Công
bố đã thực chi 18.000 tỷ đồng vào hai dự án bauxite Tây nguyên, Tập
đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) nói là họ phải tiếp tục thực hiện,
không thể và không dám ngừng lại như những ý kiến phản biện. TS Nguyễn
Tiến Chỉnh người phát ngôn của TKV đã xác định như vậy trong cuộc họp
báo ngày 16/5 tại Hà Nội.
VnEconomy trích lời TS Nguyễn Tiến Chỉnh nói nguyên văn: “Nói
thật, dưới góc độ là doanh nghiệp, Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam
hiện giờ cũng như đang ngồi trên đống lửa, vì số tiền mà Tập đoàn đã bỏ
vào hai dự án này là khá lớn.”
Hiệu quả kinh tế thấp
Báo
giới tỏ ra không hài lòng những câu trả lời của người đại diện TKV về 3
vấn đề cốt lõi là hiệu quả kinh tế, công nghệ thực hiện và tác động môi
trường. Đối với câu hỏi của VnEconomy về tính hiệu quả và tổng mức đầu
tư của hai dự án, TS Chỉnh không trả lời cụ thể bằng con số mà chỉ cho
biết cả hai dự án đã phải tăng tổng mức đầu tư khoảng 1/3 so với phê
duyệt ban đầu, phần lớn do biến đổi tỷ giá, lãi suất vốn vay và một số
nguyên nhân khác. TKV nhìn nhận hiệu quả kinh tế của hai dự án này thấp
hơn mong đợi, nhưng vẫn hiệu quả và có lãi.
Trước
đó 2 ngày, hôm 14/5 ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng giám đốc TKV, đã
không có câu trả lời thỏa đáng với báo Saigon Tiếp Thị về sự kiện một số
cán bộ có trách nhiệm của TKV như TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Ban
Quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng và ông Nguyễn Văn Ban, cựu
Trưởng ban Nhôm và Titan đã nhiều lần phản biện là 2 dự án bauxite ở Tây
nguyên không có hiệu quả.
Chúng tôi xin trích lời TS Nguyễn Thành Sơn trả lời Mặc Lâm
được đài ACTD phổ biến ngày 16/5/2013. Chuyên gia này cho biết đã báo
cáo Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang về vấn đề bauxite Tây nguyên và đã nêu
những bất cập của 2 dự án thử nghiệm: Lựa chọn qui mô thử nghiệm sai
lầm; Không đồng bộ giữa các khâu; Không kiểm soát được vốn đầu tư tăng
lên rất lớn; Thời gian xây dựng kéo dài; Tổ chức triển khai quản lý dự
án không đúng luật; Chất lượng dự án thấp, công nghệ lạc hậu; Dự án
không có hiệu quả kinh tế; Vấn đề bùn đỏ không được giải quyết triệt để;
Vấn đề xã hội ngày càng bức xúc; và Chủ đầu tư (TKV) ngày càng đuối sức. TS Nguyễn Thành Sơn tiếp lời:
“Chúng
tôi nhìn thấy cách tính của TKV là không chuẩn xác bởi vì người ta loại
hết thuế xuất khẩu ra. Thuế xuất khẩu ô xýt nhôm được Quốc hội qui định
theo luật là từ 15% tới 40%. Nhưng trong cách tính của TKV người ta
tính thuế xuất khẩu bằng 0%, tức là ngân sách Nhà nước chẳng thu được
cái gì do sản xuất alumin này cả và trên cơ sở ấy người ta khẳng định là
dự án có hiệu quả.”
Trước
đó hôm 14/5 cử tri Quận Hoàn Kiếm Hà Nội nêu câu hỏi với Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng là cần kết luận các dự án bauxite có lãi hay không, để
dành vốn đầu tư vào các dự án khác tốt hơn cho lợi ích quốc gia. Tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện sự thận trọng khi nói rằng: “Ủy ban Khoa
học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã nhiều lần giám sát dự án
này. Hiện mới có hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ thí điểm nhưng có chậm
tiến độ. Phải chờ hiệu quả thí điểm làm xong đến đâu đã. Bây giờ đang
tính toán trên sổ sách và dự báo, nên nói ngay là lỗ bao nhiêu, hay có
lỗ hay không là chưa đủ cơ sở.”
Sự kiện hiếm thấy
Trong
một sự kiện hiếm thấy, trang thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam
đã phổ biến hầu như tất cả câu hỏi của các nhà báo và câu trả lời của
TKV tại cuộc họp báo ngày 16/5. Thí dụ Báo Người Lao Động hỏi thuế xuất
khẩu quặng nhôm từ 15% tới 40% vậy TKV chịu thuế suất nào? Người phát
ngôn của TKV nhìn nhận được Nhà nước cho hưởng mức thuế xuất khẩu 0%.
Với một câu hỏi khác của báo SGGP, người đại diện TKV lại xác định rằng
tất cả thuế, phí đều được tính đầy đủ trong tính toán liên quan đến hiệu
quả của dự án và dự án sẽ bị lỗ trong thời gian 3-5 năm đầu.
Báo
Tuổi Trẻ nêu câu hỏi chênh lệch mức đầu tư so với dự toán ban đầu
khoảng 7.000 tỷ đồng, giảm thu một năm theo công bố của TKV giảm khoảng
hơn 700 tỷ/năm. Như vậy có phải Nhà nước bị thiệt hại không, TKV chịu
trách nhiệm thế nào? Câu trả lời của TKV được cho là không có tính
thuyết phục, người phát ngôn của TKV nói rằng với giá cả lúc trước,
thuế phí lúc trước thì cho ra 1 thông số, ở thời điểm mới thì 1 thông số
mới. Ở đây không thể nói thất thu hay giảm thu mà phương án kinh tế ở
thời điểm nào thì theo thời điểm đó.
Một
điều khá ngạc nhiên khi trả lời Báo Đại biểu Nhân dân, TS Nguyễn Tiến
Chỉnh người phát ngôn của TKV dám khẳng định khai thác bauxite thì chỉ
có lợi cho môi trường chứ không gây hại. Theo lời ông, công nghệ ở đây
rất đơn giản, phần đất đã lấy alumin trả lại cho phát triển cây trồng,
khi lấy phần quặng này đi sau đó phục hồi lại, trồng cây chỉ có tốt hơn.
Vấn
đề khai thác bauxite có thể gây hại cho môi trường, chúng tôi xin trích
ý kiến GSTS Nguyễn Thế Hùng hiện sống và làm việc tại Đà Nẵng:
“Khai
thác bauxite ở Tây nguyên đã và đang phá hủy những nhân tố mặt đệm vì
người ta bóc đi những hệ thực vật lâu năm. Điều này không những ảnh
hưởng trực tiếp vùng Tây nguyên mà cả vùng hạ lưu, vì ông bà mình nói
thủy mộc tương sinh, nghĩa là có những thảm thực vật mới giữ được mực
nước ngầm trong sạch đưa về hạ lưu. Làm bauxite lỗ như thế ngoài ra còn
có những cái lỗ chưa tính hết như ô nhiễm nguồn nước, Tây nguyên có độ
cao 500m-700m so với vùng đồng bằng, bauxite thấm vào nguồn nước dưới hạ
lưu, những hồ bùn đỏ mà vỡ ra nữa thì gây ra thảm họa không lường.
Ngoài ra, đường xá phục vụ nhu cầu vận chuyển của người dân nay dùng để
chở bauxite thì không thể được. Khai thác bauxite gây ra sự thiệt hại vô
hình và hữu hình nhiều vô kể.”
Trong
tư liệu của chúng tôi, TS Lê Đăng Doanh từng có nhận định rằng, bauxite
Tây nguyên ngay từ đầu đã có ý kiến không đồng ý và đánh giá đó là một
dự án kinh tế bất lợi. Đấy là chưa nói về vấn đề môi trường có những đe
dọa rất lớn và đã có những công trình phân tích và ý kiến chính thức của
Liên hiệp Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Nhưng rất tiếc là dự án đó
vẫn cứ tiến hành và đã ra được những mẻ alumin đầu tiên. TS Lê Đăng
Doanh nhấn mạnh:
“Tôi
nghĩ đây là một thời điểm nên có sự đánh giá độc lập khách quan và Quốc
hội nên chính thức có ý kiến và cách tốt nhất theo tôi là tạm dừng,
trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay càng đầu tư vào đấy càng lỗ
nữa thì không có lợi cho nền kinh tế Việt Nam.”
Trở
lại cuộc họp báo ngày 16/5 của TKV với câu hỏi là trên thị trường thế
giới hiện nay giá 1 tấn alumin là 316 USD, trong khi giá thành của TKV
là 400USD, đại diện TKV không phủ nhận cũng không xác nhận, chỉ nói
không công khai giá thành sản xuất alumin Tân Rai.
Bà
Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế ở Hà Nội, nói trong cuộc phỏng vấn của
RFA vào thời điểm dự án Cảng Kê Gà ở Bình Thuận, một phần quan trọng
của dự án bauxite Tây Nguyên được lệnh ngừng đầu tư vào cuối tháng 2 vừa
qua:
“Đối
với nền kinh tế, đối với cuộc sống của người dân thì cũng đã có nhiều
mất mát, đảo lộn cuộc sống ở Tây nguyên rồi. Như vừa rồi trên báo chí
cho thấy có những người nông dân vốn dĩ họ đang trồng cà phê và bây giờ
họ thấy xuất khẩu 6 tấn bauxite mới bằng một tấn cà phê thì họ xót ruột
vô cùng đối với chung và cuộc sống riêng của họ nữa. Mất mát đã có là
lớn nhưng nếu còn làm tiếp thì mất mát còn lớn hơn, phải xem xét truy
cứu trách nhiệm của tất cả những người cứ cố tình làm tiếp và gây ra
những mất mát như vậy.”
Theo
công bố của TKV tại cuộc họp báo 16/5, TKV đã đổ vào nhà máy Tân Rai
Lâm Đồng 11.612 tỷ đồng, cho đến tháng 4/2013 đã xuất xưởng 28.600 tấn
alumin và 16.700 tấn hydrat là sản phẩm chưa nung để thành alumin. Đã có
6 khách hàng trong nước ký mua 5.200 tấn alumin và 8.670 tấn hydrat.
Ngoài ra 2 khách hàng nước ngoài dự kiến mua trong tháng 5 này khoảng
45.000 tấn alumin. TKV không công bố giá bán và thực lỗ là bao nhiêu.
Riêng dự án Nhân Cơ Đắk Nông thì đã chi khoảng 6.836 tỷ đồng, nhà máy sẽ
hoàn thành vào năm 2014.
Trước
cuộc họp báo hai ngày, hôm 14/5 ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng giám đốc
TKV được báo Saigon Tiếp Thị Online trích lời nói rằng: “Báo chí đã đưa
tin thiên lệch về luồng ý kiến cho rằng hai dự án bauxite thua lỗ, ảnh
hưởng uy tín của TKV.” Ông Biên còn nhấn mạnh là những ý kiến phản bác
tính hiệu quả của dự án bauxite là “không có cơ sở khoa học.”
Hình
như TKV đã quên đi sự kiện, phản biện của các nhà khoa học và sự phản
ứng của công luận đã khiến Nhà nước phải thu hẹp các dự án bauxite, từ
mức tổng đầu tư 15 tỷ USD xuống còn hai dự án thí điểm hiện nay
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét