Quechoablog
Từ
ngày cụ Tổng cầm ngọn cờ chống suy thoái đến giờ mọi người cứ băn
khoăn: cụ Tổng muốn gì? Cụ muốn chống tham nhũng thật không hay muốn
chống cái gì? Cụ gọi tham nhũng là suy thoái, cụ cũng gọi luôn những
người chống lại cũ kỹ và trì trệ là suy thoái- “Nói ngược với đường lối
chủ trường đường lối của Đảng không suy
thoái thì là gì?”. Cho tới lúc cụ Tổng phê phán các nhân sĩ trí thức
góp ý cho hiến pháp, có ý đánh đồng họ chung vào một rọ “bọn suy thoái”
thì thiên hạ giật mình hỏi nhau: cụ Tổng muốn thực sự đổi mới, muốn tái
cấu trúc cơ chế hay muốn ôm lấy cái cũ, quyết tâm giữ chế độ toàn trị
đến cùng?
Thông
tin bưng bít nên tất cả những đồn đoán chỉ căn cứ vào tin lề trái mà
thôi. Hôm qua mình nhận được tin nhắn của một ông quan đương chức: “Qua
theo dõi 2 năm và qua HNTW7, có thể khẳng định chắc chắn lề trái là báo,
lề phải đéo phải báo, đó là tuyên huấn”. Đúng rồi. Vì sao tin lề trái
lại chính xác 100%? Vì có những ông quan trong HNTW7 đã đứng về lề
trái, cung cấp thông tin cho lề trái. Có thể nói chắc như thế.
Vậy
để trả lời được câu hỏi cụ Tổng muốn gì cũng phải dựa vào thông tin lề
trái, không cách nào khác. Blogger Trần Kinh Nghị, một quan chức đã về
vườn ( Tại đây), nhận xét chính trường Việt như sau: “Có
người mô tả nó như cuộc đấu giữa “Phủ chúa” và “Cung vua” nghe khá hình
tượng. Nhưng nếu gọi đó là cuộc đấu giữa “Nhóm lợi ích” và “Nhóm bảo
thủ” thì có lẽ chính xác hơn. Thực ra hai nhóm đó chẳng nhóm nào tốt hơn
nhóm nào. Nhưng vào lúc này nếu có thể lựa chọn thì người ta nên lựa
chọn cái “ít xấu hơn”, đó là Nhóm lợi ích. Lý do đơn giản là vi dù sao
nhóm này đã “ăn đủ” rồi và hi vọng bọn họ ít nhiều đã hiểu được cái giá
phải trả cho sự tham nhũng(?). Còn Nhóm bảo thủ như thường lệ quá đề cao
lý thuyết chính trị là thống soái và xa rời với thực tế. Họ tưởng có
thể chống tham nhũng bằng thứ vũ khí “phê và tự phê” trong khi vẫn duy
trì cơ chế và luật lệ đã bị bản thân coi là “bất cập” từ lâu rồi.“
Ý
kiến cụ Trần Kinh Nghị hoàn toàn hợp lòng dân. Bảo đảm dân rất ghét
“nhóm lợi ích”, với nhóm bảo thủ và trì trệ dân lại càng ghét hơn, không
ai có thể chấp nhận được. Mình cũng thế. Đục khoét của cải Đất nước là
một tội nhưng tội ấy có thể được tha bổng nếu những kẻ đục khoét kia
đổi mới thật sự, quyết tâm giải phóng sự toàn trị, giúp cho đất nước cất
cánh. Nếu anh ăn 5 đồng mà làm ra cho Đất nước 10 đồng vẫn còn tốt hơn
anh sạch như chùi mà chẳng làm ra đồng nào cả. Bảo đảm Không ai đi theo
những kẻ đã không làm ra đồng nào lại còn bảo thủ trì trệ, cố ôm lấy mớ
lý thuyết cũ rích, quyết không cho Đất nước tự cởi trói đứng lên, dù kẻ
đó sạch như chùi. Ấy là chưa kể việc mấy ông Tàu rất sợ Việt Nam đổi
mới, không gì nguy hiểm hơn đối với Tàu nếu Việt Nam có một chế độ dân
chủ hơn Tàu. Vì thế mà Tàu luôn luôn thúc dục Việt Nam bảo vệ chế độ,
đồng thời cam kết với Việt Nam về việc bảo vệ chế độ. Mới hiểu vì sao
người ta gọi nhóm bảo thủ là nhóm thân Tàu.
Thôi,
không nói dài nữa. Bây giờ đoán xem, giữa hai nhóm- “Nhóm lợi ích” và ”
Nhóm bảo thủ”, cụ Tổng nhà ta thủ lĩnh nhóm nào? Từ đó ta biết chắc cụ
Tổng muốn gì.
Thông tin từ Ba Sàm ( Tại đây) cho biết: “…một độc giả thân thiết đã gửi tới vài thông tin và nhận định:
“1. Đến phút chót, HN TW 7 đã quyết định không ra nghị quyết về đổi mới hệ thống chinh trị như yêu cầu của TBT nhằm thiết lập chế độ đảng toàn trị, qua đó đã tạm thời đẩy lùi được một bước tham vọng này của TBT.
2.
Thảo luận về sửa đổi Hiến pháp rất tẻ nhạt và nghèo nàn vì phải tuân
theo khuôn khổ chỉ đạo của TBT. Tuy vậy TW cũng không đồng ý ra kết luận
mà để tiếp tục thảo luận và sửa đổi tiếp. Đáng chú ý là TW khen Dự thảo 3 đã
tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp, trái với công điện khẩn của TBT ngày 18
– 04 – 2013 yêu cầu ngừng ngay việc lưu hành bản dự thảo 3 này.
Như
vậy, với việc không bầu 2 ứng cử viên do đích thân TBT nhiều lần can
thiệp, ủng hộ, TW đã phát huy dân chủ và không tuân theo một số áp đặt
của cá nhân TBT.”
Nếu lướt qua hai văn bản được loan báo công khai cũng có thể thấy được chút dấu hiệu như nhận định trên. Đó là trong bài phát biểu của mình, ông TBT vẫn tiếp tục hung hăng chỉ trích “các quan điểm sai trái, những luận điệu tuyên truyền chống phá của các thế lực thù địch”, khi đề cập tới việc lấy ý kiến của nhân dân cho bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Còn bản Thông báo Hội nghị lần thứ 7 BCHGTƯĐ thì không có ý đó. Sự khác biệt ít nhiều này cũng đã được thể hiện qua việc trước Hội nghị, liên tiếp có những kiến nghị khá mới mẻ của Chính phủ lẫn Mặt trận Tổ quốc, được thể hiện trong bản Dự thảo lần 3 của Ủy bản Dự thảo sửa đổi HP,
được báo chí loan tin, thế nhưng cuối cùng, và mãi cho tới hôm nay, bản
Dự thảo này vẫn không được công bố chính thức, với đồn đoán là bị chính
ông TBT ngăn chặn.”
Nếu
những thông tin trên là đúng, mà chắc là đúng thôi, thì cụ Tổng đầu
lĩnh nhóm bảo thủ, kiên quyết giữ đến cùng chế độ toàn trị. Thế thì cụ
Tổng đã quá cũ kĩ- lạc hậu- lỗi thời. Dân đời nào ủng hộ nhóm bảo thủ,
ủng hộ nhóm bảo thủ hóa ra ủng hộ việc bám váy ông Tàu à? Đời nào dân ta
chịu. Chẳng có ai ủng hộ sự cũ kĩ- lạc hậu- lỗi thời cả, cụ Tổng trước
sau gì cũng phải ra đi là hợp lẽ trời.
Tui nói rứa có đúng không bà con?
NQL
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét