Bài đăng phổ biến

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

BÍ MẬT TRUNG NAM HẢI ( Kỳ cuối )

(Petrotimes) - Từng hy vọng trở thành “Nữ hoàng đỏ” sau khi Chủ tịch Mao Trạch Đông chết (9/9/1976), nhưng Giang Thanh, tên thật là Lý Vân Hạc lại có kết thúc bi thương nhất trong số “bè lũ 4 tên”.
Tới hồi kết của “bè lũ bốn tên”
Cũng giống như Trương Xuân Kiều, mặc dù chết từ hôm 23/12/2005, nhưng mãi tới ngày 8/1/2006, Tân Hoa xã mới loan tin, theo đó Diêu Văn Nguyên, thành viên cuối cùng của “bè lũ 4 tên” đã chết, thọ 74 tuổi. Mặc dù không nói rõ nguyên nhân vì sao kéo dài thời gian thông báo cái chết của Diêu Văn Nguyên, nhưng Tân Hoa xã nhấn mạnh, 2006 là tròn 40 năm (1966-2006) sự kiện “Cách mạng văn hóa” và 30 năm (1976-2006) xét xử “bè lũ 4 tên”, đây là vấn đề nhạy cảm. Diêu Văn Nguyên là một nhà văn, sau khi gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc (1948), đã làm việc tại cơ quan tuyên truyền ở khu Lư Loan, thành phố Thượng Hải.
Bè lũ bốn tên
Diêu Văn Nguyên được Chủ tịch Mao Trạch Đông khen ngợi bởi có quan điểm nghệ thuật và lịch sử “Tả” từ giữa những năm 1950 và được Trương Xuân Kiều để ý sau khi có bài viết “Nhìn thấu thị phi, phân rõ ranh giới” năm 1955. Sau 2 bài viết trên “Văn hối báo” (10/11/1965) và “Giải phóng nhật báo” (10/5/1966), Diêu Văn Nguyên được cử làm thành viên của tổ lãnh đạo Cách mạng văn hóa của T.Ư. Sau đó con đường tiến thân của Diêu Văn Nguyên lên nhanh như diều gặp gió: Ủy viên dự khuyết T.Ư (4/1969), Ủy viên T.Ư rồi Ủy viên Bộ Chính trị (tháng 8/1973). Diêu Văn Nguyên nổi tiếng với biệt danh “giết người bằng ngòi bút”.
Nhưng chỉ hơn 3 năm sau (7/10/1976), Diêu Văn Nguyên đã bị Thường vụ Bộ Chính trị ra quyết định bắt cách ly để thẩm tra. Đến tháng 7/1977, Diêu Văn Nguyên bị Ban Chấp hành T.Ư Đảng ra quyết định khai trừ đảng, bãi miễn mọi chức vụ. Ngày 25/1/1981, Toà án Nhân dân Tối cao ra phán quyết, theo đó Diêu Văn Nguyên phải chấp hành bản án 20 năm tù, bị tước quyền lợi chính trị 5 năm sau đó. Sau khi ra tù (tháng 10/1996) Diêu Văn Nguyên về sống cùng người thân ở thành phố Thượng Hải và tạ thế hôm 23/12/2005 vì bệnh tiểu đường.
Về phần mình, sau khi gia nhập quân đội (1950), Vương Hồng Văn tham gia cuộc kháng chiến “Chống Mỹ viện Triều” và trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (1951). Sau khi phục viên làm công nhân tại xưởng dệt số 17 ở thành phố Thượng Hải. “Cách mạng văn hóa” bùng phát đã mở ra một con đường mới cho Vương Hồng Văn. Mới 34 tuổi, Vương Hồng Văn đã được bổ nhiệm làm Ủy viên T.Ư (tháng 4/1969), tới tháng 8/1973, được cất nhắc vào Bộ Chính trị, rồi Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị và Phó chủ tịch Đảng kiêm Ủy viên Thường trực Quân ủy T.Ư.
Sự thăng tiến nhanh chóng trên vũ đài chính trị của Vương Hồng Văn không thể thiếu sự hỗ trợ đắc lực của Giang Thanh, Trương Xuân Kiều và Diêu Văn Nguyên. Kể từ năm 1974, Vương Hồng Văn cùng 3 người kể trên chính thức thành lập “bè lũ 4 tên”. Nhưng số phận của Vương Hồng Văn cũng giống Trương Xuân Kiều và Diêu Văn Nguyên - bị bắt (1976), bị tước bỏ mọi quyền lợi, chức vụ (1977), bị tuyên án tù chung thân (1981), nhưng chết ở trong tù do bị bệnh (3/8/1992).
Mặc dù từng lớn tiếng chỉ trích Hoa Quốc Phong tại một cuộc họp chính phủ, từng đả kích nhiều ủy viên Bộ Chính trị tại các cuộc họp khác nhau và từng hy vọng trở thành “Nữ hoàng đỏ” sau khi Chủ tịch Mao Trạch Đông chết (9/9/1976), nhưng Giang Thanh, tên thật là Lý Vân Hạc lại có kết thúc bi thương nhất trong số “bè lũ 4 tên”. Tuy được Tòa án Nhân dân Tối cao giảm án từ tử hình xuống chung thân, nhưng Giang Thanh đã tự sát hôm 14/5/1991 tại nhà tù Tần Thành. Điều đáng nói là mặc dù có một đội gồm 22 nữ cảnh sát được giao nhiệm vụ giám sát mọi di biến động (24/24) của Giang Thanh, phạm nhân mang số hiệu 7604 nhưng cuối cùng bà ta vẫn tự sát thành công.
Trước khi trở thành vợ Chủ tịch Mao Trạch Đông (1938), Giang Thanh là một diễn viên điện ảnh, kinh kịch và tuy là phận nữ nhi nhưng dã tâm chính trị của con người này thật khôn lường. Ngay từ năm 1963, Giang Thanh đã từng bước tham chính bất chấp sự ngăn cản của nhiều người. Sau tháng 5/1966, Giang Thanh bắt đầu đảm trách nhiều chức vụ quan trọng trong “Cách mạng văn hóa”, thậm chí trở thành người đứng đầu của “bè lũ 4 tên”. Nhưng giấc mộng trở thành “Nữ hoàng đỏ” đã bị dập tắt bởi tại phiên tòa hôm 25/1/1981, Giang Thanh bị kết án tử hình, cho hoãn thi hành án 2 năm…
Đông Ngàn - 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét