... Dù những điều Nguyễn Khoa Điềm viết ra chưa phải thơ nhưng bạn đọc cũng có phần đồng cảm những nỗi trăn trở của ông. Hóa ra khi ngồi dưới đất ông mới thấy rằng dân đen người ta đau khổ biết nhường nào. Nỗi khổ của họ có phần do ông gây nên.
Bây giờ có nhiều quan điểm thơ: thơ siêu việt, thơ hậu hiện đại, thơ hậu hậu hiện đại. Tìm tòi là đáng quý, nhưng tìm tòi phải vào trái tim người đọc. Còn viết những điều mình cũng không hiểu, không biết thì làm sao thành công.
Thơ hậu hiện đại của Ion Milos (nhà thơ Thuỵ Điển) vào được đọc giả vì có tứ, có nghĩa, tầm tư tưởng, triết học cao:
Tôi mua một con chó
Để có bạn bầu
Trò chuyện sớm hôm..
Và rồi một hôm
Chó thổ lộ với tôi một điều rất lạ.
Rằng con người đã từ lâu
Không còn nói ngôn ngữ của con người…
(Con người và con chó - Phạm Viết Đào dịch)
Thơ và Vô lối Nguyễn Khoa Điềm không như vậy.
Đáng ra nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm phải chân thành hơn, sám hổi hơn:
“Ta xin chịu tội khi ta u mê cái triết học du nhập lai căng lỗi thời, không nói cho đám đầu trâu mặt ngưa đồng liêu với ta tỉnh ra,
khi ta trù úm, sát phạt với các huynh Hoàng Minh Chính, Trần Độ,
Xin thắp nén nhang cho các tác phẩm ta ra lệnh đốt thành tro
Lạy văn sỹ tài danh Dương Thu Dương bị đi tù.
Vái linh hồn các nhà dân chủ , các trang mạng xã hội chính ta đàn áp
Các chị bán cá Vỹ Dạ ơi!
Tôi xấu hổ giọt nước mắt tôi trộm rơi
Khi nhìn các chị chao chát nói cười, tiếng thở than hả hê, tiếng rên rỉ của những tờ bạc vụn.
Trong khi tôi tiêu hoang bạc kho, vàng đụn
Lấy thuế từ tấm lưng còng của các chị đây!
Từ nay đi cùng các chị
Tôi tự căm tôi đã đào tạo nguồn những tay làm nghề tôi, nối ngôi tôi là nghề nói láo!
Nghề mà phải bớt gạo
Trong nồi của các chị để cho chúng nó ba hoa!
Ôi biết bao cuồng phong văn chương bão táp do tôi gây ra
Tạ lỗi quê nhà
Tạ lỗi những người mò hến không có hến ngày ngày đêm đêm bên Cồn Hến để kiếm cháo rau
Điềm tôi đây
Xin đập đầu chịu tội!
Tôi tin nếu nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết như thế chắc bạn đọc sẽ quý trọng ông nhiều hơn nữa!
Hà nội, ngày 31 tháng 5 năm 2013
Đ – H
Thơ vô lối Nguyễn Khoa Điềm khi về thường dân (1)
Published on 11:05, 05/31,2013
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm (1) trên Nhà thơ Đỗ Hoàng (2) dưới
THƠ VÔ LỐI NGUYỄN KHOA ĐIỀM KHI VỀ THƯỜNG DÂN
THƠ VÔ LỐI NGUYỄN KHOA ĐIỀM KHI VỀ THƯỜNG DÂN
Đỗ Hoàng
Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ những người làm thơ cổ động cho miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến hai miền Nam Bắc Việt Nam thập kỷ 50, 60, 70 thế kỷ trước có sự trợ giúp của nước ngoài ở cả hai phía. Nói cho đúng đó là cuộc nội chiến nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn của dân tộc Việt Nam bị các thế lực nước lớn giật giây chi phối cả đôi bên. Trong chiến tranh chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm xếp sau các nhà thơ khác như Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân, Nguyễn Duy…Khi Nguyễn Khoa Điềm làm quan to thì thơ ông mới to theo, trước đó mấy ai biết ông.
Thơ của thế hệ này là thơ tuyên truyền một chiều, một phía cho cuộc đánh nhau vì quyền lợi phe nhóm.
Lạ lùng cuộc đời nay
Đến văn chương cũng đĩ
Loài người làm khổ thay
Cái chiến tranh vô nghĩa!
(Tâm sự người lính 1973 – Đỗ Hoàng)
Chiến tranh dù nhìn ở góc độ nào cũng là nỗi đau muôn kiếp của nhân dân cần lao. Các bậc thánh nhân ngày trước bất dắc dĩ mới dùng đến binh khí:
Nãi tri binh dã thị hung khí
Thánh nhân bất đắc nhĩ nhi dụng chi
(Lý Bạch)
Binh đao ác độc vô cùng
Thanh nhân cực lắm mới dùng ai ơi!
(Túy thì ca – Đỗ Hoàng dịch)
Sư chi sở xứ
Kính các sinh yên
Đại quân chi hậu
Tán hữu hung niên
(Lão tử)
Chỗ đóng quân lính
Gai góc mọc đầy
Đằng sau cuộc chiến
Đói khổ lắm thay!
(Đỗ Hoàng dịch thơ)
Những người tham gia cuộc chiến hai miền họ cũng không thoát khỏi áp lực của thể chế, vừa do văn hóa, do tầm nhìn, tầm nghĩ hạn chế nên cả một thế hệ nói theo bài bản định sẵn, viết sẵn hay áp nà, nói lấy được. Những câu chưởi địch không đau, không phải thơ, kiểu chưởi hàng tôm, hàng cá:
Thành phố mọc như nấm độc những xnách-ba
Mỹ và đĩ
(Con gà đất cây kèn và khẩu súng – Nguyễn Khoa Điềm)
Hay:
Chỉ cần sự bảo chứng của đô la và súng máy
Cùng cái đầu tối tăm của Giôn xơn, Ních Xơn đặt vào trên đấy!
(Giặc Mỹ - Nguyễn Khoa Điềm)
Thơ họ là dàn đồng ca không lồ muôn người như một, hô khẩu hiệu suông, cũ kỹ, mòn vẹt , véo von, rập khuôn, sáo rỗng, không có tư tưởng, vô cảm trước nỗi đau của nhân quần trong cuộc chiến đầy chết chóc, xương núi, máu sông! Hình thành nên trùng trùng điệp các nhà cổ động viên, nhà ca học, cười học, hót học, hát học, tấu hài học vô tình hoặc cố tình …
Thơ Nguyễn Khoa Điềm là loại dịch nghị quyết tuyên huấn cấp xóm khô khan, không một chút truyền cảm. Nhiều kiểu định nghĩa các phạm trù đất nước, quê hương không đầy đủ, không chính xác, có phần phản cảm:
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm(!)
(Đất nước – Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm)
Đất là nơi anh đá bóng cũng phải kể ra chứ… Nước là nơi em khỏa thân soi gương phải kể ra chứ…
Trong văn chương cũng như trong toán học có những cái không định nghĩa mà chỉ mô tả. Điểm. mặt phẳng, trong toán học; tổ quốc, đất nước, quê hương trong văn học…là những mệnh đề người ta chỉ mô tả mà thôi. Nguyễn Khoa Điềm định nghĩa đất nước thì bao giờ cho đủ.
Khi đường công danh Nguyễn Khoa Điềm càng cao, sự khô khan xơ cứng trong thơ lại tỷ lệ thuận với chức quyền, còn chất lượng thơ thì tỷ lệ nghịch với chức quyền. Đúng là được mùa cau thì đau mùa lúa; được mùa lúa thì úa mùa cau.
Cammus từng nói: “Tôi không vì thơ ca mà hy sinh chính trị, nhưng tôi hy sinh những gì làm hại cho thơ ca”. Đấy là chính trị của một châu lục có truyền thống dân chủ tiến bộ, còn chính trị của cộng sản phương Đông, chính trị Tàu Ô thì thôi rồi lượm ơi! Phải bỏ thơ ca mà đi làm kỹ thuật thôi!
Nguyễn Khoa Điềm muốn bắt cá hai tay, vừa làm quan thật to, vừa là nhà đại thi hào. Con rô cũng tiếc, con diếc cũng tham. Nhưng cuộc đời không cho ai vừa giàu như Bin gết, vừa tài thơ như Đỗ Phủ, vừa nhà chính trị quân sự lỗi lạc như Thành Cát Tư Hãn, đep trai như Platini (cầu thủ đá bóng) …Thời coi Ban Tư tưởng Văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Khoa Điềm để lại nhiều tiếng không hay cho lắm. Ông ta trù úm Hoàng Minh Chính, bắt nhà văn Dương Thu Hương, bôi nhọ Trần Độ, loại bỏ nhiều nhà bất đồng chính kiến, đàn áp những người đòi tự do dân chủ, cấm mạng , cấm internet, đốt thành tro bụi nhưng tập sách như Học phí trả bằng máu của Nguyễn Khắc Phục, Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Chúa trời ngù gật của Nguyễn Dậu, Tâm sự người lính của Đỗ Hoàng, ngăn cản nhiều nhà văn tài năng vào Hội Nhà văn Việt Nam…Ký duyệt nhiều dự án tiêu hàng triệu đô là tiền ngân sách, thuế dân đống để phe nhóm hưởng lại quả nhưng hiệu quả không là bao như: phim Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Công, (phim bỏ kho) 1 triệu đô, phim Dòng sông phẳng lặng (phim bỏ kho), làng văn hóa Đồng Mô (làng bỏ hoang), Bác Hồ với văn nghệ sỹ…
Đường hoạn lộ của Nguyễn Khoa Điềm khá hanh thông. Nguyễn Khoa Điềm quan quá to. Ông trùm tư tưởng văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam. Rồi đứt gánh giữa chừng. Ông quan to Nguyễn Khoa Điềm phải về vườn lúc tuổi chưa đến 60, còn một hai nhiệm kỳ trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam nữa, nhưng lại bị ông cậu ruột của vợ là Nguyễn Đức Đạo viết đơn tố Nguyễn Khoa Điềm không phải là đảng viên và có thời gian bị tù ở lao Thừa phủ - Huế khai báo với địch.
Chuyện này tôi biết ở Bảo Đảng Bình Trị Thiên năm 80 – 87. Hồi ấy có chủ trương ngầm là ai bị tù ngụy thì phải hy sinh cho Đảng, không được tham gia chính quyền vì không biết ai khai, ai trung thành.
Khi ra Hà Nội học, tôi nghe các anh trong Ban kiểm tra Hội Nhà văn Việt Nam bảo là có đơn tố cáo nói là Nguyễn Khoa Điềm không đảng viên. Tôi nói, tôi có biết việc này hồi ở Huế, nhưng tôi không tin. Vì tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam chặt lắm. Võ Đại Tôn gián điệp về nước đòi lật đổ chính quyền, mới qua biên giới Thái - Lào, mà Hà Nội đã chưởi cha ông Võ Đại Tôn bóc lột nhân lao động Bắc bộ, biết cả chuyện cha ông Võ Đại Tôn hiếp dâm nông dân đẻ ra hàng loạt địa chủ cường hào ác bá khác.
Nguyễn Khoa Điềm không dấu sự len lỏi để làm quan và làm quan to của mình:
Anh mê mải trên đường hoạn lộ
Ngảnh về quê hư ảnh một vầng trăng
(Cõi lặng).
Thời làm quan to của Nguyễn Khoa Điềm là thời uy tín Cách mạng Việt Nam ở vào “ giai đoạn thoái trào”. Đảng Cộng sản Việt Nam xóa bỏ tất cả các đảng phái trở thành đảng độc tài chuyên quyền, đảng trị mất uy tín trầm trọng trong lòng dân tộc. Thời oanh liệt của Đảng Lao động Việt Nam không còn nữa. Thời dân và Đảng trên dưới một lòng, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào đi vào miền cổ tích. Nạn tham nhũng, mua quan bán tước lan tràn vô phương cứu chữa, quan lại làm giàu trên nước mắt mồ hôi người lao động.
Nó không khác gì bài ca tố cáo địa chủ, phong kiến đàn áp dân nghèo thời tiền Cách mạng:
Chưa hết mùa, trong nhà ta đã hết lúa
Đói xác xơ thương đàn con vất vả
Môn khoai sắn ngày qua ngày lọt dạ
Bởi địa tô chúng bóc lột công sức ta.
Chúng cấu kết cùng nhau cường hào gian ác
Đại chủ ngoan cố đè nén lên đầu bao người
Làm giàu trên nước mồ hôi người nông dân
Cướp trâu, cướp ruộng, cướp nhà người nông dân
Cướp con, cướp vợ, cướp nồi người nông dân
Bần cố nghèo khổ muôn đời…
Trước đó nhiều kẻ sỹ, thi sỹ như: Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Phan Khôi, Trương
Tửu, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Hữu Loan, Trần Dần, Phùng Quán ...đã rút lui để giữ khí tiết.
Bang hữu đạo tắc hiện, bang vô đạo tắc ấn. Bang hữu đạo bần ngã tiện ư sỷ giả, bang vô đạo phú ngã tiện ư sỷ giả (Nho giáo – Khổng tử) Nghĩa là: Nước có đạo thì nên ra làm việc giúp đời; nước vô đạo thì nên lui về giữ danh tiết. Nước có đạo mà ta nghèo là ta xấu; nước vô đạo mà ta giàu là ta xấu. Bỡi vì nước có đạo dung hiền tài, ta không tài nên mới không được dung nên phải nghèo. Nước vô đạo dùng kẻ xấu xa, ta xấu xa nên mới được dùng thì giàu là quá xấu.
Người quân tử phải hiểu ra điều đó. Người không hiểu ra thì không phải là quân tử. Kẻ không quân tử mới bè phải, đảng phái.
Quân tử bất đảng phải (Luận ngữ) - Quân tử không bè đảng, không bè phái. Quân tử, đại trượng phu, thi nhân không a dua, không hùa với đám đông:
Thị dĩ đại trượng phu
Xử kỳ hậu bất cự kỳ bạc
Xử kỳ thực bất cự kỳ hoa
Cố khứ bỉ thư thử
(Lão tử)
Phàm bậc trưởng lão
Xa chốn nhố nhăng
Bỏ hoa lấy quả
Trời đất cân bằng!
(Đỗ Hoàng dịch)
Chuyện chính trị nói như trong Nam là không bàn, nay chỉ nói chuyện thơ của Nguyễn Khoa Điềm khi mất chức về vườn.
Người Việt hay nhân loại nói chung đều tha thứ lỗi lầm của con người trước đây. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm còn viết được, còn trăn trở cùng nhân dân thì là điều đáng quý. Chuyện đi với bụt mặc áo cà sa đi với ma thì mặc áo giấy là chuyện người tầm thường của muôn đời rồi. Những tài năng xuất chúng, thiên tài mới không mặc áo, ở trần dù đi với ai.
Thánh Phê rô một tông đồ thân cận của Chúa Giê su. Trước đó là một tội đồ quyết tâm hành hung giết Chúa. Sau khi được cải hóa, thánh Phê rô có nhiều thành tích trong làm việc nghĩa, việc thiện được Chúa tin yêu. Có lần Thánh Phê rô hói Chúa: - Người bị phạm lỗi 7 lần tha thứ có được không? Chúa trả lời: - Kẻ phạm tội, ta 77 lần tha thứ.
Thơ tuyên truyền của Nguyễn Khoa Điềm trước đây được giới phê bình chính thống tung hô rầm rộ; thơ vô lối của Nguyễn Khoa Điềm khi về vườn cũng được một số người cỗ vũ.
Để có cái nhìn đúng về những bài viết của Nguyễn Khoa Điềm mà gọi là thơ gần đây, tôi có vài thiển ý nhỏ.
Tất cả những bài viết của Nguyễn Khoa Điềm trên các trang mạng xã hội, báo in chính thống đều thể hiện một tâm trạng bực tức, hằn học, tiếc nuối thời vàng son. Không có một chút gì gọi là thơ ca. Nó là một thứ Vô lối đang thịnh hành mà Nguyễn Khoa Điềm cố từ chối không nhận mình là làm Vô lối:
Rằng tôi không bợ đỡ ngôn từ, điếu đóm hậu hiện đại
Bưng mâm cho các cô nàng gót sen ba tấc chữ
(Comment – Tạp chí Thơ số 4 -2013)
Nguyễn Khoa Điềm làm Vô lối nhưng viết không chân thành, giả nên không vào lòng người đọc.
Từ xưa đến nay, trong nước và trên thế giới, nhiều nhà thơ làm quan to, thậm chí là vua giữ nhiều trọng trách của đất nhưng thơ của họ đi vào lòng dân, được nhân dân truyền tụng:
Oa oa …oa oa..oa oa!
Cha trốn đi lính nước nhà
Nên khổ thân em vừa nửa tuổi
Phải theo mẹ đến ở nhà pha!
(Hồ Chí Minh)
Chu Thần nay ở nơi đâu
Để cho Miên Thẩm lên lầu không an
Tháng ngày tựa án lan can
Mãi trông mây cuốn trời Nam dặm nghìn
Dấu xưa nay biết đâu tìm
Thương ai bảy nổi ba chìm nước non
Trăng kia khi khuyết khi tròn
Tinh thần phản kháng vẫn còn sáng soi.
(Sóng Hồng- Trường Chinh)
Nguyễn Khoa Điềm viết cho bạn thân là người từng đóng gạch với mình, người tri âm tri kỷ nhưng vẫn lấy cái giọng kẻ cả, khệnh khạng quan trên ban phát thương xuống, không một chút rung động:
Bạn chừ đóng gạch nơi nao
Văn chương lấm láp vêu vao mặt người
Bất ngờ bạn đến thăm tôi
Gửi cho nhiều sách, Ối giời là thơ!
….
Mong sao bạn bớt bồi hồi
Hãy làm thơ nữa để rồi gặp nhau.
(Bạn thơ – Nguyễn Khoa Điềm)
Sự khệnh khạng, cao ngạo bề trên, hổn xược với tiền nhân thể hiện nhan nhản trong thơ và trong Vô lối của ông:
Cái chết của viên tham tri hay thơ âm thầm trong chính sử
Mất hút một con thuyền chuồi qua cửa Thanh Long
(Nguyễn Du)
Thơ ca là bộc lộ sự thành thật, sự thành thật được trọn vẹn thì thơ hay (Bê se)
Ngày trước, thi hào Bạch Cư Dị là một trong tam kiệt của Đường thi (Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị). Ông làm quan đến Thượng thư nhưng thơ rất chân thành. Ông không đạt chiều cao của Lý Bạch, chiều sâu của Đỗ Phủ nhưng ông đạt được chiều rộng của thơ, chỉ vì khi nói tới nỗi khổ con người ông là người ngoài cuộc. Nhưng không vì thế mà không xúc động, không lưu truyền đến đời sau:
Kim ngã hà công đức?
Tằng bất sự nôn tang
Lại lôc tam bách thạch
Tuế án dữ dư lương
Niệm thử tự tứ quý
Tận nhật bất năng vương
(Quan nghệ mạch)
Ta có tài đức gì?
Không hề đi cấy cày
Lương ba trăm thạch thóc
Hết năm bồ còn đầy
Nghĩ vô cùng hổ thẹn
Mặt đỏ hết mấy ngày!
(Xem gặt lúa)
Thơ vô lối của Nguyễn Khoa Điềm luôn luôn giả, luôn luôn sượng không thành tâm chút nào:
Nhưng chiều nay con bò gặm cỏ
Bên dòng sông như chưa biết chiều tan
Tôi với nó lặng im bè bạn
Mắt nó nhìn dìu dịu nước Hương Giang
(Chiều Hương Giang)
Bản thân anh và loài người anh xơi tái hàng tỷ con bò mà vẫn coi nó là bạn thân thì là một việc xưa nay hiếm(!)
Một việc xưa nay chưa từng có.
Anh xơi tái muôn loài gặm cỏ
Mà chiều nay anh nổi tuyên ngôn
Anh với chúng bạn bè gắn bó!
(Thơ 4 câu – Đỗ Hoàng)
Nhìn chung tất tần tật Nguyễn Khoa Điềm viết cái gì đều không thật, như là của giả. Trong chính trị người ta thường dùng thủ đoạn để lừa nhau, để tranh thủ phiếu. Chỉ một cái táng tận lương tâm, kẻ hãnh tiến đoạt được một giang sơn. Song trong thơ ca dùng lừa đảo hoặc nói điều giả đối thì anh mất sạch. Giả dối là điều tối kỵ với thơ ca.
Nguyễn Khoa Điềm than nghèo, nhưng người đọc nghe nó sến sến thế nào, bởi Nguyễn Khoa Điềm có nghèo đâu. Nhà lầu bốn năm tầng ở khu quan to Đội Cấn – Hà nội một thời có lính gác, nhà vường ở Huế mấy con mèo, con chó chạy một ngày chưa chắc đã hết vườn. Rồi còn biết bao của chìm của nổi khác nữa. Lương hưu của Nguyễn Khoa Điềm cao gấp mấy chục lần nhưng cán bộ quèn đang công tác. Làm sao mà nghèo được. giả nghèo thì được làm thơ giả nghèo thì là đồ giả. Một ông quan to cỡ tột đỉnh như Nguyễn Khoa Điềm, nhiều kẻ có trang trại trên núi non chuyển đổi đất mường thành đất thủ đô thì làm sao họ cơ ngã như nông dân được. Họ làm sao mà nghèo đói. Một ông bí thư chi bộ xóm trong thể chế đảng trị cộng sản hơn nhiều lần quan phụ mẫu ngày xưa. Nên cái việc than nghèo của ông quan nhất phẩm Nguyễn Khoa Điểm rất giả dối:
Đêm đêm cái nghèo vuốt ve trán người chồng
Khẻ nâng bàn tay người vợ
Đặt cái hôn lên đôi chân trần đứa trẻ
Và thầm ngủ ngon… ngủ ngon…
(Đêm đêm – tạp chí Thơ số 4 -2013)
Cái nghèo đi đêm của Nguyễn Khoa Điềm không đàng hoàng chút nào. Cái nghèo này là cái nghèo khai bậy để hưởng hộ nghèo mà Nhà nước triển khai mấy năm qua.
Hơn nghìn nắm nay, các thi hào kim cổ đều nói tới cái nghèo. Cái nghèo của họ có thật nhưng không bị lụy, không khai gian nghèo. Họ nói lên được cái nghèo của họ được mọi người đồng cảm thấu hiểu và chia sẻ. Nghèo họ cũng là nghèo mình. Nghìn năm rồi đọc cái nghèo của Đỗ Phủ ta còn xúc động:
An đắc hạ thiên vạn gian
Đại tý thiên hạ hàn sỹ câu hoan nhan
Ô hô! Hà thì nhãn tiền đột ngột hiện thử ốc
Ngô lư độc phá thu đồng tử diệc tức.
(Ước được vạn gian phòng rộng rãi
Kẻ sỹ nghèo có mái nhà che
Bao giờ? Hãy hiện ngay đi.
Thân ta chết cóng có gì ngại đâu.)
(Đỗ Hoàng dịch)
(Mao ốc vị thu phóng sử phá ca -
Bài hát gió thu thổi tốc nhà)
Xúc động với cái nghèo của Nguyễn Trãi:
Thập tải đọc thư bần đáo cốt
Bàn vô mục túc tọa vô chiên
(Mười năm đọc sách nghèo đến tủy
Mân không rau cỏ, chỗ đâu ngồi)
(Đỗ Hoàng dịch thơ)
Cái nghèo của Nguyễn Du thậm đau đớn. Cha làm quan mà con đói rét. Có khác gi Đỗ Phủ làm Tả thập di – Quan can gián vua mà con chết đói:
Thập tử cơ hàn bắc môn ngoại
( Mười miệng đói xanh ngoài cửa Bắc)
Và Nguyễn Khuyến:
Sớm trưa dưa muối cho qua bữa
Chợ búa trầu cau chẳng dám mua.
Thơ ca cổ kim có nói đến cái chết. Chết là cái quan định luận. Lúc đó mới nói đúng cái được cái mất của đời người. Các thi hào xưa nay nói tới việc này một cách vô tư, thanh thoát, nhẹ nhõm, bởi vì cuộc đời của họ quá sáng trong, không bụi mờ:
Sống không để tiếng đời ta thán
Chết lại về quê quán hương thôn
Mới hay trăm sự vuông tròn
Sống lâu đã trải, chết chôn chờ gì
(Di chúc thư – Nguyễn Khuyến)
Hay:
Ba hồi trống giục mồ cha kiếp
Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời
(Cao Bá Quát)
Nguyễn Khoa Điềm nói đến cái chết như một lời thách thức, cao ngạo, rất cải lương, khô khan đại hạn:
Khi cái chết chắn cửa
Đời tôi
Cám ơn!
(Comment)
Phần viết của Nguyễn Khoa Điềm khi mất chức quan to về vườn không có đổi mới, sáng tạo gì. Nó là một thứ Vô lối xuất hiện từ mấy thập kỷ vừa qua. Nhiều câu dở hơn câu nói bộ:
Dậy thức hút thuốc vặt ( Đất nước những tháng năm thật buồn)
Tôi bày tỏ chính tôi,câu chữ của tôi, nước mắt của tôi (Comment)
Ngoài đường trẻ con đi học, trong nhà người già ngủ (Mùa bình thường)
Dùng nhiều âm Hán Việt , chữ nước ngoài chưa được Việt hóa: trật cước, comment…
Người đọc tìm đọc Nguyễn Khoa Điềm làm thơ khi mất chức là vì người đọc tò mò, hiếu kỳ, không biết ông quan to hưởng không biết bao nhiêu bổng lộc của “triều đình”, bao nhiêu phần trăm dự án ma, dự án không ích nước lợi dân, bao nhiều biệt thự, đất đai mà vẫn làm thơ, thơ hồi hưu có khác gì không?
Dù những điều Nguyễn Khoa Điềm viết ra chưa phải thơ nhưng bạn đọc cũng có phần đồng cảm những nỗi trăn của ông. Hóa ra khi ngồi dưới đất ông mới thấy rằng dân đen người ta đau khổ biết nhường nào. Nỗi khổ của họ có phần do ông gây nên.
Bây giờ có nhiều quan điểm thơ: thơ siêu việt, thơ hậu hiện đại, thơ hậu hậu hiện đại. Tìm tòi là đáng quý, nhưng tìm tòi phải vào trái tim người đọc. Còn viết những điều mình cũng không hiểu, không biết thì làm sao thành công.
Thơ hậu hiện đại của Ion Milos (nhà thơ Thuỵ Điển) vào được đọc giả vì có tứ, có nghĩa, tầm tư tưởng, triết học cao:
Tôi mua một con chó
Để có bạn bầu
Trò chuyện sớm hôm..
Và rồi một hôm
Chó thổ lộ với tôi một điều rất lạ.
Rằng con người đã từ lâu
Không còn nói ngôn ngữ của con người…
(Con người và con chó - Phạm Viết Đào dịch)
Thơ và Vô lối Nguyễn Khoa Điềm không như vậy.
Đáng ra nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm phải chân thành hơn, sám hối hơn:
“Ta xin chịu tội khi ta u mê cái triết học du nhập lai căng lỗi thời, không nói cho đám đầu trâu mặt ngưa đồng liêu với ta tỉnh ra,
khi ta trù úm, sát phạt với các huynh Hoàng Minh Chính, Trần Độ,
Xin thắp nén nhang cho các tác phẩm ta ra lệnh đốt thành tro
Lạy văn sỹ tài danh Dương Thu Dương bị đi tù.
Vái linh hồn các nhà dân chủ , các trang mạng xã hội chính ta đàn áp
Các chị bán cá Vỹ Dạ ơi!
Tôi xấu hổ giọt nước mắt tôi trộm rơi
Khi nhìn các chị chao chát nói cười, tiếng thở than hả hê, tiếng rên rỉ của những tờ bạc vụn.
Trong khi tôi tiêu hoang bạc kho, vàng đụn
Lấy thuế từ tấm lưng còng của các chị đây!
Từ nay đi cùng các chị
Tôi tự căm tôi đã đào tạo nguồn những tay làm nghề tôi, nối ngôi tôi là nghề nói láo!
Nghề mà phải bớt gạo
Trong nồi của các chị để cho chúng nó ba hoa!
Ôi biết bao cuồng phong văn chương bão táp do tôi gây ra
Tạ lỗi quê nhà
Tạ lỗi những người mò hến không có hến ngày ngày đêm đêm bên Cồn Hến để kiếm cháo rau
Điềm tôi đây
Xin đập đầu chịu tội!
Tôi tin nếu nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết như thế chắc bạn đọc sẽ quý trọng ông nhiều hơn nữa!
Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2013
Đ - H
Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ những người làm thơ cổ động cho miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến hai miền Nam Bắc Việt Nam thập kỷ 50, 60, 70 thế kỷ trước có sự trợ giúp của nước ngoài ở cả hai phía. Nói cho đúng đó là cuộc nội chiến nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn của dân tộc Việt Nam bị các thế lực nước lớn giật giây chi phối cả đôi bên. Trong chiến tranh chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm xếp sau các nhà thơ khác như Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân, Nguyễn Duy…Khi Nguyễn Khoa Điềm làm quan to thì thơ ông mới to theo, trước đó mấy ai biết ông.
Thơ của thế hệ này là thơ tuyên truyền một chiều, một phía cho cuộc đánh nhau vì quyền lợi phe nhóm.
Lạ lùng cuộc đời nay
Đến văn chương cũng đĩ
Loài người làm khổ thay
Cái chiến tranh vô nghĩa!
(Tâm sự người lính 1973 – Đỗ Hoàng)
Chiến tranh dù nhìn ở góc độ nào cũng là nỗi đau muôn kiếp của nhân dân cần lao. Các bậc thánh nhân ngày trước bất dắc dĩ mới dùng đến binh khí:
Nãi tri binh dã thị hung khí
Thánh nhân bất đắc nhĩ nhi dụng chi
(Lý Bạch)
Binh đao ác độc vô cùng
Thanh nhân cực lắm mới dùng ai ơi!
(Túy thì ca – Đỗ Hoàng dịch)
Sư chi sở xứ
Kính các sinh yên
Đại quân chi hậu
Tán hữu hung niên
(Lão tử)
Chỗ đóng quân lính
Gai góc mọc đầy
Đằng sau cuộc chiến
Đói khổ lắm thay!
(Đỗ Hoàng dịch thơ)
Những người tham gia cuộc chiến hai miền họ cũng không thoát khỏi áp lực của thể chế, vừa do văn hóa, do tầm nhìn, tầm nghĩ hạn chế nên cả một thế hệ nói theo bài bản định sẵn, viết sẵn hay áp nà, nói lấy được. Những câu chưởi địch không đau, không phải thơ, kiểu chưởi hàng tôm, hàng cá:
Thành phố mọc như nấm độc những xnách-ba
Mỹ và đĩ
(Con gà đất cây kèn và khẩu súng – Nguyễn Khoa Điềm)
Hay:
Chỉ cần sự bảo chứng của đô la và súng máy
Cùng cái đầu tối tăm của Giôn xơn, Ních Xơn đặt vào trên đấy!
(Giặc Mỹ - Nguyễn Khoa Điềm)
Thơ họ là dàn đồng ca không lồ muôn người như một, hô khẩu hiệu suông, cũ kỹ, mòn vẹt , véo von, rập khuôn, sáo rỗng, không có tư tưởng, vô cảm trước nỗi đau của nhân quần trong cuộc chiến đầy chết chóc, xương núi, máu sông! Hình thành nên trùng trùng điệp các nhà cổ động viên, nhà ca học, cười học, hót học, hát học, tấu hài học vô tình hoặc cố tình …
Thơ Nguyễn Khoa Điềm là loại dịch nghị quyết tuyên huấn cấp xóm khô khan, không một chút truyền cảm. Nhiều kiểu định nghĩa các phạm trù đất nước, quê hương không đầy đủ, không chính xác, có phần phản cảm:
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm(!)
(Đất nước – Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm)
Đất là nơi anh đá bóng cũng phải kể ra chứ… Nước là nơi em khỏa thân soi gương phải kể ra chứ…
Trong văn chương cũng như trong toán học có những cái không định nghĩa mà chỉ mô tả. Điểm. mặt phẳng, trong toán học; tổ quốc, đất nước, quê hương trong văn học…là những mệnh đề người ta chỉ mô tả mà thôi. Nguyễn Khoa Điềm định nghĩa đất nước thì bao giờ cho đủ.
Khi đường công danh Nguyễn Khoa Điềm càng cao, sự khô khan xơ cứng trong thơ lại tỷ lệ thuận với chức quyền, còn chất lượng thơ thì tỷ lệ nghịch với chức quyền. Đúng là được mùa cau thì đau mùa lúa; được mùa lúa thì úa mùa cau.
Cammus từng nói: “Tôi không vì thơ ca mà hy sinh chính trị, nhưng tôi hy sinh những gì làm hại cho thơ ca”. Đấy là chính trị của một châu lục có truyền thống dân chủ tiến bộ, còn chính trị của cộng sản phương Đông, chính trị Tàu Ô thì thôi rồi lượm ơi! Phải bỏ thơ ca mà đi làm kỹ thuật thôi!
Nguyễn Khoa Điềm muốn bắt cá hai tay, vừa làm quan thật to, vừa là nhà đại thi hào. Con rô cũng tiếc, con diếc cũng tham. Nhưng cuộc đời không cho ai vừa giàu như Bin gết, vừa tài thơ như Đỗ Phủ, vừa nhà chính trị quân sự lỗi lạc như Thành Cát Tư Hãn, đep trai như Platini (cầu thủ đá bóng) …Thời coi Ban Tư tưởng Văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Khoa Điềm để lại nhiều tiếng không hay cho lắm. Ông ta trù úm Hoàng Minh Chính, bắt nhà văn Dương Thu Hương, bôi nhọ Trần Độ, loại bỏ nhiều nhà bất đồng chính kiến, đàn áp những người đòi tự do dân chủ, cấm mạng , cấm internet, đốt thành tro bụi nhưng tập sách như Học phí trả bằng máu của Nguyễn Khắc Phục, Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Chúa trời ngù gật của Nguyễn Dậu, Tâm sự người lính của Đỗ Hoàng, ngăn cản nhiều nhà văn tài năng vào Hội Nhà văn Việt Nam…Ký duyệt nhiều dự án tiêu hàng triệu đô là tiền ngân sách, thuế dân đống để phe nhóm hưởng lại quả nhưng hiệu quả không là bao như: phim Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Công, (phim bỏ kho) 1 triệu đô, phim Dòng sông phẳng lặng (phim bỏ kho), làng văn hóa Đồng Mô (làng bỏ hoang), Bác Hồ với văn nghệ sỹ…
Đường hoạn lộ của Nguyễn Khoa Điềm khá hanh thông. Nguyễn Khoa Điềm quan quá to. Ông trùm tư tưởng văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam. Rồi đứt gánh giữa chừng. Ông quan to Nguyễn Khoa Điềm phải về vườn lúc tuổi chưa đến 60, còn một hai nhiệm kỳ trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam nữa, nhưng lại bị ông cậu ruột của vợ là Nguyễn Đức Đạo viết đơn tố Nguyễn Khoa Điềm không phải là đảng viên và có thời gian bị tù ở lao Thừa phủ - Huế khai báo với địch.
Chuyện này tôi biết ở Bảo Đảng Bình Trị Thiên năm 80 – 87. Hồi ấy có chủ trương ngầm là ai bị tù ngụy thì phải hy sinh cho Đảng, không được tham gia chính quyền vì không biết ai khai, ai trung thành.
Khi ra Hà Nội học, tôi nghe các anh trong Ban kiểm tra Hội Nhà văn Việt Nam bảo là có đơn tố cáo nói là Nguyễn Khoa Điềm không đảng viên. Tôi nói, tôi có biết việc này hồi ở Huế, nhưng tôi không tin. Vì tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam chặt lắm. Võ Đại Tôn gián điệp về nước đòi lật đổ chính quyền, mới qua biên giới Thái - Lào, mà Hà Nội đã chưởi cha ông Võ Đại Tôn bóc lột nhân lao động Bắc bộ, biết cả chuyện cha ông Võ Đại Tôn hiếp dâm nông dân đẻ ra hàng loạt địa chủ cường hào ác bá khác.
Nguyễn Khoa Điềm không dấu sự len lỏi để làm quan và làm quan to của mình:
Anh mê mải trên đường hoạn lộ
Ngảnh về quê hư ảnh một vầng trăng
(Cõi lặng).
Thời làm quan to của Nguyễn Khoa Điềm là thời uy tín Cách mạng Việt Nam ở vào “ giai đoạn thoái trào”. Đảng Cộng sản Việt Nam xóa bỏ tất cả các đảng phái trở thành đảng độc tài chuyên quyền, đảng trị mất uy tín trầm trọng trong lòng dân tộc. Thời oanh liệt của Đảng Lao động Việt Nam không còn nữa. Thời dân và Đảng trên dưới một lòng, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào đi vào miền cổ tích. Nạn tham nhũng, mua quan bán tước lan tràn vô phương cứu chữa, quan lại làm giàu trên nước mắt mồ hôi người lao động.
Nó không khác gì bài ca tố cáo địa chủ, phong kiến đàn áp dân nghèo thời tiền Cách mạng:
Chưa hết mùa, trong nhà ta đã hết lúa
Đói xác xơ thương đàn con vất vả
Môn khoai sắn ngày qua ngày lọt dạ
Bởi địa tô chúng bóc lột công sức ta.
Chúng cấu kết cùng nhau cường hào gian ác
Đại chủ ngoan cố đè nén lên đầu bao người
Làm giàu trên nước mồ hôi người nông dân
Cướp trâu, cướp ruộng, cướp nhà người nông dân
Cướp con, cướp vợ, cướp nồi người nông dân
Bần cố nghèo khổ muôn đời…
Trước đó nhiều kẻ sỹ, thi sỹ như: Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Phan Khôi, Trương
Tửu, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Hữu Loan, Trần Dần, Phùng Quán ...đã rút lui để giữ khí tiết.
Bang hữu đạo tắc hiện, bang vô đạo tắc ấn. Bang hữu đạo bần ngã tiện ư sỷ giả, bang vô đạo phú ngã tiện ư sỷ giả (Nho giáo – Khổng tử) Nghĩa là: Nước có đạo thì nên ra làm việc giúp đời; nước vô đạo thì nên lui về giữ danh tiết. Nước có đạo mà ta nghèo là ta xấu; nước vô đạo mà ta giàu là ta xấu. Bỡi vì nước có đạo dung hiền tài, ta không tài nên mới không được dung nên phải nghèo. Nước vô đạo dùng kẻ xấu xa, ta xấu xa nên mới được dùng thì giàu là quá xấu.
Người quân tử phải hiểu ra điều đó. Người không hiểu ra thì không phải là quân tử. Kẻ không quân tử mới bè phải, đảng phái.
Quân tử bất đảng phải (Luận ngữ) - Quân tử không bè đảng, không bè phái. Quân tử, đại trượng phu, thi nhân không a dua, không hùa với đám đông:
Thị dĩ đại trượng phu
Xử kỳ hậu bất cự kỳ bạc
Xử kỳ thực bất cự kỳ hoa
Cố khứ bỉ thư thử
(Lão tử)
Phàm bậc trưởng lão
Xa chốn nhố nhăng
Bỏ hoa lấy quả
Trời đất cân bằng!
(Đỗ Hoàng dịch)
Chuyện chính trị nói như trong Nam là không bàn, nay chỉ nói chuyện thơ của Nguyễn Khoa Điềm khi mất chức về vườn.
Người Việt hay nhân loại nói chung đều tha thứ lỗi lầm của con người trước đây. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm còn viết được, còn trăn trở cùng nhân dân thì là điều đáng quý. Chuyện đi với bụt mặc áo cà sa đi với ma thì mặc áo giấy là chuyện người tầm thường của muôn đời rồi. Những tài năng xuất chúng, thiên tài mới không mặc áo, ở trần dù đi với ai.
Thánh Phê rô một tông đồ thân cận của Chúa Giê su. Trước đó là một tội đồ quyết tâm hành hung giết Chúa. Sau khi được cải hóa, thánh Phê rô có nhiều thành tích trong làm việc nghĩa, việc thiện được Chúa tin yêu. Có lần Thánh Phê rô hói Chúa: - Người bị phạm lỗi 7 lần tha thứ có được không? Chúa trả lời: - Kẻ phạm tội, ta 77 lần tha thứ.
Thơ tuyên truyền của Nguyễn Khoa Điềm trước đây được giới phê bình chính thống tung hô rầm rộ; thơ vô lối của Nguyễn Khoa Điềm khi về vườn cũng được một số người cỗ vũ.
Để có cái nhìn đúng về những bài viết của Nguyễn Khoa Điềm mà gọi là thơ gần đây, tôi có vài thiển ý nhỏ.
Tất cả những bài viết của Nguyễn Khoa Điềm trên các trang mạng xã hội, báo in chính thống đều thể hiện một tâm trạng bực tức, hằn học, tiếc nuối thời vàng son. Không có một chút gì gọi là thơ ca. Nó là một thứ Vô lối đang thịnh hành mà Nguyễn Khoa Điềm cố từ chối không nhận mình là làm Vô lối:
Rằng tôi không bợ đỡ ngôn từ, điếu đóm hậu hiện đại
Bưng mâm cho các cô nàng gót sen ba tấc chữ
(Comment – Tạp chí Thơ số 4 -2013)
Nguyễn Khoa Điềm làm Vô lối nhưng viết không chân thành, giả nên không vào lòng người đọc.
Từ xưa đến nay, trong nước và trên thế giới, nhiều nhà thơ làm quan to, thậm chí là vua giữ nhiều trọng trách của đất nhưng thơ của họ đi vào lòng dân, được nhân dân truyền tụng:
Oa oa …oa oa..oa oa!
Cha trốn đi lính nước nhà
Nên khổ thân em vừa nửa tuổi
Phải theo mẹ đến ở nhà pha!
(Hồ Chí Minh)
Chu Thần nay ở nơi đâu
Để cho Miên Thẩm lên lầu không an
Tháng ngày tựa án lan can
Mãi trông mây cuốn trời Nam dặm nghìn
Dấu xưa nay biết đâu tìm
Thương ai bảy nổi ba chìm nước non
Trăng kia khi khuyết khi tròn
Tinh thần phản kháng vẫn còn sáng soi.
(Sóng Hồng- Trường Chinh)
Nguyễn Khoa Điềm viết cho bạn thân là người từng đóng gạch với mình, người tri âm tri kỷ nhưng vẫn lấy cái giọng kẻ cả, khệnh khạng quan trên ban phát thương xuống, không một chút rung động:
Bạn chừ đóng gạch nơi nao
Văn chương lấm láp vêu vao mặt người
Bất ngờ bạn đến thăm tôi
Gửi cho nhiều sách, Ối giời là thơ!
….
Mong sao bạn bớt bồi hồi
Hãy làm thơ nữa để rồi gặp nhau.
(Bạn thơ – Nguyễn Khoa Điềm)
Sự khệnh khạng, cao ngạo bề trên, hổn xược với tiền nhân thể hiện nhan nhản trong thơ và trong Vô lối của ông:
Cái chết của viên tham tri hay thơ âm thầm trong chính sử
Mất hút một con thuyền chuồi qua cửa Thanh Long
(Nguyễn Du)
Thơ ca là bộc lộ sự thành thật, sự thành thật được trọn vẹn thì thơ hay (Bê se)
Ngày trước, thi hào Bạch Cư Dị là một trong tam kiệt của Đường thi (Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị). Ông làm quan đến Thượng thư nhưng thơ rất chân thành. Ông không đạt chiều cao của Lý Bạch, chiều sâu của Đỗ Phủ nhưng ông đạt được chiều rộng của thơ, chỉ vì khi nói tới nỗi khổ con người ông là người ngoài cuộc. Nhưng không vì thế mà không xúc động, không lưu truyền đến đời sau:
Kim ngã hà công đức?
Tằng bất sự nôn tang
Lại lôc tam bách thạch
Tuế án dữ dư lương
Niệm thử tự tứ quý
Tận nhật bất năng vương
(Quan nghệ mạch)
Ta có tài đức gì?
Không hề đi cấy cày
Lương ba trăm thạch thóc
Hết năm bồ còn đầy
Nghĩ vô cùng hổ thẹn
Mặt đỏ hết mấy ngày!
(Xem gặt lúa)
Thơ vô lối của Nguyễn Khoa Điềm luôn luôn giả, luôn luôn sượng không thành tâm chút nào:
Nhưng chiều nay con bò gặm cỏ
Bên dòng sông như chưa biết chiều tan
Tôi với nó lặng im bè bạn
Mắt nó nhìn dìu dịu nước Hương Giang
(Chiều Hương Giang)
Bản thân anh và loài người anh xơi tái hàng tỷ con bò mà vẫn coi nó là bạn thân thì là một việc xưa nay hiếm(!)
Một việc xưa nay chưa từng có.
Anh xơi tái muôn loài gặm cỏ
Mà chiều nay anh nổi tuyên ngôn
Anh với chúng bạn bè gắn bó!
(Thơ 4 câu – Đỗ Hoàng)
Nhìn chung tất tần tật Nguyễn Khoa Điềm viết cái gì đều không thật, như là của giả. Trong chính trị người ta thường dùng thủ đoạn để lừa nhau, để tranh thủ phiếu. Chỉ một cái táng tận lương tâm, kẻ hãnh tiến đoạt được một giang sơn. Song trong thơ ca dùng lừa đảo hoặc nói điều giả đối thì anh mất sạch. Giả dối là điều tối kỵ với thơ ca.
Nguyễn Khoa Điềm than nghèo, nhưng người đọc nghe nó sến sến thế nào, bởi Nguyễn Khoa Điềm có nghèo đâu. Nhà lầu bốn năm tầng ở khu quan to Đội Cấn – Hà nội một thời có lính gác, nhà vường ở Huế mấy con mèo, con chó chạy một ngày chưa chắc đã hết vườn. Rồi còn biết bao của chìm của nổi khác nữa. Lương hưu của Nguyễn Khoa Điềm cao gấp mấy chục lần nhưng cán bộ quèn đang công tác. Làm sao mà nghèo được. giả nghèo thì được làm thơ giả nghèo thì là đồ giả. Một ông quan to cỡ tột đỉnh như Nguyễn Khoa Điềm, nhiều kẻ có trang trại trên núi non chuyển đổi đất mường thành đất thủ đô thì làm sao họ cơ ngã như nông dân được. Họ làm sao mà nghèo đói. Một ông bí thư chi bộ xóm trong thể chế đảng trị cộng sản hơn nhiều lần quan phụ mẫu ngày xưa. Nên cái việc than nghèo của ông quan nhất phẩm Nguyễn Khoa Điểm rất giả dối:
Đêm đêm cái nghèo vuốt ve trán người chồng
Khẻ nâng bàn tay người vợ
Đặt cái hôn lên đôi chân trần đứa trẻ
Và thầm ngủ ngon… ngủ ngon…
(Đêm đêm – tạp chí Thơ số 4 -2013)
Cái nghèo đi đêm của Nguyễn Khoa Điềm không đàng hoàng chút nào. Cái nghèo này là cái nghèo khai bậy để hưởng hộ nghèo mà Nhà nước triển khai mấy năm qua.
Hơn nghìn nắm nay, các thi hào kim cổ đều nói tới cái nghèo. Cái nghèo của họ có thật nhưng không bị lụy, không khai gian nghèo. Họ nói lên được cái nghèo của họ được mọi người đồng cảm thấu hiểu và chia sẻ. Nghèo họ cũng là nghèo mình. Nghìn năm rồi đọc cái nghèo của Đỗ Phủ ta còn xúc động:
An đắc hạ thiên vạn gian
Đại tý thiên hạ hàn sỹ câu hoan nhan
Ô hô! Hà thì nhãn tiền đột ngột hiện thử ốc
Ngô lư độc phá thu đồng tử diệc tức.
(Ước được vạn gian phòng rộng rãi
Kẻ sỹ nghèo có mái nhà che
Bao giờ? Hãy hiện ngay đi.
Thân ta chết cóng có gì ngại đâu.)
(Đỗ Hoàng dịch)
(Mao ốc vị thu phóng sử phá ca -
Bài hát gió thu thổi tốc nhà)
Xúc động với cái nghèo của Nguyễn Trãi:
Thập tải đọc thư bần đáo cốt
Bàn vô mục túc tọa vô chiên
(Mười năm đọc sách nghèo đến tủy
Mân không rau cỏ, chỗ đâu ngồi)
(Đỗ Hoàng dịch thơ)
Cái nghèo của Nguyễn Du thậm đau đớn. Cha làm quan mà con đói rét. Có khác gi Đỗ Phủ làm Tả thập di – Quan can gián vua mà con chết đói:
Thập tử cơ hàn bắc môn ngoại
( Mười miệng đói xanh ngoài cửa Bắc)
Và Nguyễn Khuyến:
Sớm trưa dưa muối cho qua bữa
Chợ búa trầu cau chẳng dám mua.
Thơ ca cổ kim có nói đến cái chết. Chết là cái quan định luận. Lúc đó mới nói đúng cái được cái mất của đời người. Các thi hào xưa nay nói tới việc này một cách vô tư, thanh thoát, nhẹ nhõm, bởi vì cuộc đời của họ quá sáng trong, không bụi mờ:
Sống không để tiếng đời ta thán
Chết lại về quê quán hương thôn
Mới hay trăm sự vuông tròn
Sống lâu đã trải, chết chôn chờ gì
(Di chúc thư – Nguyễn Khuyến)
Hay:
Ba hồi trống giục mồ cha kiếp
Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời
(Cao Bá Quát)
Nguyễn Khoa Điềm nói đến cái chết như một lời thách thức, cao ngạo, rất cải lương, khô khan đại hạn:
Khi cái chết chắn cửa
Đời tôi
Cám ơn!
(Comment)
Phần viết của Nguyễn Khoa Điềm khi mất chức quan to về vườn không có đổi mới, sáng tạo gì. Nó là một thứ Vô lối xuất hiện từ mấy thập kỷ vừa qua. Nhiều câu dở hơn câu nói bộ:
Dậy thức hút thuốc vặt ( Đất nước những tháng năm thật buồn)
Tôi bày tỏ chính tôi,câu chữ của tôi, nước mắt của tôi (Comment)
Ngoài đường trẻ con đi học, trong nhà người già ngủ (Mùa bình thường)
Dùng nhiều âm Hán Việt , chữ nước ngoài chưa được Việt hóa: trật cước, comment…
Người đọc tìm đọc Nguyễn Khoa Điềm làm thơ khi mất chức là vì người đọc tò mò, hiếu kỳ, không biết ông quan to hưởng không biết bao nhiêu bổng lộc của “triều đình”, bao nhiêu phần trăm dự án ma, dự án không ích nước lợi dân, bao nhiều biệt thự, đất đai mà vẫn làm thơ, thơ hồi hưu có khác gì không?
Dù những điều Nguyễn Khoa Điềm viết ra chưa phải thơ nhưng bạn đọc cũng có phần đồng cảm những nỗi trăn của ông. Hóa ra khi ngồi dưới đất ông mới thấy rằng dân đen người ta đau khổ biết nhường nào. Nỗi khổ của họ có phần do ông gây nên.
Bây giờ có nhiều quan điểm thơ: thơ siêu việt, thơ hậu hiện đại, thơ hậu hậu hiện đại. Tìm tòi là đáng quý, nhưng tìm tòi phải vào trái tim người đọc. Còn viết những điều mình cũng không hiểu, không biết thì làm sao thành công.
Thơ hậu hiện đại của Ion Milos (nhà thơ Thuỵ Điển) vào được đọc giả vì có tứ, có nghĩa, tầm tư tưởng, triết học cao:
Tôi mua một con chó
Để có bạn bầu
Trò chuyện sớm hôm..
Và rồi một hôm
Chó thổ lộ với tôi một điều rất lạ.
Rằng con người đã từ lâu
Không còn nói ngôn ngữ của con người…
(Con người và con chó - Phạm Viết Đào dịch)
Thơ và Vô lối Nguyễn Khoa Điềm không như vậy.
Đáng ra nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm phải chân thành hơn, sám hối hơn:
“Ta xin chịu tội khi ta u mê cái triết học du nhập lai căng lỗi thời, không nói cho đám đầu trâu mặt ngưa đồng liêu với ta tỉnh ra,
khi ta trù úm, sát phạt với các huynh Hoàng Minh Chính, Trần Độ,
Xin thắp nén nhang cho các tác phẩm ta ra lệnh đốt thành tro
Lạy văn sỹ tài danh Dương Thu Dương bị đi tù.
Vái linh hồn các nhà dân chủ , các trang mạng xã hội chính ta đàn áp
Các chị bán cá Vỹ Dạ ơi!
Tôi xấu hổ giọt nước mắt tôi trộm rơi
Khi nhìn các chị chao chát nói cười, tiếng thở than hả hê, tiếng rên rỉ của những tờ bạc vụn.
Trong khi tôi tiêu hoang bạc kho, vàng đụn
Lấy thuế từ tấm lưng còng của các chị đây!
Từ nay đi cùng các chị
Tôi tự căm tôi đã đào tạo nguồn những tay làm nghề tôi, nối ngôi tôi là nghề nói láo!
Nghề mà phải bớt gạo
Trong nồi của các chị để cho chúng nó ba hoa!
Ôi biết bao cuồng phong văn chương bão táp do tôi gây ra
Tạ lỗi quê nhà
Tạ lỗi những người mò hến không có hến ngày ngày đêm đêm bên Cồn Hến để kiếm cháo rau
Điềm tôi đây
Xin đập đầu chịu tội!
Tôi tin nếu nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết như thế chắc bạn đọc sẽ quý trọng ông nhiều hơn nữa!
Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2013
Đ - H
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét