TBT Nguyễn Phú Trọng vừa phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 7 với sắc thái không được phấn khởi. Hai đồng chí (vẫn còn giấu tên nhưng ai cũng biết) đã trúng BCT. Một đồng chí trúng Ban Bí thư. Tuy bí mật với toàn dân như vậy nhưng đồng chí tốt phương Bắc đã được ưu tiên biết trước kết quả Hội nghị này. Được biết là quy hoạch nhân sự các chức danh chủ chốt của Đảng và Nhà nước đã không đạt được sự nhất trí nên sẽ còn là chuyện phải bàn trong các Hội nghị sau. Đây sẽ là công việc vô cùng gay cấn trong thời gian tới cho cả Ban Chấp hành TƯ trong bối cảnh các giải pháp thực hiện Nghị quyết TƯ4 (xây dựng Đảng và chống tham nhũng) đã nhìn thấy rõ sự bế tắc với cơ cấu nhân sự sau Hội nghị TƯ 7.
Hội nghị TW 7 là một chỉ dấu cho thấy sự trỗi dậy của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được các đồng chí lãnh đạo cao cấp đồng cấp của ông ám chỉ bằng cái tên đồng chí X đầy tính miệt thị. Điều được đánh giá cho rằng phe đối thủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cách đây gần một năm đã đạt được thắng lợi trong việc hạ bệ tên tuổi một kẻ tham lam, độc tài trong bộ máy đảng và chính quyền. Và ông Dũng bị coi là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ của nền kinh tế Việt nam, một thời không xa đã được coi là một trong những con Hổ mới của Kinh tế châu Á.
Ông TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được bị coi là hai nhân vật lãnh đạo phe chống lại Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Liên minh lỏng lẻo này được hình thành một cách rốt ráo trong HN TW 6 vào năm 2012 với mục đích nhằm đánh bật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi cái ghế người đứng đầu cơ quan hành pháp và Bộ Chính trị đảng CSVN. Với hy vọng tạo tiền đề cho một cuộc thanh trừng mang màu sắc của một cuộc Cách mạng Văn hóa trong việc triển khai nghị quyết HN TW 4 - Khóa 11 nhằm làm trong sạch hàng ngũ những người cộng sản. Trong thời gian gần một năm, trên cơ sở của sự đồng thuận trong nội bộ Ban Bí thư, phe ông Trọng và ông Sang đã gây sức ép lên Bộ Chính trị để khôi phục lại các Ban trong đảng như trước kia, đó là Ban Nội chính TW và Ban Kinh tế TW để tạo điều kiện làm đối trọng và dần từng bước vô hiệu hóa thế lực quá lớn vốn có của phe ông Dũng. Song đáng tiếc với tư duy và thủ đoạn chính trị quá non nớt của hai ông TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã làm cho con át chủ bài Nguyễn Bá Thanh đã bị vô hiệu hóa hoàn toàn ngay sau khi ông Nguyễn Bá Thanh rời Đà nẵng ra Hà nội nhận chức trưởng Ban Nội chính TW. Điều đó cho thấy vào thời điểm này ông Nguyễn Tấn Dũng đã hoàn toàn không có đối thủ. Đây cũng là lý do vì sao, vào sáng hôm nay trang website của Chính phủ là trang tin duy nhất - nhanh nhất hồ hởi đưa tin HNTW 7 bế mạc.
TBT Nguyễn Phú Trọng đã đọc bài Diễn văn bế mạc HNTW 7 (sẽ được thông tin trong chương trình thời sự tối nay) trong một niềm tiếc thương vô hạn nhưng không hề có nước mắt. Mà dư luận trong HNTW 7 cho biết đó là nỗi đau ê chề của ông Tổng Bí thư và phe nhóm đã bị thất bại trong việc đưa một số nhân vật của mình, trong đó có ông Nguyễn Bá Thanh vào Bộ Chính trị nhưng bất thành. Điều đó cho thấy uy tín của ông TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã rơi xuống mức thấp nhất chưa từng có. Cái mà hai ông đang phải đối mặt là việc triệu tập một đại hội bất thường trong đảng trong lúc này nhằm vô hiệu hóa toàn bộ quyền lực chính trị của hai ông.
HNTW 7 cũng là một dấu chấm hết cho tân trưởng Ban Nội chính TW ông Nguyễn Bá Thanh, sẽ kết thúc sự nghiệp chính trị trong vai một Ủy viên trưng ương quèn trước khi về vườn. Điều mà trước đây chỉ 2 tuần lễn là điều khó thể tin nổi. Ngược lại, khả năng xuất hiện cho một Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng vào một thời gian không xa bỗng trở nên có tính khả thi cao hơn bao giờ hết vào lúc này.
Vấn đề là các bên họ sẽ sử lý các quân bài trong tay mình vào lúc ván bài đã bắt đầu tàn ra sao? Đây là lúc để đánh giá khả năng, tầm và uy lực chính trị của mỗi đối thủ.
Hiện trạng của Đảng CSVN hiện nay được ví như một quả chanh đã bị vắt kiệt nước thì khó có thể làm đượ gì khác. Một hy vọng có được một sự thay đổi bất ngờ hay ngoạn mục cũng chỉ là ảo vọng. Trong bối cảnh đất nước như hiện nay, thay vì bằng việc đoàn kết tạo thành một khối vững chắc để lèo lái con thuyền vượt qua một cuộc khủng hoảng toàn diện thì nội bộ lãnh đạo quay ra đấu đá tranh giành quyền lực.
Như thế thì sự bế tắc sẽ không bao giờ có thể giải quyết được.
Anh Vũ
Tường trình từ HNTW 7
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét