Bài đăng phổ biến

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

VÌ SAO ÔNG HỒ ĐỨC VIỆT-TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC TW THẤT SỦNG TRONG ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ XI ?

Trần Gia Lạc.



Xin các đồ đệ cũ của ông hãy làm một cái gì đó – dù chỉ là một ý kiến bênh vực - cho vong linh ông để ông có thể ngậm cười ở thế giới bên kia. Còn các đồ đệ mới của ê kíp lãnh đạo mới , đừng né tránh, bóp méo, bôi nhọ người đã khuất ! Cha ông ta có câu răn dậy hậu thế: ’’Nghĩa tử là nghĩa tận’’. Hãy trông người mà nghĩ đến ta.’’Chẳng ai nắm tay từ chập tối đến sáng’’…

Thế là Hồ Đức Việt, Trưởng ban tổ chức Trung ương ĐCSVN khóa 10 (TBTCTƯ khóa X) - hậu duệ của dòng họ Hồ nổi tiêng xứ Nghệ - đã ra đi trong khắc khoải, quằn quại, với mối hận đã kết tủa sâu năng trong tâm khảm, chỉ còn biết ’’Mang xuống tuyền đài chưa tan’’! 
Một vài người đã viết bài tung lên mạng xã hội, lí giải rằng Hồ Đức Việt - nhà khoa học, nhà trí thức thực thụ trong guồng máy lãnh đạo cao nhất của Đảng CSVN  không vào được BCHTUW khóa XI là do ’’nghe vợ’’,  tiến hành ’’chiến dịch yểm bùa chú, gọi âm binh’’ nhờ thần linh trợ, giúp nhằm ’’đánh bại đối thủ’’ để tranh chức TBT ĐCSVN khóa XI…
Đọc những bài viết đó thấy buồn thay cho ông HĐV. Khi còn đương chức TBTCTƯ - thông thường cương vị này được xếp ở tốp ’’Thường vụ BCT’’-  đã từng nâng đỡ khá nhiều người, trong đó (có thể) phải kể cả 2 nhân vật then chốt của BCT khóa XI: Tô Huy Rứa, Phạm Quang Nghị. Giờ HĐV gặp nạn, không một ai ’’đoái hoài’’, thậm chí còn tung tin xuyên tạc nguyên nhân HĐV thất bại do ’’không chín chắn, bộp chộp, mê tín dị đoan…’’. Nỗi xót xa chua cay chất chồng gây bức xúc cuối cùng dẫn tới đột qụy và ra đi trong tủi hờn, phẫn uất!
Vậy nguyên nhân nào khiến HĐV đầy quyên lực, một ứng củ viên chức TBT của khóa XI - đang từ đỉnh núi rớt xuống vực thẳm ?
Từ diễn biến và kết cục của HĐV, chúng ta liên tưởng, nhớ lại sự kiên diễn tiến của ĐCSVN giữa khóa 6 và Đại hội khóa 7 (1986 – 1991 & 1991 – 1996)) với diễn tiến khóa X và Đại hội khóa XI (2006 -  2011 & 2011 – 2016). Hai sự kiện này có sự tương đồng, tình trạng HĐV rất giống Trần Xuân Bách (*) (UV BCT, Bí thư TƯ (khóa VI) , lúc đó cũng đang là ứng cử viên sáng gia chức TBT của khóa VII sắp diễn ra. Chúng ta hãy lùi lại 23 năm (1990 – 2013) để tìm hiểu TXB trước khi bàn về HĐV.
Năm 1990 là năm hệ thống XHCN đông Âu đang biến động dữ dội, đi đến  sụp đổ năm 1991. Ở Việt Nam, lúc này là trước thềm đại hội VII của đảng (1991 - 1996). Trên cương vị UVBCT, Bí thư TƯĐ, tổ trưởng tổ nghiên cứu lí luân do BCT chỉ định, lập ra. Vói trí tuệ thông minh, nhãn quan nhìn xa trông rộng, dám nghĩ dám làm với mục đích đưa Đảng thoát khỏi hậu qủa nhãn tiền… Trần Xuân Bách  đề xuất với BCT: Cải tổ Đảng theo hướng Dân chủ hóa đường lối. Dân chủ hóa đất nước mà trước hết thực hiện Đa Nguyên – Đa Đảng. Ông tưởng rằng mình đang là ngôi sao sáng được BCT và TBT  tín nhiệm nên không đề phòng... Ai dè, ý kiến của ông vừa hé ra đã gây cơn chấn động dữ dội khiến TBT Nguyễn Văn Linh phải triệu tập hội nghị TƯ 8 (tháng 3 năm 1990) đi đến phế truất toàn bộ chức vu, khai trừ TXB khỏi đảng. (Ít lâu sau ông về hưu rồi lặng lẽ qua đời trong ghẻ lạnh của đảng mà ông đã dành gần 2/3 cuộc đời cúc cung tận tụy)!

21 năm sau (1990 - 2011), HĐV lại dẫm vào bước chân của tiền bối 

Trước thêm ĐH XI (2011- 2016), các ứng cử viên chiếc ghế TBT thi nhau tập tranh cử (như các nước phương tây…), trong đó đáng chú ý 2 người: Hồ Đức Việt và Tô Huy Rứa.
TB Tuyên Huấn TƯ Tô Huy Rứa (vừa được bầu bổ sung vào BCT), bày tỏ quan điểm chính trị bằng những bài nói chuyện ở nhiều cuộc hội nghị, chính trị, bài viết đăng báo. Ông hết lời ca ngợi sự ưu việt của CNXH và còn ’’tiên đoán’’: Nhất định nhân dân đông Âu (khối XHCN vừa tan rã) sẽ quay trở lại chế độ XHCH. Xin đọc một số trích đoạn điển hình trong một sô ý kiến, bài viêt của ông :    
- ’’…Những điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản hiện nay là chỉ tạo thêm những mâu thuẫn và xung đột gay gắt trong lòng xã hội tư bản để đưa đến cuộc cách mạng bùng nổ của lực lượng thợ thuyền, tìm trở về chủ nghĩa Mác trong một tương lai…’’
(Theo Wikipedia)
- ’’Những điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản hiện nay là chỉ tạo thêm những mâu thuẫn và xung đột gay gắt trong lòng xã hội tư bản để đưa đến cuộc cách mạng bùng nổ của lực lượng thợ thuyền, tìm trở về chủ nghĩa Mác trong một tương lai…’’(Theo Wikipedia)
(toàn văn bài viết về THR của tác giả Nguyễn Vũ Trần Lê đi trên trang www.danchimviet.info 18.12.09 – đăng lại bên dưới bài viết này).
Tới năm 2009 mà ông THR vẫn lấy học thuyết Mác – Lê nin làm nền tảng tư tưởng rồi nhận định về học thuyết XHCN  như tinh thần 2 trích dẫn trên khiến giới trí thức, học giả của đất nước vô cùng ngạc nhiên!
Trong khi đó, Hồ Đức Việt lại chọn cách thể hiện quan điểm chính trị -tranh cử, khác: Trên cương vị TBTCTUW, ông cho phép một tỉnh đảng bộ làm thí điểm đại hội đảng: Bầu cử cấp ủy trực tiếp theo mô hình các nước, các đảng phái chính trị ở các nước dân chủ phát triển. Việc làm của ông nhằm ngầm nói vơi dư luận: Nếu được làm TBT, ông sẽ cho thực hiện nền dân chủ toàn diện, phổ quát mà lâu nay còn thiếu vắng trong Đảng , chưa hề có trong xã hội dân sự VN.
..Từ đây có thể đi đến kết luận: Hồ Đức Việt – Nhà khoa học, Trí thức lớn, Nhà chính trị cấp tiến trong giới lãnh đạo chóp bu của ĐCSVN, bị ’’trừng phạt’’ chỉ vì dám có tư tưởng ’’Dân chủ hóa Đảng và Đất nước’’ . Bây giờ, một số người lại gán cho ông ’’mê tín dị đoan’’ là xúc phạm danh dự cá nhân ông và hạ thấp, bôi nhọ đảng CSVN. Chẳng ai tin  BCHTUW, Bộ Chính Trị - bộ óc của cái đảng ’’Bách chiên bách thắng’’ - lại đi chọn người ’’Mê tín dị đoan’’, giao trọng trách TBTC -  vào hàng ngũ của mình.   
Hồ Đức Việt hôm nay và Trần Xuân Bách 21 năm trước đều chịu chung số phận vì  dám động tới ’’tử huyệt’’ của Đảng Cộng Sản Việt Nam: Quyền độc tôn lãnh đao ! 
Ông Hồ Đức Việt đã mồ yên mả đẹp.

Xin các đồ đệ cũ của ông hãy làm một cái gì đó – dù chỉ là một ý kiến bênh vực - cho vong linh ông để ông có thể ngậm cười ở thế giới bên kia. Còn các đồ đệ mới của ê kíp lãnh đạo mới , đừng né tránh, bóp méo, bôi nhọ người đã khuất ! Cha ông ta có câu răn dậy hậu thế: ’’Nghĩa tử là nghĩa tận’’. Hãy trông người mà nghĩ đến ta.’’Chẳng ai nắm tay từ chập tối đến sáng’’…
Xin tặng 2 bài thơ của danh nhân văn hóa dân tộc NGUYỄN BỈNH KHIÊM  để các vị đọc và cùng suy gẫm !



THÓI ĐỜI - 1

Thế gian biến đổi vũng nên đồi 
Mặn nhạt, chua cay lẫn ngọt bùi 
Còn bạc, còn tiền còn đệ tử 
Hết cơm, hết rượu hết ông tôi 
Xưa nay đều trọng người chân thực 
Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi 
Ở thế mới hay người bạc ác 
Giàu thì tìm đến
, khó tìm lui.
xxx

THÓI ĐỜI – 2

Vụng khéo nào ai chẳng có nghề 
Khó khăn phải lụy đến nhi
, thê
Ðược thời, thân thích chen chân đến 
Thất thế, hương lân ngảnh mặt đi 
Thớt có tanh
 tao, ruồi muỗi đậu 
Sanh không mật mỡ, kiến bò ch
i 
Ðời nay những trọng người nhiều của 
Bằng đến tay không, mấy kẻ vì.

5.6.2013

TGL
( Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả )

4 nhận xét:

  1. Bài thơ trên của Nguyễn Khuyến hay Nguyễn Bỉnh Khiêm nhỉ
    Trả lời
    Trả lời
    1. Của Nguyễn Bỉnh Khiêm !
  2. Một trong những bản chất xấu xa của những người CS nói chung và lãnh đạo CS nói riêng là "ăn cháo đá bát". Khi cần một cái gì đó (chức quyền, tiền bạc chẳng hạn) thì họ xun xoe, nịnh bợ những người có khả năng giúp họ, nhưng khi đã đạt được ý đồ thì họ sẵn sàng quay ngoắt lại 180 độ, phản lại người đã giúp mình, nếu cơ hội ngoi lên cao hơn đến với họ.
    Từ sau khi dành được chính quyền, nội bộ lãnh đạo CSVN luôn luôn là nơi xâu xé,tranh dành quyền lực, tranh dành miếng ăn một cách khốc liệt và man rợ. Họ sẵn sàng giết nhau về tinh thần và thể xác để đạt được mục đích của mình. Lịch sử ĐCSVN mấy chục năm qua đã chứng minh điều đó. Chính vì sự tranh dành ấy mà họ không có cái tâm, cái tầm để lãnh đạo đất nước, không chú tâm vào việc làm cho "dân giầu, nước mạnh", mà chỉ chú tâm vào chiếc ghế và túi tiền của mình. Thật không may cho dân tộc ta.
    Trả lời
  3. Cùng bình luận : Cộng sản hay Không cộng sản cũng đều là con dân của Việt nam. Tính xấu hay tốt cũng đều ở Lịch sử, Văn hóa Việt mà ra.

    Chỉ có điều là chế độ CS chỉ phát huy được những tính xấu và rất xấu.
    Trả lời

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét