dậy của Trung Quốc hoàn toàn mang tính chất hoà bình và rằng Trung Quốc không có tham vọng bành trướng. Tuy nhiên, bài phát biểu của Bộ trưởng quốc phòng tại hội nghị các tướng lĩnh Trung Quốc về Chiến lược chiến tranh tương lai cách đây 4 năm lại cho thấy viên tướng này coi người Trung Quốc là chủng tộc siêu đẳng nhất thế giới và họ có sứ mệnh phải quét sạch nước Mỹ để làm bá chủ thế giới. Sự thay đổi của Trung Quốc đang làm thay đổi cán cân chiến lược, ít nhất là ở khu vực châu Á. Nhưng không ai có thể biết được khuôn hình và kết quả tương lai của sự thay đổi đó. Dư luận rộng rãi trên thế giới nghi ngờ về tham vọng bá quyền của Trung Quốc. Đây là một quá trình không thể dừng lại được. Dưới đây là toàn văn bài phát biểu của Tướng Trì Hạo Điền phản ánh một số khía cạnh của tư duy chiến lược của Trung Quốc hiện nay.   
Bài phát biểu của tướng Trì Hạo Điền-Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc tại Hội nghị các tướng lĩnh bàn về chiến lược chiến tranh tương lai tổ chức năm 2005 ... 
( Tài liệu được công bố trên Tạp chí Các vấn đề chiến lược, Ấn Độ, 15/4/2009) 
  

Như mọi người đều biết, theo quan điểm truyền bá của các học giả phương Tây, toàn thể loài người trên Trái Đất có nguồn gốc chung từ một người mẹ duy nhất ở Châu Phi. Như vậy, không một chủng tộc nào có thể tự nhận mình là chủng tộc siêu đẳng nhất. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu của đại đa số các học giả Trung Quốc, người Trung Quốc khác với các chủng tộc khác trên thế giới. Chúng ta không có nguồn gốc từ Châu Phi. Trái lại, chúng ta có nguồn gốc độc lập trên đất Trung Quốc. Nguời Bắc Kinh ở Chu Khẩu Điếm mà tất cả chúng ta đều bắt nguồn từ đó đại diện cho một giai đoạn tiến hoá của tổ tiên chúng ta.             
Nguồn gốc nền văn minh Trung Hoa   Trước đây, chúng ta thường nói rằng nền văn minh Trung Quốc có lịch sử 5.000 năm. Nhưng hiện nay, rất nhiều chuyên gia nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có khảo cổ học, văn hóa sắc tộc, và văn hoá khu vực đã đi tới một sự thống nhất rằng các phát hiện mới như nền văn hoá Hongshan ở vùng Đông Bắc, nền văn hoá Liangzu ở tỉnh Chiết Giang, các phế tích Jinsha ở tỉnh Tứ Xuyên, và khu di tích văn hoá đế chế Yongzhou ở tỉnh Hồ Nam tất cả đều cho thấy bằng chứng về sự tồn tại của nền văn minh tiền Trung Quốc, và chúng khẳng định rằng riêng lịch sử canh tác lúa đã có từ 8.000-10.000 năm truớc đây. Điều này bác bỏ quan niệm về lịch sử 5.000 năm của Trung Quốc...   
Bởi vậy, chúng ta có thể xác định rằng chúng ta là sản phẩm của nền văn hoá có nguồn gốc từ cách đây hơn 1 triệu năm, nền văn minh và tiến bộ với lịch sử hơn 10.000 năm, một dân tộc có 5.000 năm lịch sử, và một thực tế Trung Quốc với lịch sử hơn 2.000 năm. Đó là dân tộc Trung Quốc tự gọi mình như vậy.Là dòng dõi của Viêm và Hoàng, dân tộc Trung Quốc mà chúng ta tự hào thuộc về dân tộc đó. Nước Đức Hitle đã từng kiêu hãnh tự coi mình là chủng tộc siêu đẳng nhất trên Trái đất, nhưng thực tế là dân tộc chúng ta còn siêu việt hơn người Đức rất nhiều.   Đã có nhiều bài học, trong đó có bài học về sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, cũng như bài học về tại sao Đức và Nhật Bản lại thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ Hai. Đã có rất nhiều cuộc thảo luận về sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Hôm nay, điều quan trọng với chúng ta là nói về các bài học thất bại của Đức và Nhật Bản.   Như mọi người đều biết, nước Đức phát xít cũng nhấn mạnh rất nhiều về vấn đề giáo dục cho dân chúng, đặc biệt là cho thế hệ trẻ. Đảng và Chính phủ quốc xã đã tổ chức và xây dựng rất nhiều thể chế tuyên truyền giáo dục, ví như Cơ quan hướng dẫn tuyên truyền quốc gia, Bộ Giáo dục và tuyên truyền quốc gia, Cục thanh tra nghiên cứu dư luận thế giới và giáo dục, và Cơ quan thông tin, tất cả đều nhằm gieo vào tâm trí của dân chúng Đức, từ học sinh các lớp tiểu học đến các trường đại học, là dân tộc Đức là chủng tộc thượng đẳng, và thuyết phục dân chúng rằng sứ mệnh lịch sử của chủng tộc Ariăng(Arian) là trở thành chủ nhân thế giới và thống trị toàn thế giới. Khi đó, nhân dân Đức thống nhất chặt chẽ hơn nhiều so với chúng ta hiện nay.   
Tuy vậy, nước Đức đã bị thất bại nhục nhã cùng với nước Nhật Bản đồng minh. Vì sao vậy? Chúng ta đã đi tới một số kết luận tại các hội nghị nghiên cứu của Bộ Chính trị để nghiên cứu về các quy luật quyết định sự thăng trầm của các cường quốc lớn, và tìm cách phân tích sự phát triển nhanh chóng của Đức và Nhật Bản. Khi đó, chúng ra đã quyết định xây dựng mô hình đất nước dựa theo mô hình nước Đức, song chúng ta quyết không lặp lại các sai lầm mà người Đức đã mắc phải.   Xin nêu ra những nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất bại của họ: Thứ nhất, họ có quá nhiều kẻ thù cùng một lúc, bởi họ đã không tuân theo nguyên tắc là chỉ tiêu diệt kẻ thù ở một thời điểm nhất định; Thứ hai, họ quá hăng hái, thiếu sự kiên nhẫn và bền gan, những phẩm chất đòi hỏi phải có để thực hiện những sự nghiệp vĩ đại; Thứ ba, khi tới thời điểm đòi hỏi phải tỏ ra tàn bạo thì họ lại tỏ ra quá mềm yếu, do vậy đã để lại những nguy cơ bộc lộ về sau này.   Giả dụ khi đó, Đức và Nhật có thể làm cho Mỹ đứng trung lập và tiến hành chiến tranh từng bước đối với Liên Xô. Nếu thực hiện chiến lược đó, tranh thủ thời gian đẩy nhanh các nghiên cứu và thành công trong việc làm chủ công nghệ hạt nhân và tên lửa, và sử dụng các vũ khí đó bất ngờ tấn công Mỹ và Liên Xô, thì khi đó Mỹ và Liên Xô đã không thể chống lại họ và buộc phải đầu hàng.   Đặc biệt là Nhật Bản đã phạm phải sai lầm khi tiến hành cuộc tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng. Cuộc tấn công này không nhằm vào các phần có tầm quan trọng sống còn đối với nước Mỹ. Thay vì điều đó, cuộc tấn công này lôi kéo nước Mỹ tham gia chiến tranh, tham gia lực lượng những nước đào huyệt chôn vùi hai nhà nước phát xít Đức và Nhật Bản.   
Tất nhiên, nếu họ không phạm 3 sai lầm nói trên và giành chiến thắng, thì lịch sử thế giới đã được viết theo hướng khác hẳn. Trong trường hợp đó, Trung Quốc sẽ không nằm trong tay chúng ta. Nhật Bản có thể chuyển thủ đô của họ tới Trung Quốc và thống trị toàn bộ đất nước Trung Quốc. Sau đó, Trung Quốc và toàn bộ châu Á dưới sự chỉ huy của Nhật Bản với toàn bộ sự thông minh của Phương Đông sẽ chinh phục phương Tây do Đức lãnh đạo và thống nhất toàn thế giới.   Người Trung Hoa có là chủng tộc thượng đẳng   Như vậy, những nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất bại của Đức và Nhật Bản là lịch sử không sắp xếp để họ trở thành những chủ nhân của Trái Đất, vì tóm lại là họ không phải những chủng tộc ưu việt nhất.   So sánh về hình thức bên ngoài, Trung Quốc ngày nay giống một cách đáng ngại với người Đức trước kia. Cả hai đều coi mình là những dân tộc siêu đẳng nhất; cả hai đều có lịch sử bị các cường quốc bên ngoài bóc lột và do vậy đều mang nặng sự hận thù; cả hai đều cảm thấy mình sống trong một không gian rất không phù hợp; cả hai đều giương cao ngọn cờ dân tộc và chủ nghĩa xã hội và gắn cho mình nhãn hiệu chủ nghĩa xã hội quốc gia; cả hai đều có một nhà nước, một đảng, một nhà lãnh đạo, và một học thuyết.   Nhân dân Trung Quốc chúng ta thông minh hơn người Đức bởi xét về cơ bản, chúng ta là chủng tộc ưu việt hơn chủng tộc của họ. Đó là kết quả bởi việc chúng ta có lịch sử lâu đời hơn, đông dân hơn và đất đai rộng lớn hơn. Xét trên cơ sở này, tổ tiên của chúng ta để lại cho chúng ta hai di sản cốt yếu nhất, đó là chủ nghĩa vô thần và sự thống nhất vĩ đại. Đó chính là đức Khổng Tử, người đã sáng lập ra nền văn hoá Trung Quốc và để lại cho chúng ta những di sản này.   Hai di sản nói trên xác định rằng chúng ta có khả năng sống còn cao hơn Phương Tây. Đó là lý do giải thích tại sao chủng tộc Trung Quốc thịnh vượng lâu dài như vậy. Chúng ta có sứ mệnh không được để bị chôn vùi cả trên Thiên đàng cũng như trên Trái đất, bất kể đó là những thảm họa do thiên nhiên, do con người gây ra hay thảm hoạ quốc gia và cho dù chúng nghiêm trọng tới mức nào. Đây là ưu thế của chúng ta.   Ví dụ về phản ứng đối với chiến tranh chẳng hạn. Do cho tới nay nước Mỹ chưa hề nhìn thấy chiến tranh trên đất nước họ, nên một khi các kẻ thù vào đất Mỹ, họ có thể tiến tới tận thủ đô Oasinhtơn trước khi Quốc hội Mỹ kết thúc việc thoả luận và cho phép tổng thống Mỹ tuyên bố tình trạng chiến tranh. Tuy nhiên, đối với chúng ta, chúng ta sẽ không lãng phí thời gian vào những việc tầm thường như vậy. Đồng chí Đặng Tiểu Bình có lần đã nói: Lãnh đạo Đảng sẽ thông qua các quyết định một cách mau lẹ. Một khi các quyết định được thông qua, chúng sẽ được thực hiện ngay lập tức. Sẽ không có việc lãng phí thời gian vào những việc tầm thường như ở các nước tư bản. Đó là ưu thế của chúng ta.   
Nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng Cộng sản Trung Quốc được xây dựng trên truyền thống và sự thống nhất vĩ đại. Mặc dù nước Đức phát xít cũng nhấn mạnh tới cơ chế tập trung ở mức cao khi ra các quyết định, song họ chỉ chú trọng tới quyền lực điều hành đất nước, nhưng lại coi thường cơ chế lãnh đạo tập thể ở cấp Trung ương. Bởi thế về sau này Hitle đã bị rất nhiều người phản bội, điều đó đã làm suy kiệt ghê gớm khả năng chiến tranh của Đức quốc xã.   Có một nhận xét rất nổi tiếng trong một bộ phim về sức mạnh và quyền uy: Những kẻ thù thường gặp nhau trên một con đường nhỏ, chỉ có những kẻ dũng cảm mới chiến thắng. Dạng chiến đấu với tinh thần một mất một còn đã cho phép chúng ta dành được quyền lực tại Trung Quốc đại lục. Số phận lịch sử đã quyết định rằng Trung Quốc và Mỹ sẽ không tránh khỏi đối đầu trên một con đường nhỏ và chiến đấu chống lại nhau! Mỹ, không giống như Nga và Nhật Bản, chưa bao giờ làm tổn thương Trung Quốc và cũng giúp Trung Quốc chống lại cuộc chiến đấu chống Nhật Bản. Tuy vậy, Mỹ tất yếu sẽ là trở ngại, trở ngại lớn nhất! Về lâu dài, quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ là đấu tranh một mất một còn.   Có thời, một số người Mỹ tới thăm Trung Quốc và tìm cách thuyết phục chúng ta rằng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ là một quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Đồng chí Đặng Tiểu Bình khi đó đã trả lời một cách lịch sự: Hãy về nói với chính phủ của các ngài rằng Trung Quốc và Mỹ không có mối quan hệ phụ thuộc và hiểu biết lẫn nhau như vậy. Rõ ràng là đồng chí Đặng Tiểu Bình đã quá lịch sự, đồng chí ấy có thể nói thẳng: Quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ là một trong các quan hệ đấu tranh một mất một còn.   Tất nhiên, hiện giờ không phải là thời gian thích hợp để phá vỡ quan hệ với Mỹ. Chính sách cải cách và mở cửa ra thế giới bên ngoài của chúng ta còn phải dựa vào tiền vốn và công nghệ của họ, chúng ta vẫn còn cần tới nước Mỹ. Do vậy, chúng ta cần phải nỗ lực tăng cường quan hệ của chúng ta với Mỹ, học tập nước Mỹ trên mọi lĩnh vực và sử dụng Mỹ làm tấm gương cho việc tái thiết đất nước.   Quét sạch nước Mỹ Để giải quyết vấn đề nước Mỹ, chúng ta cần phải vượt lên trên những điều thông thường và hạn chế. Trong lịch sử, khi một nước đánh bại và chiếm đóng một nước khác, họ không thể giết hết dân chúng của nước bị chinh phục một cách hiệu quả bằng gươm hoặc giáo dài, hay thậm chí bằng súng tiểu liên hoặc súng máy. Bởi vì không thể giữ được vùng đất rộng lớn mà không duy trì người của mình trên vùng đất đó. Tuy nhiên, nếu chúng ta chinh phục nước Mỹ theo kiểu đó, chúng ta không thể đưa nhiều người Trung Quốc di cư tới Mỹ.   Chỉ có thể sử dụng nhũng biện pháp đặc biệt để quét sạch nước Mỹ và sau đó chúng ta mới có thể đưa nhân dân Trung Quốc tới đó. Đây là lựa chọn duy nhất đối với chúng ta. Đó không phải là vấn đề chúng ta muốn hay không muốn. Những biện pháp đặc biệt nào chúng ta có thể thực hiện để quét sạch nước Mỹ ? Những loại vũ khí thông thường như máy bay chiến đấu, đại bác, tên lửa hay tàu chiến không thể làm điều đó; các loại vũ khí huỷ diệt như vũ khí hạt nhân cũng không thể làm được như vậy. Chúng ta không ngu ngốc đến nỗi cùng tự huỷ diệt với Mỹ bằng cách sử dụng vũ khí hạt nhân, cho dù trên thực tế chúng ta vẫn tuyên bố giải quyết vấn đề Đài Loan bằng mọi giá.   Chỉ có thể sử dụng loại vũ khí không huỷ diệt, nhưng có khả năng giết nhiều người chúng ta mới có thể giành lấy nước Mỹ cho chúng ta. Công nghệ sinh học hiện đại đang phát triển nhanh chóng, và các loại vũ khí sinh học mới được phát minh nối tiếp nhau. Tất nhiên là chúng ta không để lãng phí thời gian; trong những năm qua chúng ta đã nắm được khả năng trở thành chủ nhân của các loại vũ khí này. Chúng ta có khả năng đạt được mục tiêu quét sạch nước Mỹ một cách hoàn toàn bất ngờ. Khi đồng chí Đặng Tiểu Bình còn sống, Ban chấp hành trung ương Đảng đã sáng suốt đưa ra quyết định đúng đắn là không phát triển các nhóm tàu sân bay và thay vào đó, tập trung phát triển các loại vũ khí có thể thủ tiêu hàng loạt dân chúng của nước thù địch.   Xét về mặt nhân đạo, chúng ta cần phải cảnh báo cho dân chúng Mỹ và thuyết phục họ rời khỏi nước Mỹ và để lại vùng đất họ từng sinh sống trên đó cho người Trung Quốc. Hoặc là ít nhất họ phải rời khỏi một nửa nước Mỹ để nhường phần đất đó cho người Trung Quốc, bởi phát hiện ra nước Mỹ lần đầu tiên chính là người Trung Quốc.   Nhưng sẽ phải làm điều đó như thế nào? Nếu chiến lược đó không thực hiện được, thì khi đó chúng ta chỉ còn một lựa chọn duy nhất. Tức là sử dụng những biện pháp kiên quyết để Quét sạch nước Mỹ và giành lấy nước Mỹ cho chúng ta ngay lập tức. Thực tế lịch sử của chúng ta cho thấy chừng nào chúng ta thực hiện được điều đó, không có nước nào trên thế giới có khả năng ngăn cản chúng ta. Hơn nữa, với một nước Mỹ với một tư cách thế giới bị mất đi, thì tất cả các kẻ thù khác buộc phải đầu hàng chúng ta.   Vũ khí sinh học là một loại vũ khí tàn ác chưa từng thấy, song nếu nước Mỹ không chết thì Trung Quốc sẽ bị huỷ diệt. Nếu nhân dân Trung Quốc bị mắc kẹt trên diện tích đất hiện nay, thì sự sụp đổ hoàn toàn của xã hội Trung Quốc chắc chắn sẽ xảy ra. Theo cách tính mô hình hoá trên máy tính của tác giả Yellow Peril, hơn một nửa dân số Trung Quốc sẽ chết, và con số đó sẽ là hơn 800 triệu người! Ngay sau khi giải phóng, vùng đất màu vàng của chúng ta có khoảng 500 triệu dân, trong khi dân số chính thức hiện nay là hơn 1,3 tỉ người. Khả năng của vùng đất màu vàng này đã đạt tới mức giới hạn của nó. Một ngày nào đó người ta có thể biết điều đó xảy ra nhanh chóng như thế nào, sự sụp đổ lớn có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào và hơn một nửa dân số của chúng ta sẽ buộc phải ra đi.   Chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng hai phương án. Nếu thành công trong việc sử dụng vũ khí sinh học bất ngờ tấn công nước Mỹ, chúng ta có thể giảm thiểu thiệt hại về người trong cuộc chiến tranh với Mỹ. Nếu trong trường hợp cuộc tấn công đó thất bại, và kích động một cuộc phản công bằng vũ khí hạt nhân từ nước Mỹ, Trung Quốc sẽ phải gánh chịu một thảm hoạ, trong đó  hơn một nửa dân số sẽ chết. Bởi vậy, chúng ta cần phải sẵn sàng với các hệ thống phòng không để bảo vệ các thành phố lớn và vừa của Trung Quốc./.


1 nhận xét:

  1. Ngày trước mỗi khi có nước nào tuyên bố đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là mình sướng rêm. các nước như Chi Lê, Nicaragoa, Ăngola, Bawnglades, Miến điện v.v...đã ngấp nghé, may mà nhận ra và quay đi.
    Nay nghĩ lại nếu phe theo chủ nghĩa xã hội thắng lợi trên toàn thế giới, nghĩa là tất cả đều do những người cộng sản lãnh đạo thì bây giờ chắc chắn chỉ có mì độn ngô và một tháng may ra được vài lạng thịt, không có iPad,máy tính và Internet. Khủng khiếp thật.
    Toàn trái đất là một nhà tù lớn nhưng vẫn hân hoan "Cuộc đời vẫn đẹp sao".
    Nghĩ mà toát mồ hôi hột như cơnn ác mộng vậy.
    Trả lời

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét