(Petrotimes) - Dư luận cho rằng, một trong những nguyên
nhân khiến Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương
(T.Ư) Giang Trạch Dân, nguyên Chủ tịch Quốc hội Kiều Thạch và nguyên Chủ
nhiệm Văn phòng T.Ư Đảng, vệ sinh riêng của Mao Chủ tịch Uông Đông Hưng
có phản ứng gay gắt đối với cuốn “Đời sống riêng của Mao Trạch Đông”
(The Private Life of Chairman Mao) do bác sĩ Lý Trí Tuy viết, bởi ông
sống gần 22 năm bên cạch Mao Trạch Đông và những thông tin tiết lộ thực
sự sốc.
Từ vụ phát hiện máy nghe trộm
Trong cuốn “Đời sống riêng của Mao Trạch Đông”, bác sĩ Lý Chí Tuy cho
biết: “Mao Chủ tịch từng bị đặt máy nghe trộm” và đây là tiết lộ nhờ sự
“bẩm báo” của bạn tình. Tuy biết việc này từ tháng 2/1961, nhưng Mao Chủ
tịch âm thầm điều tra, làm rõ ai chỉ đạo từ bao giờ, vì mục đích gì và
tại sao không ai nói với ông chuyện này. Mao Chủ tịch cũng biết được mưu
đồ làm phản của Lâm Bưu qua “chuyện trò, tâm tình chăn gối” với vợ một
thuộc hạ thân tín của Lâm Bưu. Theo bác sĩ Lý Chí Tuy, Mao Chủ tịch
không tin bất cứ ai trừ “bạn tình”.
Vẫn theo bác sĩ Lý Chí Tuy, ông từng chăm sóc cho Trương Ngọc Phượng,
thư ký riêng của Mao Trạch Đông khi cô có thai (cuối năm 1972) theo
“lệnh” của Uông Đông Hưng và Trương Diệu Từ bởi họ được Mao Chủ tịch chỉ
thị: Phải đưa Trương Ngọc Phượng vào dưỡng thai trong một bệnh viện tốt
vì cô “mang thai rồng”. Lý Chí Tuy từng kiểm tra sức khỏe cho Mao Chủ
tịch nên biết Mao Trạch Đông không còn khả năng sinh sản vì đã gần 80
tuổi.
Chu Ân Lai
Nhưng thực tế cho thấy, sau khi Trương Ngọc Phượng sinh con tại Bệnh
viện Sản phụ Hiệp Hòa, Bắc Kinh đã có rất nhiều quan chức cấp cao tới,
cả Giang Thanh cũng mua quà thăm hỏi đủ thấy mức độ quan trọng của vấn
đề này tới mức nào. Khi làm tạp vụ trên toa tàu đặc biệt của Mao Chủ
tịch, Trương Ngọc Phượng mới 17 tuổi (1960-1970), nhưng được phép xem
những văn kiện của T.Ư, Quân ủy T.Ư gửi riêng cho Mao Chủ tịch, trong
khi Uông Đông Hưng, Trương Diệu Từ, Giang Thanh, Lý Nạp, Mao Viễn Tân
cũng không được xem. Trong thời gian Trương Ngọc Phượng nghỉ đẻ, em gái
Trương Ngọc Mai được vào phục vụ Mao Chủ tịch thay chị.
Vì được coi là “tổng quản” của Mao Chủ tịch trên thực tế: lo từ sức
khỏe, ăn uống đến sắp xếp công việc, tiếp kiến cán bộ - ngay Hoa Quốc
Phong, Giang Thanh muốn gặp Mao Chủ tịch cũng phải được sự đồng ý, nên
sau khi Mao Trạch Đông chết, Trương Ngọc Phượng lập tức trở thành trung
tâm “moi hỏi” của nhiều giới, nhiều người - từ “bè lũ 4 tên” đến Hoa
Quốc Phong, Uông Đông Hưng, Mao Viễn Tân đều muốn “gặp riêng”, “hỏi
nhỏ”. Vấn đề được quan tâm nhất là sắp xếp nhân sự trong Ban Chấp hành
T.Ư, Bộ Chính trị và những “di chúc miệng” của Mao Chủ tịch để phục vụ
cho cuộc đấu tranh chính trị, cũng như tiếm quyền.
Trương Ngọc Phượng cho biết, trong tháng 6/1975, Mao Chủ tịch từng triệu
tập Giang Thanh, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Hiền, Kỷ Đăng Khuê, Ngô
Đức, Hoa Quốc Phong, Trần Tích Liên và Trương Ngọc Phượng để nói chuyện:
“Bây giờ Chu Ân Lai ngày càng làm mất mặt tôi, anh ta không tán thành
tư tưởng của tôi, anh ta phản đối “Cách mạng văn cách”, anh ta với Lưu
Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình là một ruộc, anh ta được bá tánh kính phục, có
cơ sở vững chắc trong Đảng, chính quyền và quân đội”.
Mao Chủ tịch qua đời được 3 ngày, Trương Ngọc Phượng đã bàn giao toàn bộ
công văn, giấy tờ do cô quản lý cho Uông Đông Hưng. Sau đó, Giang Thanh
và Mao Viễn Tân có tìm Trương Ngọc Phượng gạn hỏi về những văn kiện mật
đã từng được đọc, nhưng chỉ nhận được câu trả lời: “Theo quy định của
tổ chức, tôi đã bàn giao toàn bộ công văn, giấy tờ cho đồng chí Uông
Đông Hưng”. Ngày 15/11/1976, Trương Ngọc Phượng mới sắp xếp xong toàn bộ
số hồ sơ, giấy tờ của Mao Chủ tịch để lại và đầu tháng 12/1976 chính
thức rời khỏi Trung Nam Hải.
Mối quan tâm của Giang Thanh
Trước khi Mao Chủ tịch qua đời, Giang Thanh đã vội vàng cho rằng thời cơ
của bà đã tới nên coi thường tất cả mọi người. Nhưng chính những tuyên
bố của Giang Thanh với tổ bác sĩ, y tá phục vụ Mao Chủ tịch đã khiến bà
thân bại danh liệt. Và người cung cấp thông tin quan trọng này cho Uông
Đông Hưng là Lý Chí Tuy: Sẽ xuất hiện chủ nghĩa xét lại trong T.Ư, nhưng
Giang Thanh đã có cách trị bọn họ. Khi đó, Uông Đông Hưng không những
là vệ sĩ tiếp cận, mà còn là Chủ nhiệm Văn phòng T.Ư, Bí thư Ban Bí thư
kiêm Cục trưởng Cục Cảnh vệ nên ông đã lên kế hoạch bắt Giang Thanh từ
khi Mao Chủ tịch còn sống.
Giang Thanh
Bởi khi đó Uông Đông Hưng, Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh biết rằng,
Giang Thanh và người của bà ta đã trang bị vũ khí cho dân binh tại
Thượng Hải, thành lập tổ chức “dân binh sư” ngay trong Trường đại học
Thanh Hoa, còn Mao Viễn Tân đang chuẩn bị điều xe tăng từ Thẩm Dương về
Bắc Kinh... nên phải âm thầm chuẩn bị. Uông Đông Hưng còn tiết lộ với Lý
Chí Tuy rằng, gần đây Giang Thanh ngày càng quá quắt bởi nhiều ủy viên
Bộ Chính trị cũng bị bà ta đả kích. Tại một cuộc họp chính phủ, Giang
Thanh lớn tiếng đả kích Hoa Quốc Phong.
Trong tháng 7/1976, Mao Chủ tịch cho gọi Hoa Quốc Phong, Uông Đông Hưng,
Giang Thanh, Vương Hồng Văn, Trần Tích Liên, Kỷ Đăng Khuê và Mao Viễn
Tân tới để yêu cầu họ phải đoàn kết, đồng thời cho biết: bên cạnh các
anh còn có Trương Xuân Kiều, Ngô Đức và Diêu Văn Nguyên. Mao Chủ tịch
không xếp Trương Xuân Kiều vào “nhóm 7 người” kể trên bởi nền tảng, uy
tín và cơ sở trong Đảng của Trương Xuân Kiều thấp, quân đội không nghe
lời, hơn nữa để nhiều người biết về quá khứ không sạch sẽ của mình.
Ngày 17/7/1976, Hoa Quốc Phong gọi tổ bác sĩ, y tế đến họp với Bộ Chính
trị được tổ chức tại phòng khánh tiết (khu hồ bơi cũ). Bởi từ ngày Mao
Trạch Đông lên cơn đau tim lần thứ hai, tuy bệnh tình có vẻ ổn định
nhưng vẫn nguy hiểm vì phổi nhiễm trùng, thận yếu và nhất là bệnh tim có
thể tái phát bất cứ lúc nào. Sau khi nghe tổ bác sĩ, y tế trình bày chi
tiết với Bộ Chính trị về tình trạng của Mao Chủ tịch, Giang Thanh lập
tức chất vấn: tại sao Mao Chủ tịch lên cơn đau tim đến 2 lần mà còn có
thể tái diễn? và cáo buộc đã phóng đại sự thật để trốn tránh trách
nhiệm…
Giang Thanh nói: chồng bà chỉ bị viêm phế quản, tim phổi vẫn tốt, thận
không có vấn đề gì. Giang Thanh cho rằng, trong xã hội tư sản, bác sĩ là
ông chủ vì vậy Mao Chủ tịch nói chỉ nên tin 1/3 những gì bác sĩ nói...
vấn đề là muốn trốn tránh trách nhiệm cùng sự bất tài trong chuyên môn.
Sau phát biểu của Giang Thanh, tổ bác sĩ, y tế như bị điện giật, nhưng
Hoa Quốc Phong đã lên tiếng bênh vực. Bởi ông cùng với Uông Đông Hưng,
Vương Hồng Văn và Trương Xuân Kiều ứng trực suốt ngày đêm nên đều nhìn
thấy công việc mà tổ bác sĩ, y tế đã làm.
Bác sĩ Lý Chí Tuy nói với Uông Đông Hưng rằng, tuy bị bệnh nặng nhưng
đầu óc của Mao Chủ tịch vẫn rất tỉnh táo, mắt trái không nhìn thấy nhưng
mắt phải còn nhìn rõ, do đó không một vấn đề quan trọng nào qua mắt ông
được. Mao Chủ tịch từng nói về Giang Thanh trước một cuộc họp Bộ Chính
trị: Tính đấu tranh mạnh mẽ, kiên định lập trường giai cấp, không phải
là người hai mặt, nhưng không hiểu sách lược, không biết đoàn kết với
mọi người, do đó sẽ thua thiệt. Nếu bên cạnh có người tham mưu tốt thì
sẽ phát triển tốt.
(Xem tiếp kỳ sau)
Đông Ngàn-Từ Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét