Trong thông cáo báo chí phát đi chiều 10.6, Đoàn thư ký kỳ họp
thứ năm, Quốc hội khóa XIII cho biết chiều nay - 11.6, Quốc hội sẽ có
phiên họp riêng nghe báo cáo tình hình, diễn biến mới về biển Đông. Đây
là một thay đổi so với lịch họp ban đầu.
Trả lời phỏng vấn báo chí
bên hành lang Quốc hội hôm 29.5, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh
xác nhận “Đúng là gần đây, tình hình biển Đông có những căng thẳng.
Chúng ta đã thông qua Luật Biển năm 2012 và đang tiếp tục thực thi Luật
Biển”. Ông cũng khẳng định: Tiếp tục đấu tranh ngoại giao.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã nêu rất rõ vùng đánh cá đó là vùng đánh cá của Việt Nam, việc Trung Quốc cản trở việc đánh cá của ngư dân ta là vi phạm các nguyên tắc”.
Theo Bộ trưởng Phạm Bình Minh “Đối với các tranh chấp trên biển Đông thì lập trường của Chính phủ rất rõ ràng là phải giải quyết thông qua hòa bình, đối thoại, tôn trọng Công ước Luật Biển. Đó là các chính sách ngoại giao, còn ngư dân có quyền đánh cá trên các vùng biển của ta, ta tiếp tục bảo vệ ngư dân đánh cá một cách hợp pháp”.
Báo cáo của Đoàn ĐBQH TPHCM trước kỳ họp cho biết, người dân và cử tri thành phố rất quan tâm tới tình hình biển Đông và đề nghị Nhà nước cần có những động thái quyết liệt hơn, đẩy mạnh công tác ngoại giao nhân dân, kiên quyết giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo, tăng cường ngân sách cho an ninh quốc phòng, đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, quan tâm chăm lo đời sống, có giải pháp hỗ trợ cho ngư dân bám biển và yêu cầu các lực lượng tuần tra trên biển cần được tổ chức, nhằm kịp thời bảo vệ tài sản, tính mạng cho ngư dân.
Báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tại tổ của các ĐBQH cũng nêu nhiều lo ngại về tình hình biển Đông. Theo đó “Tình hình biển Đông đang diễn ra rất phức tạp, chưa có biện pháp cụ thể để kiểm soát mọi vấn đề về biển Đông”. Các vị ĐBQH cũng đề nghị cần có báo cáo mới nhất về biển Đông để họ biết và báo cáo lại với cử tri.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã nêu rất rõ vùng đánh cá đó là vùng đánh cá của Việt Nam, việc Trung Quốc cản trở việc đánh cá của ngư dân ta là vi phạm các nguyên tắc”.
Theo Bộ trưởng Phạm Bình Minh “Đối với các tranh chấp trên biển Đông thì lập trường của Chính phủ rất rõ ràng là phải giải quyết thông qua hòa bình, đối thoại, tôn trọng Công ước Luật Biển. Đó là các chính sách ngoại giao, còn ngư dân có quyền đánh cá trên các vùng biển của ta, ta tiếp tục bảo vệ ngư dân đánh cá một cách hợp pháp”.
Báo cáo của Đoàn ĐBQH TPHCM trước kỳ họp cho biết, người dân và cử tri thành phố rất quan tâm tới tình hình biển Đông và đề nghị Nhà nước cần có những động thái quyết liệt hơn, đẩy mạnh công tác ngoại giao nhân dân, kiên quyết giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo, tăng cường ngân sách cho an ninh quốc phòng, đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, quan tâm chăm lo đời sống, có giải pháp hỗ trợ cho ngư dân bám biển và yêu cầu các lực lượng tuần tra trên biển cần được tổ chức, nhằm kịp thời bảo vệ tài sản, tính mạng cho ngư dân.
Báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tại tổ của các ĐBQH cũng nêu nhiều lo ngại về tình hình biển Đông. Theo đó “Tình hình biển Đông đang diễn ra rất phức tạp, chưa có biện pháp cụ thể để kiểm soát mọi vấn đề về biển Đông”. Các vị ĐBQH cũng đề nghị cần có báo cáo mới nhất về biển Đông để họ biết và báo cáo lại với cử tri.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét