GS TS Đào Trọng Thi nói
về mạng xã hội 200 triệu USD: Ai người ta đọc
Hiện thanh niên đã được giáo dục qua rất nhiều kênh, mạng XH của Việt Nam cũng đã có, hay báo chí, nếu kênh XH cho thanh niên được thành lập thì theo ông, sẽ quản lý như thế nào?
Nếu nhà nước mà tiếp tục quản lý thì chẳng khác gì những tờ báo mà chúng ta đang quản lý chặt chẽ. Cái đó chúng ta có rồi. Cơ bản hiện nay hệ thống báo chí hoặc là của cơ quan nhà nước, hoặc là của tổ chức chính trị- xã hội đã được đăng ký chính thức, nhà nước quản lý được rồi. Và hoạt động của báo chí cũng chấp nhận sự quản lý của nhà nước theo pháp luật. Nhưng hệ thống báo chí đó chưa đáp ứng được nhu cầu của thanh niên. Tôi cũng phải nói thật : Sự quản lý có khía cạnh tốt là chúng ta quản lý được về mặt nội dung, đúng với yêu cầu về tư tưởng văn hóa của Đảng và Nhà nước, nhưng chính vì vậy làm cho thanh niên có cảm giác chưa thỏa mãn, người ta cần phải tìm một hệ thống khác để có thể tiếp nhận thêm thông tin, đồng thời chia sẻ ý kiến một cách phù hợp hơn. Chúng cần quản mạng XH ở một mức độ cần thiết. Nói mức độ cần thiết là vì mạng XH không thể quản lý như báo chí.
GS vừa đưa ra một biện pháp quản lý là đưa người vào để định hướng, có nghĩa là giống như đưa dư luận viên lên mạng?
Tức là mình phải tìm cách dùng lực lượng có nhận thức đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc tham gia vào để làm nòng cốt, tạo hạt nhân trong sinh hoạt của mạng XH. Đương nhiên không được can thiệp quá sâu. Đương nhiên vẫn phải đảm bảo tự do cho người ta. Chứ nếu anh quản chặt chỗ này thì người ta lại đi chỗ khác. Phải đảm bảo tự do trao đổi thông tin cũng như quyền tự do phát biểu ý kiến, đáp ứng nhu cầu thông tin và chia sẻ và mình bổ sung thêm vào đó những ý kiến sâu sắc, có tính thuyết phục. Sự thuyết phục ở đây là bằng nội dung, bằng lập luận của mình chứ không áp đặt bằng biện pháp hành chính, không thể chỉ đạo được. Đoàn Thanh niên có thể chỉ đạo bằng cách này cách kia chứ mạng XH không thể chỉ đạo được.
Bây giờ, tâm lý phổ biến của người tham gia mạng XH là muốn tìm kiếm trên đó sự thật, hoặc những vấn đề ngóc ngách khác mà báo chí hay mạng trong nước có sự quản lý chưa đáp ứng hết?
Đúng. Chính vì thế cần phải đảm bảo tự do của mạnh XH. Tôi có cảm giác giờ chia thành 2 thành phần. Thành phần mình tạm gọi là những người tinh hoa, hiểt biết, thường là không tham gia vì họ không muốn tranh luận với những ý kiến hời hợt, không chín chắn. Đúng không ! Tôi muốn phát biểu tôi sẽ phát biểu với báo chí chính thống, hoặc nói trong hội nghị này hội nghị kia có tổ chức hẳn hoi. Chẳng hạn như trong giáo dục, các nhà giáo dục, các chuyên gia rất ít khi tham gia vào các cuộc trao đổi trên mạng XH, trừ trường hợp họ được hỏi, được phỏng vấn. Trong khi đó lại để cho các vấn đề giáo dục bị lôi kéo bởi những thông tin không chính thống. Bình thường cái đó đã làm dư luận không được định hướng rồi. Trong trường hợp những người nào đó đứng trong dư luận, tham gia vào dư luận để định dư luận sang hướng khác thì mình càng mệt.
Nếu đề án mạng XH cho thanh niên được trình lên QH thì GS thấy sao?
Ý tưởng thì là tốt. Nhưng ý kiến riêng thì tôi nghĩ không nên xây dựng một cái mạng riêng mà dùng tiền hỗ trợ cho một lực lượng tham gia vào mạng XH. Sẽ có những chuyên gia viết bài đưa lên mạng XH. Có thể là tranh luận đối với những ý kiến khác. Chứ không thể mình thành lập một cái mạng, rồi mình duyệt bài, bài nào tốt thì mới đưa lên. Làm như thế cũng chẳng ai người ta đọc, người ta cũng sẽ lại chạy sang chỗ khác.
Giáo sư có tham gia vào mạng XH không ạ?
Tôi nói thật là tôi chưa tham gia, dù là những ý kiến của tôi vẫn xuất hiện trên mạng XH qua báo chí.
Xin trân trọng cảm ơn GS
“Không
nên xây dựng một cái mạng riêng mà dùng tiền hỗ trợ cho một lực lượng tham gia
vào mạng XH
Bởi
việc thành lập một cái mạng XH, rồi duyệt bài, bài nào tốt thì mới đưa lên thì
người ta cũng sẽ lại chạy sang chỗ khác”- Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục,
thanh thiếu niên và nhi đồng của QH, GS TS Đào Trọng Thi.
Vừa rồi, mạng xã hội cho Thanh Niên mà theo VOV là lên tới 200 triệu USD đã được đặt ra. Ủy ban đã biết gì về mạng này chưa và quan điểm của Giáo sư?
GSTS Đào Trọng Thi: Tôi chưa thấy có đề án chính thức gửi đến QH về cái mạng này. Có lẽ mới là dự kiến. Việc hình thành những mạng xã hội được sự hỗ trợ của Nhà nước, được sự quản lý thông qua các đoàn thể chính trị xã hội là rất tốt, vì nó góp phần giúp chúng ta làm tốt hơn công tác tư tưởng văn hóa. Cũng là điều kiện tốt để thanh niên có một mạng xã hội nghiêm túc hơn, được quản lý tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của thanh niên, nếu không thì họ sẽ tham gia vào các mạng XH khác mà bên cạnh những yếu tố tích cực cũng kèm theo những yếu tố tiêu cực chúng ta không quản lý được. Nhưng tôi nói thật, Nhà nước cũng không thể đứng ra đầu tư làm một cái mạng XH như thế được đâu. Bởi vì mạng XH so với các hình thức giáo dục thanh niên của chúng ta. Nó là một hình thức khác. Mạng XH có thể là một sân chơi. Nhà nước có thể xã hội hóa mạnh mẽ. Nhà nước có thể hỗ trợ. Nhà nước có thể tạo cơ chế. Nhưng nếu Nhà nước đứng ra làm mạng XH thì chẳng khác gì chúng ta lại đi bao cấp. Và nói thật là Nhà nước cũng không có sức mà làm. Mình có thể dùng tiền đó để làm cái gì cho mạng XH thôi chứ bản thân mạng XH phải xã hội.
Là một nhà giáo dục, Giáo sư hình dung ra mạng XH như thế nào?
Tôi thì tôi cho rằng chúng ta chấp nhận phát triển những mạng XH thì chúng ta phải chấp nhận cả mặt tiêu cực và tích cực của nó. Chứ còn mình quản lý thì nó không còn là mạng XH nữa. Bản thân cụm từ mạng XH đã cho thấy nó không thể bị sự quản lý của Nhà nước như một chủ nhân. Chúng ta phải có cách khác. Tôi cho rằng Nhà nước phải quan tâm bằng sự tham gia của các lực lượng có nhận thức tốt hơn để cùng tham gia ý kiến. Mạng XH có bộ phận cư dân riêng của nó mà nhiều người tạm gọi là có ý thức, có nhận thức tốt sẽ không tham gia. Nên khuyến khích những người có trình độ và nhận thức tốt tham gia, như vậy ít nhất cũng có những ý kiến khác nhau, bù trừ cho nhau trên mạng XH. Chúng ta không để những ý kiến không có trách nhiệm, những ý kiến không sâu sắc, nhận thức không như mong muốn tràn ngập trên mạng XH. Bởi như vậy là chúng ta sẽ để kẽ hở cho những người không tốt nhạy vào đưa những thông tin mang tính định hướng. Ta sẽ mất cái mặt trận này.|
Vừa rồi, mạng xã hội cho Thanh Niên mà theo VOV là lên tới 200 triệu USD đã được đặt ra. Ủy ban đã biết gì về mạng này chưa và quan điểm của Giáo sư?
GSTS Đào Trọng Thi: Tôi chưa thấy có đề án chính thức gửi đến QH về cái mạng này. Có lẽ mới là dự kiến. Việc hình thành những mạng xã hội được sự hỗ trợ của Nhà nước, được sự quản lý thông qua các đoàn thể chính trị xã hội là rất tốt, vì nó góp phần giúp chúng ta làm tốt hơn công tác tư tưởng văn hóa. Cũng là điều kiện tốt để thanh niên có một mạng xã hội nghiêm túc hơn, được quản lý tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của thanh niên, nếu không thì họ sẽ tham gia vào các mạng XH khác mà bên cạnh những yếu tố tích cực cũng kèm theo những yếu tố tiêu cực chúng ta không quản lý được. Nhưng tôi nói thật, Nhà nước cũng không thể đứng ra đầu tư làm một cái mạng XH như thế được đâu. Bởi vì mạng XH so với các hình thức giáo dục thanh niên của chúng ta. Nó là một hình thức khác. Mạng XH có thể là một sân chơi. Nhà nước có thể xã hội hóa mạnh mẽ. Nhà nước có thể hỗ trợ. Nhà nước có thể tạo cơ chế. Nhưng nếu Nhà nước đứng ra làm mạng XH thì chẳng khác gì chúng ta lại đi bao cấp. Và nói thật là Nhà nước cũng không có sức mà làm. Mình có thể dùng tiền đó để làm cái gì cho mạng XH thôi chứ bản thân mạng XH phải xã hội.
Là một nhà giáo dục, Giáo sư hình dung ra mạng XH như thế nào?
Tôi thì tôi cho rằng chúng ta chấp nhận phát triển những mạng XH thì chúng ta phải chấp nhận cả mặt tiêu cực và tích cực của nó. Chứ còn mình quản lý thì nó không còn là mạng XH nữa. Bản thân cụm từ mạng XH đã cho thấy nó không thể bị sự quản lý của Nhà nước như một chủ nhân. Chúng ta phải có cách khác. Tôi cho rằng Nhà nước phải quan tâm bằng sự tham gia của các lực lượng có nhận thức tốt hơn để cùng tham gia ý kiến. Mạng XH có bộ phận cư dân riêng của nó mà nhiều người tạm gọi là có ý thức, có nhận thức tốt sẽ không tham gia. Nên khuyến khích những người có trình độ và nhận thức tốt tham gia, như vậy ít nhất cũng có những ý kiến khác nhau, bù trừ cho nhau trên mạng XH. Chúng ta không để những ý kiến không có trách nhiệm, những ý kiến không sâu sắc, nhận thức không như mong muốn tràn ngập trên mạng XH. Bởi như vậy là chúng ta sẽ để kẽ hở cho những người không tốt nhạy vào đưa những thông tin mang tính định hướng. Ta sẽ mất cái mặt trận này.|
Hiện thanh niên đã được giáo dục qua rất nhiều kênh, mạng XH của Việt Nam cũng đã có, hay báo chí, nếu kênh XH cho thanh niên được thành lập thì theo ông, sẽ quản lý như thế nào?
Nếu nhà nước mà tiếp tục quản lý thì chẳng khác gì những tờ báo mà chúng ta đang quản lý chặt chẽ. Cái đó chúng ta có rồi. Cơ bản hiện nay hệ thống báo chí hoặc là của cơ quan nhà nước, hoặc là của tổ chức chính trị- xã hội đã được đăng ký chính thức, nhà nước quản lý được rồi. Và hoạt động của báo chí cũng chấp nhận sự quản lý của nhà nước theo pháp luật. Nhưng hệ thống báo chí đó chưa đáp ứng được nhu cầu của thanh niên. Tôi cũng phải nói thật : Sự quản lý có khía cạnh tốt là chúng ta quản lý được về mặt nội dung, đúng với yêu cầu về tư tưởng văn hóa của Đảng và Nhà nước, nhưng chính vì vậy làm cho thanh niên có cảm giác chưa thỏa mãn, người ta cần phải tìm một hệ thống khác để có thể tiếp nhận thêm thông tin, đồng thời chia sẻ ý kiến một cách phù hợp hơn. Chúng cần quản mạng XH ở một mức độ cần thiết. Nói mức độ cần thiết là vì mạng XH không thể quản lý như báo chí.
GS vừa đưa ra một biện pháp quản lý là đưa người vào để định hướng, có nghĩa là giống như đưa dư luận viên lên mạng?
Tức là mình phải tìm cách dùng lực lượng có nhận thức đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc tham gia vào để làm nòng cốt, tạo hạt nhân trong sinh hoạt của mạng XH. Đương nhiên không được can thiệp quá sâu. Đương nhiên vẫn phải đảm bảo tự do cho người ta. Chứ nếu anh quản chặt chỗ này thì người ta lại đi chỗ khác. Phải đảm bảo tự do trao đổi thông tin cũng như quyền tự do phát biểu ý kiến, đáp ứng nhu cầu thông tin và chia sẻ và mình bổ sung thêm vào đó những ý kiến sâu sắc, có tính thuyết phục. Sự thuyết phục ở đây là bằng nội dung, bằng lập luận của mình chứ không áp đặt bằng biện pháp hành chính, không thể chỉ đạo được. Đoàn Thanh niên có thể chỉ đạo bằng cách này cách kia chứ mạng XH không thể chỉ đạo được.
Bây giờ, tâm lý phổ biến của người tham gia mạng XH là muốn tìm kiếm trên đó sự thật, hoặc những vấn đề ngóc ngách khác mà báo chí hay mạng trong nước có sự quản lý chưa đáp ứng hết?
Đúng. Chính vì thế cần phải đảm bảo tự do của mạnh XH. Tôi có cảm giác giờ chia thành 2 thành phần. Thành phần mình tạm gọi là những người tinh hoa, hiểt biết, thường là không tham gia vì họ không muốn tranh luận với những ý kiến hời hợt, không chín chắn. Đúng không ! Tôi muốn phát biểu tôi sẽ phát biểu với báo chí chính thống, hoặc nói trong hội nghị này hội nghị kia có tổ chức hẳn hoi. Chẳng hạn như trong giáo dục, các nhà giáo dục, các chuyên gia rất ít khi tham gia vào các cuộc trao đổi trên mạng XH, trừ trường hợp họ được hỏi, được phỏng vấn. Trong khi đó lại để cho các vấn đề giáo dục bị lôi kéo bởi những thông tin không chính thống. Bình thường cái đó đã làm dư luận không được định hướng rồi. Trong trường hợp những người nào đó đứng trong dư luận, tham gia vào dư luận để định dư luận sang hướng khác thì mình càng mệt.
Nếu đề án mạng XH cho thanh niên được trình lên QH thì GS thấy sao?
Ý tưởng thì là tốt. Nhưng ý kiến riêng thì tôi nghĩ không nên xây dựng một cái mạng riêng mà dùng tiền hỗ trợ cho một lực lượng tham gia vào mạng XH. Sẽ có những chuyên gia viết bài đưa lên mạng XH. Có thể là tranh luận đối với những ý kiến khác. Chứ không thể mình thành lập một cái mạng, rồi mình duyệt bài, bài nào tốt thì mới đưa lên. Làm như thế cũng chẳng ai người ta đọc, người ta cũng sẽ lại chạy sang chỗ khác.
Giáo sư có tham gia vào mạng XH không ạ?
Tôi nói thật là tôi chưa tham gia, dù là những ý kiến của tôi vẫn xuất hiện trên mạng XH qua báo chí.
Xin trân trọng cảm ơn GS
( Blog Đào Tuấn )
11 nhận xét:
- Trong đời thực, luận thuyết của ông này bà kia, cứ coi là tinh hoa đi ! cũng chỉ là hương hoa cho văn đàn thêm màu sắc nếu đó không là sự trung thực. Không gì thu hút người khác và để cho người ta tin bằng cách nói thật, chẳng thế CS đã bỏ biết bao công sức để đào tạo cán bộ có năng khiếu tuyên truyền biến giả dối thành sự thực, nhưng cái kim lâu ngày giấu trong bao cũng phải lòi ra.Trả lời
Ông 3D mà nghĩ ra chiêu chi tiền tạo 1 mạng XH riêng cho TW đoàn khác nào ông Diệm xưa, xây ấp chiến lược rồi nhốt dân vào đó. Đám đoàn viên sẽ có bài, có các comments trong "ấp CL" ấy để làm vừa lòng cấp trên mà thăng tiến. Rồi chắc chắn có sự nhàm chán vì đơn điệu và áp đặt, lòng và mắt chúng sẽ thích nhìn ra ngoài rào hơn nếu không có màn che bịt lại.
Riêng lời phát biểu của ông GSTS Thi tinh hoa này, Chẳng biết có trung thực không !? - Nặc danh16:45 Ngày 23 tháng 5 năm 2013"Mạng XH có bộ phận cư dân riêng của nó mà nhiều người tạm gọi là có ý thức, có nhận thức tốt sẽ không tham gia. Nên khuyến khích những người có trình độ và nhận thức tốt tham gia, như vậy ít nhất cũng có những ý kiến khác nhau, bù trừ cho nhau trên mạng XH".Trả lời
Ông vẫn đứng trên sự giả dối để nói vuốt ve đảng thôi.
Ông là những người tinh hoa, chín chắn chăng? Những người như Sa Sàm, Xuân Diện, Bùi Văn Bồng (đại tá QĐ), BỌ Lập, Phàm Viết Đào, Cụ Vĩnh, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Nguyễn Quang A v... là những người không có nhận thức tốt ư?
Ông có dám đưa đám đưa "những người nhận thức tốt" của ông tranh luận với họ không hay chỉ có đám dư luận viên vô công rồi nghề chuyên viết bậy bạ tục tĩu, chụp mũ, không đưa ra được lập luận nào ra hồn để comments vào phá đám.
Thôi xin bố! Bố đã thấy sự thật trong các trang mạng xã hội nên mới nhiều người vào còn 700 tờ báo, VTV, loa phường của các bố, người dân ẻ vô nha. - Nặc danh16:51 Ngày 23 tháng 5 năm 2013Gần đây Thủ tướng lại tuyên bố cho phép làm dự án lọc dầu tri giá 27 tỉ USD. Đề nghị ĐBQH chất vấn ngay vì nó liên quan đến vận mệnh đất nước. Tôi không nói về lĩnh vực phức tạp khác, chỉ nói về tiền chúng ta lại gánh thêm 27% nợ công nữa, cộng phát sinh như thường thấy là 35%. Thử hỏi đất nước này sẽ đi về đâu. Rõ ràng đây là trách nhiệm cá nhân.Trả lời
- Nặc danh17:07 Ngày 23 tháng 5 năm 2013He he! ngày 2 lần vào làng lề dân gặp các Đào, bác Lập, bác Bồng, bác Cu...Rồi bay một chút sang Anh quốc, úc châu, Hoa kỳ... là toại nguyện, là đã đi khắp được thế giới và Việt nam yêu dấu của tôi.Trả lời
Uyên-Hà nội. - Nặc danh20:15 Ngày 23 tháng 5 năm 2013Con bé ở đầu phố tôi nó đành bỏ nghề bán báo lâu nay để đi kiếm việc khác, vì nó bảo báo giấy khoảng năm nay ít người đọc nên ế lắm. Nhưng báo giấy đọc hay không đọc, người ta còn dùng vào việc khác được.Trả lời
Đừng vẽ báo mạng "lề quan" tốn kém để ép đoàn viên đọc, quên đi ! rảnh vào chùa "bà đanh" tham quan sướng hơn. Cứ xem mấy báo "lề quan" đang hiện hành, có phụ đạo thêm chương trình so găng giữa các sếp mà chẳng ăn ai ! Đúng là trò vớ vẩn. - Nặc danh20:28 Ngày 23 tháng 5 năm 2013Trời đất! Ông Thủ tướng nắm trong tay tiền bạc quốc gia dễ dàng vung tiền qua cửa sổ thế kia ư ? Nếu tôi là dân biểu, tôi nhất định đề xuất bãi miễn ông ngay.Trả lời
Một Thủ tướng không thể dễ dàng vung tiền như thế được, nhất là cho cái tổ chức mà con ông vừa được bố trí vào vị trí ngon lành của nó! - Nặc danh21:29 Ngày 23 tháng 5 năm 2013Không chuyển con đồng chí x đi chỗ khác thì dnguwowif dân lại gánh thêm gánh nặng nữa hềTrả lời
- Nặc danh21:54 Ngày 23 tháng 5 năm 2013Ông GS nhìn nhận vấn đề khá thực tế. Tuy nhiên, ông vẫn quan niệm định hướng dư luận, thì ông chưa thoát được tư tưởng coi thường dân đâu. Ở một XH thông tin bị bưng bít, hạn chế, thì chừng mực nào đó nhà cầm quyền có thể sử dụng bộ máy thông tin để phục vụ ý đồ của mình. Tuy nhiên, trong không gian mạng tự do, thì chân lí sẽ sáng tỏ nhờ tranh luận công khai, chứ không phải ở áp đặt ý kiến của một số người tự nhận mình là tinh hoa.Trả lời
- Nặc danh23:50 Ngày 23 tháng 5 năm 2013"Mạng XH có bộ phận cư dân riêng của nó mà nhiều người tạm gọi là có ý thức, có nhận thức tốt sẽ không tham gia. Nên khuyến khích những người có trình độ và nhận thức tốt tham gia ..."
Mọi bình luận có lẽ đều là thừa.
Ông Thủ tướng đừng vung tiền (thuế của dân hoặc do đi vay) để cho con trai ông có cơ hội chấm mút. Một mình ông xơi thế là thừa thãi rồi. Tham quá có ngày chết sặc!